Thể Dục Nhịp điệu Tài Liệu Giảng Dạy - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 144 trang )
CHƢƠNG 1LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNMƠN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU1.1. GIỚI THIỆU CHƢƠNG TRÌNH1.1.1 VỊ TRÍ MƠN HỌC:Thể dục nhịp điệu (thể dục Aerobics) là một môn học bắt buộc nằm trongchương trình đào tạo trình độ cử nhân cao đẳng thể dục thể thao của trường Đại họcAn Giang. Môn học sẽ được tiến hành giảng dạy với tổng số tiết là 36 tiết.1.1.2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:- Có kiến thức cơ bản nhất về bộ mơn thể dục nhịp điệu. Đảm trách được nộidung giảng dạy thể dục Nhịp điệu ở trường phổ thông.- Hiểu và sử dụng được phương pháp giảng dạy và đặc biệt là khả năng huấnluyện (ngoại khóa).1.1.3 TÁC DỤNG VÀ ĐỐI TƢỢNG CỦA MƠN HỌC:1.1.3.1 Tác dụng của mơn thể dục nhịp điệu:Môn thể dục nhịp điệu giúp cơ thể phát triển toàn diện về sức nhanh, sức mạnh,sức bền và sự khéo léo. Tạo tư thế cơ thể khỏe đẹp, uyển chuyễn nhanh nhẹn và hoạtbát hơn trong các cử động.Thể dục nhịp điệu khơng chỉ có tác dụng rèn luyện về sức khỏe nó cịn có tácdụng rỏ về giảm cân, săn cơ, giải tỏa căng thẳng và nâng cao hoạt động hệ tim mạchcho cơ thể con người.Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện hệ tim mạch, hô hấp, phát triển cơbắp, tăng cường nhận thức, tự tin, khả năng sáng tạo. Chúng tăng cường sự phối hợpgiữa các cơ quan, sự mềm dẻo, các yếu tố nhận thức và thực hiện, các yếu tố tâm lý,tính nghệ thuật và các mối liên hệ khác. Một nghiên cứu của Đại học Alabama (Mỹ)đã cho thấy, sau 12 tuần tập luyện, aerobic cải thiện được sức khỏe cho những ngườinhiễm HIV.Các nhà khoa học Phần Lan thử nghiệm 5 năm trên những người tình nguyệnmắc bệnh tim mạch bẩm sinh và nhận thấy nhóm có tập luyện aerobic giảm 16%nguy cơ đột quỵ so với nhóm đối chiếu khơng hề luyện tập. Ở những người có tiềnsử bệnh tim, nguy cơ này giảm tới 49%.Bên cạnh các ích lợi cho sức khỏe, aerobic cịn rất được phụ nữ ưa chuộng vìgiúp cho thân hình thon thả, loại bỏ những phần mỡ dư thừa của cơ thể. Hiện có cácbài tập thích hợp cho nhiều đối tượng tập luyện kể cả phụ nữ mang thai như “Primetime workout”, “Stretch & stress reduction Program”, “Jane Fonda’s Workout forPregnancy, Birth & Recovery”…1 1.1.3.2. Đối tượng môn học:Thể dục Aerobic rất hấp dẫn và mang tính quần chúng cao, do đó được nhiềungười, đặc biệt là thanh thiếu niên yêu thích tập luyện. Hiện nay ở nước ta, thể dụcAerobic đã được phát triển rộng rãi có sức thu hút mạnh mẽ và trở thành một trongnhững mơn học chính ở một số trường phổ thông và các trường Cao Đẳng, Đại họchầu hết các tỉnh thành trên tồn quốc.1.1.3.3. Đặc điểm mơn thể dục nhịp điệu:Sport Aerobic được công nhận là môn thể thao chính thức của Liên đồn thểdục Thế giới từ năm 1994. Đây là mơn thể thao địi hỏi khả năng trình diễn nhữngchuyển động mạnh mẽ, hiện đại và liên tục, mang