Thay Van Tim, Cẩn Trọng Khi Dùng SINTROM - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Trả lời của phòng mạch online:
- Van tim nhân tạo có 2 nhóm chính: nhóm van cơ học (làm bằng kim loại) và nhóm van sinh học (Lấy từ van tim của động vật, thường là van heo). Van sinh học thường có đời sống ngắn hơn, nhưng nguy cơ tạo thành cục máu đông ít hơn nên người mang van sinh học không nhất thiết phải dùng thuốc kháng đông suốt đời. Van cơ học thì ngược lại, nguy cơ tạo cục máu đông rất cao nên người mang van loại này phải dùng thuốc kháng đông uống (cụ thể ở Việt Nam thường là Sintrom) suốt đời.
Trường hợp của bạn tôi đoán là van tim cơ học (ngày nay người ta thường dùng van cơ học hơn, van sinh học nếu dùng chỉ dành cho người già). Điều này có nghĩa là bạn phải “gắn bó” với thuốc chống đông SINTROM suốt đời. Vì vậy, việc bạn cần phải biết rõ về thuốc này là điều đương nhiên.
- SINTROM (Acenocoumarol) là một chất chống đông máu có nguồn gốc từ COUMARIN. Vì vậy, SINTROM có các tương tác thuốc giống với thuốc WARFARIN (là thuốc chống đông uống thường dùng ở Anh, Mỹ):
- Các thuốc làm tăng nồng độ và/ hoặc tác dụng của SINTROM: Acetaminophen (PARACETAMOL thuốc cảm), Amiodarone (thuốc chống loạn nhịp tim), các thuốc kháng tiểu cầu (ASPIRIN, CLOPIDOGREL), các loại thuốc chống đông khác (HEPARINE, ENOXAPARINE, CALCIPARINE...), một số loại kháng sinh như CIPROFLOXACIN, NORFLOXACIN, OFLOXACIN, TETRACYCLINE, TRIMETHOPRIM, thuốc kháng nấm như KETOCONAZOL, FLUCONAZOL, kháng viêm non - steroides NSAIDS (VOLTAREL, PIROXICAM...), thuốc hạ huyết áp NICARDIPINE, thuốc chống rối loạn lipid GEMFIBROZIL, thuốc trị tiểu đường như SULFONAMIDE, PIOGLITAZONE.
Khi dùng SINTROM chung với các thuốc trên cần thận trọng vì chúng làm tăng tác dụng chống đông của SINTROM, có thể gây tai biến chảy máu. Phải thông báo cho bác sĩ biết rõ để theo dõi sát và giảm liều liều thuốc kháng đông.
- Các thuốc làm giảm tác dụng và/ hoặc nồng độ của SINTROM: một số thuốc ngủ như PHENOBARBITAL, SECOBARBITAL, các thuốc khác như RIFAMPIN (chữa lao), PHENYTOIN, CARBAMAZEPINE (thuốc chống co giật), AMIOGLUTETHIMIDE.
Các thuốc này trái lại khi dùng chung với SINTROM lại làm giảm hiệu quả chống đông của thuốc, có thể gây tai biến tạo cục máu đông tại van tim làm kẹt van, tắc van. Phải thận trọng, báo bác sĩ để theo dõi và tăng liều SINTROM nếu cần.
Ngoài ra một số loại thực phẩm dùng hàng ngày cũng ảnh hưởng đến tác dụng của SINTROM:
Nếu bạn là nữ, cần nhớ thêm là SINTROM vào máu có thể đi qua màng nhau thai và gây dị dạng cho bào thai hoặc gây xuất huyết cho thai nhi.
Vì vậy trong thời gian dùng thuốc tốt nhất là nên dùng chung với thuốc ngừa thai để tránh có thai. Nếu muốn có thai thì phải báo cho bác sĩ điều trị để ngưng ngay SINTROM và nếu cần thì chuyển sang thuốc kháng đông loại khác (Heparin).
- Uống rượu : tức thời thì làm giảm chuyển hoá chất SINTROM, gây tăng tác dụng chống đông có thể làm dễ chảy máu. Ngược lại nếu uống rượu đều đặn hàng ngày sẽ làm tăng chuyển hoá SINTROM nên làm giảm tác dụng của thuốc.- Các loại thuốc bổ chứa vitamin K hay thức ăn có nhiều vitamin K (Bông cải xanh, gan bò hay heo, trà xanh), Coenzyme 10 (chất hỗ trợ hệ tuần hoàn) làm giảm tác dụng của thuốc. Ngược lại Vitamin E làm tăng tác dụng của thuốc.
- Cần hạn chế dùng nhiều một số loại thảo mộc như Linh lăng (có nhiều vitamin K), măng tây, các loại cải (cải bắp, súp-lơ, củ cải, cải xoong..), rau diếp, tỏi, sâm, cây bạch quả (Ginko), trà xanh, cây móng mèo, hạt dẻ... vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Nói chung chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của SINTROM. Vì vậy một khi bạn đã điều chỉnh được liều thuốc SINTROM đạt hiệu quả chống đông như mong muốn, thì không nên thay đổi thói quen và chế độ ăn nữa.
Người ta điều chỉnh liều thuốc SINTROM dựa vào chỉ số INR (international normalized ratio), và phải xét nghiệm máu mới biết được INR. Tùy theo loại bệnh mà chỉ số INR cần thiết khác nhau: ví dụ như van động mạch chủ cơ học cần INR từ 2 – 3 trong khi van 2 lá cơ học cần INR từ 2,5 – 3,5. Nếu INR không đạt tới ngưỡng mục tiêu thì sẽ dễ bị cục máu đông làm kẹt van, còn nếu cao quá mục tiêu thì sẽ dễ bị ... chảy máu (nặng nhất là chảy máu não).
Do đó khi điều trị với SINTROM bạn cần theo dõi bác sĩ và thử máu định kỳ (trung bình 1 tháng / lần). Việc tăng giảm liều thuốc SINTROM phải do các bác sĩ tim mạch quyết định, bạn không được tự ý thay đổi liều thuốc. Nếu trong lúc dùng thuốc mà bị chảy máu (máu răng, máu cam, bầm máu trên da...) thì có thể đã dùng quá liều, hay thấy tức ngực, khó thở thì coi chừng bị máu đông làm kẹt van : cả 2 trường hợp này bạn cần tức tốc đi khám bác sĩ tim mạch ngay.
Thân mến chào bạn.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Từ khóa » Thuốc Sintrom điều Trị
-
Công Dụng Của Thuốc Sintrom | Vinmec
-
Sintrom 4mg Là Thuốc Gì? | Vinmec
-
Sintrom® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Sintrom: Chỉ định, Liều Dùng Và Một Số Khuyến Cáo
-
Sintrom 4mg (3 Vỉ X 10 Viên/hộp) - Alphabet Pharma
-
Sintrom 4 - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng
-
Thuốc Sintrom 4mg - Thuốc Tim Mạch - Nhà Thuốc Bệnh Viện
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thuốc Chống đông Kháng Vitamin K
-
Thuốc Sintrom 4mg Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Có Tác Dụng Gì?
-
Sintrom 4 | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Điều Trị Chống đông | Hội Y Học TP.HCM
-
Thuốc Chống đông Máu Sintrom Acenocoumarol 4mg
-
Thuốc Chống đông Máu Sintrom 4mg
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Uống Thuốc Kháng đông?