Thể điều Kiện ~と,~たら,~ば,~なら Trong Tiếng Nhật Như Thế Nào?

– Mang tính tự nhiên, tất yếu nghĩa là khi làm hành động A thì kết quả B sẽ xảy ra, mệnh đề sau [と] không thể dùng để biểu thị ý chí như nguyện vọng, lời mời hoặc yêu cầu…

① 春になると、暖かくなります。 Đến mùa xuân thì thời tiết sẽ trở nên ấm áp hơn. ② このボタンを押すと、水が出ます。 Nếu bấm nút này thì nước sẽ chảy ra. ③ あの角を左に曲がると、右に学校があります。 Nếu rẽ trái ở cái góc kia thì sẽ thấy trường học ở bên tay phải.

2. ~ば :Nếu ~

Dùng để biểu hiện một điều kiện giả định, có thể kết thúc câu ở hình thức ý chí nhưng cần lưu ý hình thái động từ ở mệnh đề A:

– Khi 2 động từ trong mệnh đề trước và sau là của cùng một chủ ngữ hay khi động từ mệnh đề A là động từ ý chí thì cuối câu không được dùng hình thức ý chí. Thay vào đó phải sử dụng たら.

(×)お酒を飲めば運転するな。 (cả việc uống rượu và lái xe đều do 1 người thực hiện) (○)お酒を飲んだら運転するな。 (×)結婚すれば、仕事をやめたい。 (○)結婚したら、仕事をやめたい。

– Khi động từ trong mệnh đề trước (mệnh đề A) là động từ chỉ trạng thái: V-たい、V-ない、「ある」「いる」 thì mệnh đề B được dùng thể ý chí.

① お時間があれば、もう少しゆっくり言ってくださいよ。 Nếu có thời gian thì hãy nói chậm thêm 1 chút nữa. ②そう思いたければ勝手に思え。 Nếu muốn nghĩ như vậy thì tùy, cứ nghĩ vậy đi. ③やりたくなければやるな。 Nếu không muốn thì đừng có làm.

3. ~なら :Nếu ~

– Đưa ra lời khuyên nhủ, gợi ý

①日本語の本を買うなら、丸善がいいですよ。 Nếu mua sách tiếng nhật thì Maruzen là được đấy. ②もし買い物に行くなら、ついでにコーヒー買ってきて。 Nếu đi mua sắm thì tiện thể mua cafe đi. ③スキーなら、長野県がいいですよ。 Nếu là trượt tuyết thì Nagano là được đấy. 4. Vたら : Nếu~, Sau khi~

– Thể hiện khả năng (giống với ば ) nhưng thường không được dùng trên báo chí hay các báo cáo kinh doanh, thương mại bởi mang tính thông tục. Nếu có quan hệ trước sau về thời gian thì khi đó có nghĩa là "sau khi".

①明日雨が降ったら、キャンプに行きません。 Nếu trời mưa thì sẽ không đi dã ngoại. ②さっき窓を開けたら、友達が歩いているのが見えた。 Vừa nãy hễ mở cửa ra là nhìn thấy bạn bè đang đi bộ. ③国に帰ったら、日本の会社に勤めたいです。 Sau khi trở về nước thì tôi muốn làm ở công ty Nhật.

Từ khóa » Cách Dùng Nếu Thì Trong Tiếng Nhật