đặc trưng của những vũ điệutruyền thống một bài biểu diễn Sport Aerobic thông thường phải thể hiện được cácchuyển động liên tục, mềm dẻo, mạnh mẽ và thể hiện được các bước thể dục nhịpđiệu cơ bản. Sự phối hợp của các bước nhảy cơ bản với các mẫu chuyển động tayđược thực hiện với âm nhạc tạo nên động lực, nhịp điệu và các chuỗi chuyển độngtương tác cao và thấp một cách liên tục. Do vậy, bài diễn phải thể hiện được ấntượng về aerobic và không phải là một tập hợp các động tác thể dục nhịp điệu thôngthường bởi đây là một mơn thể thao mang tính động lực và đầy sáng tạo.Thông thường, đánh giá một bài biểu diễn Sport Aerobic thường dựa trêntiêu chí nghệ thuật và tiêu chí thực hiện.Trong đó, với yêu cầu nghệ thuật, một bài biểu diễn phải bộc lộ được tínhsáng tạo, cấu trúc vũ đạo phải cho thấy được tính thể thao, tính nhịp điệu và sự đadạng trong chuyển động cũng như sự tương thích rõ nét với âm nhạc và khả năngbiểu đạt của người biểu diễn. Đối với yêu cầu Thực hiện, bài biểu diễn phải thể hiệnđược dáng điệu, sự liên kết trong chuyển động, tính mềm dẻo, cường độ nhanh, sứcbền, sức mạnh của các cơ.1.1.3.4. Phân loại bài tập thể dục nhịp điệu:TDNĐ được chia theo các chức năng khác như:- Phát triển sức khoẻ.- Chữa bệnh và ứng dụng.- TDNĐ thi đấu.TDNĐ dùng để phát triển sức khoẻ, tùy theo lứa tuổi được chia thành cácloại như sau:- TDNĐ dành cho trẻ em (thiếu nhi, nhi đồng)- TDNĐ dành cho thanh thiếu niên.- TDNĐ dành cho những người trung niên và cao tuổi.TDNĐ dùng cho chữa bệnh và ứng dụng:- Bài tập TDNĐ có thể được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh TDTT chủ yếutrong các bệnh về tim mạch và hô hấp, giải tỏa bệnh căng thẳng về thần kinh vàcác chấn thương của cơ quan vận động (khớp, thối hóa…).- Các dạng TDNĐ có thể được tiến hành trong nhà, ngồi trời hoặc dưới nước- Bài tập TDNĐ có thể thực hiện ở các tư thế khác nhau như đứng, ngồi, q,nằm. Ngồi ra có thể tập với các dụng cụ khác nhau như (ghế, bóng, tạ, gậy, bục).TDNĐ dùng cho thi đấu: được chia theo lứa tuổi như sau:- Dành cho nhi đồng (lứa tuổi từ 4 đến 6 tuổi)- Dành cho thiếu nhi (từ 7 đến 9 tuổi) Tiểu học: các lớp 1, 2, 3- Dành cho thiếu nhi (từ 10 đến 11 tuổi) Tiểu học: các lớp 4,5- Dành cho thiếu niên (từ 12 đến 15 tuổi) Trung học cơ sở: các lớp 6, 7, 8, 92 - Dành cho thiếu niên (từ 16 đến 18 tuổi) Trung học PT: các lớp 10, 11, 12- Dành cho thanh niên (từ 18 tuổi trở lên)Nội dung thi đấu:- Mỗi đội phải dự thi 3 bài: 1 bài qui định + 2 bài tự chọn (nhóm 8 và nhóm 3người)- Bài qui định Thể dục cơ bản (dành cho học sinh TH, THCS và THPT)- Có văn bản đính kèm.