Thay Lại Khớp Háng, Những Vấn đề Cần Quan Tâm
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh lỏng chuôi khớp nhân tạo, quan sát thấy chuôi khớp bị lún thâp, nhiều ổ tiêu xương quanh chuôi khớp Ngoài ra có thể quan sát thấy rõ các ổ tiêu xương quanh ổ cối, quanh stem, giai đoạn muộn ổ tiêu xương làm thủng thành xương đùi hoặc ổ cối. - Xét nghiệm công thức máu Đây là xét nghiệm thường qui nên làm, có thể thấy bạch cầu tăng (trên 11 T/l) hoặc máu lắng tăng, khi máu lắng tăng trên 30mm, kèm theo triệu chứng đau như mô tả ở trên, có thế nghĩ đến nhiễm khuẩn khớp.
Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng (17,9 G/L) và máu lắng tăng (84mm) ở một bệnh nhân nhiễm khuẩn khớp háng nhân tạo (chưa có viêm rò). -Xét nghiệm sinh hóa Định lượng CRP (CRP-Hs): thông thường trong 3 tháng đầu CRP-Hs tăng hơn mức bình thường (0,1 - 5 mg/l), sau 3 tháng chỉ số này trở về bình thường. Nếu CRP-Hs tăng trên 10, có thể nghĩ đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đây là chỉ số không đặc hiệu, nó có thể tăng do các nguyên nhân nhiễm khuẩn khác, như viêm tai mũi họng, tiết niệu, răng, hàm, mặt…
Xét nghiệm sinh hóa: CRP-Hs tăng cao (53mg/l) -Ngoài các xét nghiệm trên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể cho bệnh nhân chụp rò (khi có viêm rò), chụp C-T scan để xác định rõ hơn hình thái tổn thương của xương đùi, ổ cối. Lấy tổ chức viêm tại ổ viêm rò để cấy khuẩn, kháng sinh đồ. Như vậy, dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như trên, các bác sỹ có thể đưa ra chẩn đoán xác định hoặc định hướng chẩn đoán, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, các thầy thuốc cũng nên nắm được các nguy cơ gây biến chứng sau thay khớp, như gãy xương trong mổ, tình trạng thưa loãng xương, vận động sai tư thế...để từ đó hướng dẫn bệnh nhân có phương pháp điều trị tiếp theo và luyện tập phù hợp, nhằm kéo dài tuổi thọ khớp, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Một số hình ảnh minh họa của bệnh nhân được phẫu thuật thay lại khớp háng tại khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 1. BN Lê Văn T., 66 tuổi. Chẩn đoán: lỏng ổ cối sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng năm thứ 8 Phẫu thuật: thay lại ổ cối
Hình ảnh X-quang trước mổ Hình ảnh X-quang sau mổ 2. BN Cao Sỹ Ch., 66 tuổi. Chẩn đoán: nhiễm khuẩn khớp háng nhân tạo đã phẫu thuật tháo khớp nhân tạo, trám xi măng kháng sinh giai đoạn ổn định Phẫu thuật: thay lại khớp háng toàn phần
Hình ảnh X-quang trước mổ Hình ảnh X-quang sau mổ 3. BN Trần Văn T., 72 tuổi Chẩn đoán: lỏng khớp háng nhân tạo bên phải sau thay khớp toàn phần, có xi măng năm 12 Phẫu thuật: thay lại khớp háng phải toàn phần
Hình ảnh X-quang trước mổ Hình ảnh X-quang sau mổ Phùng Văn Tuấn, Lê Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng và cộng sự Khoa Phẫu thuật Khớp, Viện Chấn thương Chỉnh Hình – Bệnh viện TƯQĐ 108
Từ khóa » Hình ảnh Thay Khớp Háng Nhân Tạo
-
Thay Khớp Háng Nhân Tạo Sẽ Bền được Bao Lâu? | Vinmec
-
Khớp Háng Nhân Tạo được Làm Bằng Chất Liệu Gì? | Vinmec
-
Vài Nét Tìm Hiểu Về Khớp Háng Nhân Tạo - Phẫu Thuật Xương Khớp
-
Thay Khớp Háng - Bệnh Viện FV
-
Phẫu Thuật Thay Khớp Háng: Thực Hiện, Biến Chứng, Cần Chuẩn Bị Gì?
-
Thay Khớp Háng Bán Phần: Lợi ích, Quy Trình Và Các Lưu ý Cần Nhớ
-
Thay Khớp Háng Nhân Tạo Và Những Vấn đề Xoay Quanh | BvNTP
-
Giúp Bạn Tìm Hiểu Thay Khớp Háng Loại Nào Tốt | TCI Hospital
-
NHỮNG LƯU Ý CHO NGƯỜI THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO
-
Thay Khớp Háng Nhân Tạo
-
Thay Khớp Háng Toàn Phần | Các Bệnh Viện Mount Elizabeth
-
Khớp Háng Nhân Tạo - Cứu Cánh Giúp Bệnh Nhân Gãy Cổ Xương đùi ...
-
Thay Khớp Háng Nhân Tạo Cho Cụ Bà 93 Tuổi