- Bài Aerobic tự chọn: Các đội tự soạn theo các yêu cầu chuyên môn của cấutrúc theo qui định.1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MƠN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆUTRÊN THẾ GIỚITừ thời Hy Lạp cổ đại môn thể dục được xem là một trong những môn thể thaođầu tiên trong các kỳ đại hội Olympic cổ đại.Lúc bấy giờ đã có các bài tập thể dục, các bài tập nhảy múa nhằm giúp conngười nâng cao thể chất, đã có rất nhiều các hệ thống bài tập ra đời và phát triển cùngvới sự phát triển xã hội.Thật ra từ thời cổ đại đã có các điệu nhảy và các bài tập thể dục, lúc bấy giờđược ứng dụng để phát triển cơ thể, tạo tư thế cơ thể ngay ngắn, khoẻ đẹp, uyểnchuyển trong các bước đi và các cử động trong cuộc sống hàng ngày. Ngồi ra cácbài tập đó cịn giúp cho việc phát triển các tố chất như: sức nhanh, sức mạnh, sức bềnvà sự khéo léo.Dần dần theo thời gian và sự tiến bộ của khoa học với thành tựu ngày càng rựcrỡ, và sự ứng dụng những thành tựu của khoa học vào chuyên môn nên thể dục ngàycàng được xã hội chú ý nhiều hơn. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có nhiềuhệ thống Thể dục khác nhau được thành lập như: Hệ thống Thể dục của Đức, củaThụy Điển và nhiều nhà thể dục lớn như Spinsa, Miulera, Canđôva... Trong hệ thốngcác bài tập này đều không chú ý đến phụ nữ, họ được chỉ dẫn những bài tập như namgiới mà khơng tính tốn đến sự khác nhau về tâm, sinh lý giữa nam và nữ.Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc sống xã hội của nhiều nước trởnên xấu đi rất nhiều và nhiệm vụ được đặt ra lúc đó là làm sao có các bài tập thể dụcngồi việc nâng cao thể chất của con người còn giúp con người giải tỏa được các nỗibuồn phiền, căng thẳng trong cuộc sống thường ngày.Thể dục nhịp điệu (AER) là hình thức tập luyện phổ biến, nó được coi làphương pháp tập tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ cho mọi người. Từ “Aerobic” đượcsử dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ người Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxycần cho cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy lạp, từ này mang nghĩa chính là“Oxy cho cuộc sống”.Các nhà chuyên môn thể dục của các nước Châu Âu đã thử nghiệm đưa âmnhạc lồng vào làm nhạc nền cho các bài tập thể dục và đã nhanh chống đi đến những3 thành cơng, được cơng chúng u thích và tập luyện rộng rãi. Trong phong trào đó làbà Jene Fonda là một trong những người có cơng lao rất lớn với việc quảng báAerobic (TDNĐ) trên phương tiện thông tin đại chúng. Lúc đầu bà Jene Fonda chỉnghe nhạc và ghép những động tác thể dục và nhảy múa vào khớp với âm nhạc. Sauđó bà dần dần hình thành những bài tập với nhạc, bà đã cấp tốc mở những lớp tậpluyện TDNĐ cho thanh niên ở những câu lạc bộ, lúc đầu bà không thu tiền. Dần dầnTDNĐ đã trở thành một nhu cầu cần thiết đối với phụ nữ Châu Âu và cho tới nay,TDNĐ đã phát triển rộng khắp các quốc gia trên hành tinh chúng ta đều tập luyệnnhững bài tập này. Nhưng người gây chấn động lớn tiếp theo là Jene Fonda, bà đãđưa ra chương trình tập Aerobic trong cuốn sách và băng video của mìnhChỉ mãi đến những năm 20 và 30 của thế kỷ XX Zenebvactebin(Giennépvastabin) và người kế tục của mình l Becemencendir (Người Mỹ) dưới ảnhhưởng của hệ thống thể dục Thụy Điển và hệ thống Z. Đemeni của Pháp, đã hìnhthành và đưa ra các phương pháp tạo điều kiện phát triển tối ưu tư thế, vẻ đẹp trongdáng đi và cử động của người phụ nữ. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất cho sựphát triển của thể dục của giai đoạn này là hệ thống của Fran – Dencap. Ông đã cốgắng đưa ra mối liên hệ nhất định giữa nỗi đau khổ của con người, sự chịu đựng vàtính hài hước để giảm nhẹ nó. Chính cơng việc đó của ơng và đồng nghiệp đã giúpcho việc đặt cơ sở của lý luận diễn tả, thể hiện tình cảm qua hành động của mơn múaBallet và kịch câm. Đây chính là nền tảng của việc sáng lập ra một hướng mới trongthể dục đó là TDNĐ.Hình 1 Tác dụng khi tập thể dục nhịp điệuNhững năm 60 Kenneth Cooper bắt đầu tập luyện cho các nhóm sinh viên…đến năm 1968 lại mở rộng thêm cho 1 số nơi khác. Năm 1970 Jackie Sorensen viếtcuốn sách mang tên “Chương trình tập luyện vũ điệu Aerobic” trên cơ sở từ Cooper.Đây là chương trình dạng những bài tập từ Canađa, hoạt động với âm nhạc và giớithiệu một vài bước nhảy hiện đại, và đó là những lớp đầu tiên chỉ dành cho nữ.4 Sau nhiều tranh luận, đến khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XX, TDNĐ hay còngọi là Aerobic bắt đầu phát triển chính thống với sự giúp đỡ của âm nhạc và mangđầy tính nghệ thuật.Như chúng ta đã biết TDNĐ ở những nước khác nhau, có những tên gọi cũngkhác nhau như : Thể dục – Jazz, thể dục – Pop, thể dục – mốt, thể dục – làm gọnngười, môn thể dục múa hay đơn giản là Aerobic. Một trong những nhiệm vụ chínhcủa TDNĐ là làm cho người tập khỏe mạnh nhanh nhẹn và hoạt bát hơn.Sau đó ở Mỹ, Phyllis C.Jacobson phát triển phương pháp tập luyện mới với têngọi là “Hooked on Aerobic” nhịp độ của bài chậm và vừa.Với sự cải tiến này Aerobic đã trở thành nội dung tập luyện theo hình thức lớp.Khơng chỉ có tác dụng về rèn luyện sức khỏe, nó cịn có tác dụng rõ về giảm cân vàsăn cơ. Ở Châu Âu Monica Beckman là những người đầu tiên mở lớp dạy có kết hợpvới các bước nhảy Jazz. Thành công lớn tiếp theo ở những năm 80 là lần đầu tiênquy định về cuộc thi Aerobic đã được giới thiệu. Cơ sở của các bước nhảy Aerobic làcác bước nhảy Jack, chống sấp và đá lăng cao, cuộc thi đơn giản như vậy được tổchức lần đầu tiên tại Mỹ vào 1985. Sau đó một số quốc gia khác như Canađa, NhậtBản, Brazil cũng bắt đầu tổ chức thi Aerobic của quốc gia và quốc tế.Aerobic là mơn thi pha trộn bởi nó bao gồm các chuyển động như nhiều hoạtđộng thể thao khác như Jack và nhảy hiện đại, thể dục dụng cụ, thể dục nhào lộn, tuyvậy nó đã có bản sắc riêng của mình.Năm 1994, FIG (Liên đồn thể dục Thế giới) đã cơng nhận AER là một mơnthi đấu mới của gia đình thể dục và đã mở lớp bồi dưỡng cho Trọng tài – Huấn luyệnviên; cũng trong năm này giải vô địch Sport Aerobic Thế giới lần thứ I được tổ chức.Đến cuối năm 2006, đầu năm 2007 môn Sport Aerobic được Liên đoàn thể dục Thếgiới đổi tên là Aerobic GymnasticTiểu ban kỹ thuật Aerobic đã được thành lập và quản lý các hoạt động Aerobictrở thành môn thể thao được ưa thích.Sport Aerobic là khả năng thực hiện liên tiếp những cấu trúc có cường độ caovà phức tạp kết hợp với âm nhạc mà nguồn gốc là khiêu vũ cổ điển. Mục đích chínhcủa mơn khiêu vũ cổ điển này là nhằm cải thiện sức bền tim mạch và nâng cao sứckhỏe.Bằng cách liên kết giữa hàng loạt các động tác aerobic cùng với sự lặp lại cácđộng tác đó nhằm mục đích tăng cường các nhóm cơ bắp chính hoạt động, gia tăngnhịp tim. Bởi vì, trong quá trình lặp lại các động tác trong một thời gian dài thì điềucần phải quan tâm là việc duy trì những tư thế đúng của cơ thể. Khi mơn thể thao nàytrở thành thành viên của gia đình thể dục thì nó cần phải được bổ sung thêm nhữngyếu tố về độ khó về nghệ thuật cũng như kỹ thuật. Nhằm mục đích tạo nó thành mộtmơn thể thao mang tính thi đấu cao.5 Bài tập phải mang tính liên tục, sự mềm dẻo, sức mạnh cũng như việc sử dụng7 bước cơ bản với mức độ hoàn hảo cao cũng như việc thực hiện khơng sai xót nhómđộng tác có độ khó.Việc liên kết những bước vũ đạo của Aerobic cùng với cấu trúc hoạt động củatay kết hợp với âm nhạc nhằm mục đích tạo ra sự năng động, nhịp điệu và nhữngchuỗi động tác liên tục của những nhóm động tác trên sàn và dưới sàn.Tiêu chí để chọn lựa các bài tập là ưu tiên việc cung cấp các động tác vớicường độ cao để thỏa mãn bản chất nâng cao hoạt động tim mạch của môn Aerobic.Trước đây khi đem các động tác có độ khó vào các bài tập thì các vận động viên cóxu hướng tăng cường các động tác sức mạnh trong nhóm các động tác có độ khó hơnlà tăng cường các động tác mang tính nghệ thuật.Bài tập cũng thể hiện được tính cân đối giữa các động tác vũ đạo Aerobic khácnhau và những động tác độ khó. Một xu huớng khác của AER là những động tácthực hiện trên sàn cùng với những động tác Aerobic truyền thống. Chúng được thựchiện ở tư thế đứng với những động tác bật nhảy liên tục. Vì thế, luật chấm điểm mớihạn chế tối đa là 6 động tác trên sàn trong một bài thi. Bài thi cũng phải tạo ra nhữngấn tượng đặc trưng của Aerobic. Nó khơng phải là hàng loạt những động tác củanhững bài biểu diễn trên đường phố (Hit-hop). Dĩ nhiên là vận động viên cũng mộtphần lệ thuộc vào thị hiếu của khán giả nhưng điều đó chỉ nên được thực hiện trongphạm vi mơn AER cho phép.Vì vậy, AER được xem là môn thể thao năng động và sáng tạo. Thể loại và cáccuộc thi Sport Aerobic không chỉ là một môn nhằm huấn luyện thể lực cho cộngđồng người dân từ cuối những năm 80 mà nó cịn là một mơn thể thao mang tính thiđấu cao hàng đầu. AER trình diễn những di chuyển sống động, sức mạnh, mềm dẻo,sư phối hợp vận động và kết hợp với âm nhạc trong một bài tập kéo dài duới 2 phút.Bài tập được thực hiện trên sàn có diện tích là 7 x 7 m (đơn – đơi – ba) và 10m x10m (nhóm) các thể loại thi đấu bao gồm:Đơn nam (IM)Đơn nữ (IW)Đơi hỗn hợp (Pair)Nhóm 3 (Trio)Nhóm 6Hình 2: Các thể loại thi đấu6 Năm 1994, hội nghị FIG đã quyết định tổ chức giải vô địch thế giới và cấu trúccủa môn AER có cấu trúc tương tự như những mơn thi đấu khác. Đến nay FIG tổchức các giải AER:* Giải vô địch thế giới (The World Championships) – 2 năm 1 lần* Giải thế giới (The World Games).1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆUỞ VIỆT NAM:Năm 1984 trong đợt tập huấn về thể dục nghệ thuật tại TP.Hồ Chí Minh,chuyên gia người Bungary khi được hỏi về loại hình tập luyện thể dục mới đangthịnh hành tại Mỹ đã giới thiệu khái quát và 1 số dạng động tác cụ thể. Tiếp sau đóqua sách báo và băng hình gửi về từ Mỹ một số huấn luyện viên, giáo viên thể dục(Huỳnh Thị Lài – nhà thiếu nhi Thành phố, Trịnh Trang Thanh – Quận 1…) đã tìmhiểu và tiến hành tổ chức tập luyện môn này với tên gọi Thể dục nhịp điệu(Rymthmic Gymnastics). Phong trào tập luyện TDNĐ rầm rộ trong những năm sauđó và được tổ chức hội thi hàng năm. Các tỉnh thành khác cũng tổ chức tập luyện vàthi đấu như Hà Nội, Tiền Giang . . .Tại trường CĐSP TD TW 2 (nay là Trường ĐH SP TDTT TP. Hồ Chí Minh)cũng tổ chức tập luyện nội dung này cho các đối tượng phong trào. Ông Vũ Chi Mai– Nguyên Giảng viên Trường ĐH TDTT II, Ông Trần Phúc Phong – Nguyên Trưởngbộ môn thể dục Trường ĐH TDTT I và nhiều chuyên gia khác cũng đã cung cấpnhững tài liệu chuyên môn (dịch từ nguồn tài liệu của Nga) về môn này.Đầu những năm 90 phong trào tập luyện TDNĐ trong quần chúng khơng cịnmạnh như trước nhưng một số VĐV Quận 1 TP.HCM được tiếp cận với hình thứctập luyện và thi đấu tập mới do chuyên gia Pháp trực tiếp huấn luyện... Đây là sự cốgắng, đóng góp lớn của Ơng Trần Thanh Ngữ – Ngun Giám đốc Trung tâm TDTTQuận 1 TP.HCM.Tháng 12 năm 1994 lần đầu tiên đội tuyển Sport Aerobic của Việt Nam thamdự giải vô địch lần thứ nhất được tổ chức tại nước Pháp do Huấn luyện viên là côHứa Mỹ Ý và các vận động viên: Thu Nhi, Thanh Hiền và Hồng Trang với bài nhạcnền Cái trống cơm. Tuy khơng mang lại thành tích nhưng đã làm thế giới ngạc nhiênvì Việt Nam cũng có đội tham dự thi đấu tại giải Thế giới với một mơn hồn tồnmới.Đội tuyển Sport Aerobic của Tp. Hồ Chí Minh (tiền thân của đội tuyển quốcgia Việt Nam) đã tham gia các giải khu vực và thế giới:Xếp hạng thứ 5 (trong 40 quốc gia tham dự) trên thế giới về đồng đội (3 người)với huấn luyện viên Trần Việt Hoàng và các vận động viên: An, Thắng và Cường tại7 giải Vô địch thế giới môn Sport Aerobic lần thứ IV tổ chức tại thành phố Perth củaAustralia năm 1997.Đến thời gian này 1994 -1998 Tổng cục Thể dục Thể thao đã in và phát hànhluật về Sport Aerobic, các bài thi trong Giải Thể dục nhịp điệu ở TP.Hồ Chí Minh đãxuất hiện những dạng động tác độ khó (chống ke Wenson, bật quay xuống xoạc . . .).Tiếp theo các năm sau Bộ môn Thể dục – Uỷ ban TDTT Việt Nam cũngthường xuyên mời chuyên gia của FIG sang mở lớp bồi dưỡng và tập huấn cho cánbộ, huấn luyện viên Việt Nam.Trong các cuộc thi đấu các vận động viên (VĐV) Việt Nam đã giành đượcnhiều huy chương vàng, bạc và đồng trong các giải vô địch Đông Nam Á và xếp thứhạng cao trên thế giới.Huấn luyện viên Trần Việt Hoàng cùng các vận động viên Trịnh Hồng Thanh,Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn Tấn Phát . . . là những ngườimang những chiếc huy chương vàng đầu tiên ở khu vực (Giải vô địch Đơng Nam Álần 1) về cho Việt Nam.Hình 3: Trịnh Hồng Thanh nhận HCV tại SEA GAMES 22+ Xếp hạng nhất tồn đồn tại giải Vơ địch Sport Aerobic mở rộng tổ chứctại Indonexia năm 2002, đội Việt Nam đã đạt 3 HCV, 1 HCB trong bộ 4 huychương.+ Trong giải Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á (Seagame) lần thứ 22tổ chức tại Việt Nam tháng 12 năm 2003. Đội tuyển Sport Aerobic đã xếp nhấttoàn đồn với thành tích 3 HCV, 1 HCB trong bộ 4 huy chương.Từ những năm 2002 phong trào tập luyện môn Aerobic đã phát triển rộngkhắp cả nước, một số tỉnh thành bắt đầu tham gia như: Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu,Đồng Nai, Hải Phòng, Trà Vinh, Khánh Hòa, Tiền Giang, Phú Yên…8 Thể dục nhịp điệu đã được Bộ giáo dục đào tạo đưa vào thi đấu tại Hội khỏePhù Đổng toàn quốc lần VI – 2004, điều lệ của giải tiếp cận gần với luật SportAerobics FIG.Các đơn vị tham gia bài thi cấp II chia thành 4 cụm thi đấu Cụm I: HảiPhòng; Cụm II: Huế; Cụm III: Lâm Đồng; Cụm IV: Đồng Tháp. Có 11 đơn vị thamgia thi đấu ở lứa tuổi cấp III tại vòng chung kết ở Huế. TP. Hồ Chí Minh nơi củaphong trào đã đứng nhất toàn đoàn với 3 HCV – 1 HCB, thứ nhì là Thừa Thiên Huếvới 3 HCV – 1 HCĐ.+ Đầu năm 2005 Bộ luật Sport Aerobics chu kỳ 2005 – 2008 đã được Bộ mônThể dục – UBTDTT Việt Nam dịch sang tiếng Việt và giới thiệu, ban hành.+ Cũng vào năm 2005 đã có 3 trọng tài Việt Nam theo học lớp trọng tài ở cộnghòa Sez do FIG tổ chức và cấp bằng quốc tế cho chu kỳ 2005 – 2008.+ Tính đến năm 2005 thành tích của các VĐV Việt Nam đứng đầu khu vựcĐơng Nam Á qua các giải của khu vực: giải vô địch Đông Nam Á, SEA GAMES20 – 22... nhưng chỉ xếp hạng 9 – 10 ở giải thế giới.Trong HKPĐ toàn quốc 2008, các đơn vị dự thi ở 2 cấp Tiểu học (lớp 1 – 2 –3, Lớp 4 – 5) và THCS (6, 7, 8, 9) với 5 khu vực. Khu vực 1: Phú Thọ. Khu vực 2:Hà Nội. Khu vực 3: Huế. Khu vực 4: Khánh Hòa. Khu vực 5: Cần Thơ. Vòng Chungkết THPT tổ chức tại Phú Thọ. (Nguyễn Anh Tuấn, 2008)1.4. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU:Bài tập gắn liền với âm nhạc hiện đại đương thời.Sử dụng nhiều động tác múa, vũ đạo, minh hoạ thể hiện các nội dung các tiểuphẩm, tác phẩm cũng như các hoạt động của cuộc sống đời thường.Các bài tập TDNĐ sử dụng các kỹ thuật của môn Aerobic Gymnastics nhằmnâng cao chất lượng kỹ thuật của bài tập.Trong lúc đời sống kinh tế khó khăn, nhiều gia đình phải áp dụng chính sách“thắt lưng buộc bụng” thì có nhiều người lựa chọn việc tập Aerobic ở ngồi vườnhoa thay vì vào những phịng tập sang trọng và đắt tiền. Chỉ với vài chục ngàn đồnglà bạn đã có thể tham gia một lớp tập Aerobic ngồi trời. Chính vì với chi phí rẻ nhưvậy, vào buổi sáng sớm hay khoảng thời gian sau bữa cơm tối, có rất nhiều chị emmặc áo phơng, quần cộc đứng nhún nhảy tập luyện theo lời hô kèm theo điệu nhạcđược phát ra từ một chiếc cassette tại nhiều cơng viên trên tồn. Vào dịp hè, phongtrào tập Aerobic ngoài trời này lại càng trở nên nở rộ hơn bao giờ hết.Xu hướng đưa Sport Aerobic vào các trường mầm non để tìm kiếm tài năng.9 CHƢƠNG 2KỸ THUẬT CƠ BẢN MÔN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU2.1. CÁC BƢỚC THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU TRUYỀN THỐNG:7 bƣớc Cơ bảnYêu cầu chung về các bước cơ bản:- Khi thực hiện bất cứ bước nào, phần trên cơ thể phải giữ thẳng.- Dùng sức ở 2 mức độ:+ Nhỏ: Một chân tiếp xúc với sàn trong mọi thời điểm.+ Lớn: Cả 2 bàn chân rời sàn.- Quy ước về đếm nhịp:(thuận lợi cho việc phối hợp với nhạc).+ Giữ đều nhịp đếm cho các lần 8 nhịp.Ví dụ: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 82–2–3–4–5–6–7–8+ Tín hiệu thực hiện với nhịp đếm: đếm 5 – 6 – 7 - bắt đầu!+ Khi nối các bước có thể hơ tên của bước.Ví du: 5 – 6 – 7 – Diễu hành!1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - Chạy bộ! 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - Lunge!2…* Lƣu ý:- Khi thực hiện bất cứ bước nào phần cơ thể phía trên phải giữ thẳng.- Sự tác động lực nhỏ: một bàn chân giữ tiếp xúc với sàn trong mọi thờiđiểm.- Sự tác động lực lớn: Cả hai bàn chân nâng lên khỏi sàn ngay cả trong giâylát.> Diễu hành: Di chuyển với sự tác động lực thấp, yêu cầu tiếp đất từ mũi chânqua mu bàn chân đến gót chân.> Chạy bộ: Di chuyển với sự tác động lực cao, trong đó đầu gối cân thẳng bêndưới hoặc phía trước khớp háng.10 > Nhảy cách quảng: (lăng chân) chuyển động với tác động lực cao hoặc thấpkết hợp những chuyển động duỗi được điều khiển của đầu gối và gập hông, mắt cá cóthể duỗi hoặc gập.> Bước nâng gối: chuyển động với tác động lực cao hoặc thấp nâng đầu gối vớigóc ở khớp háng và khớp gối tối thiểu 900, mắt cá chân có thể duỗi thẳng hoặc gập.> Đá cao: chuyển động với tác động lực cao và thấp xuất phát từ gập khớpháng, mắt cá có thể ở thế duỗi hoặc gập ở các độ khó khác nhau (độ cao).> Bước Jack: chuyển động với tác động lực cao trong đó hai chân dạng hoặckhép (mở hoặc đóng sang bên) từ khớp háng. Trung tâm trọng lực ở giữa hai bànchân phân bố trọng lượng cơ thể đều trên mỗi chân. Đầu gối phải mềm và cân thẳngvới hai bàn chân (hơi xoay ra phía ngồi) và hai chân hơi gập để giảm lực va chạmkhi tiếp đất.> Bước Lunge: (rộng) chuyển động với tác động lực cao từ khớp háng làm mởvà đóng hai chân theo đường chéo. Đầu gối của chân ở phía trước phải gập và hướngđi trước bàn chân. Hai chân song song với hai đầu gối cân thẳng với hai bàn chân.2.1.1. Diễu hành:Mô tả và yêu cầu kỹ thuật: Di chuyển với mức độ dùng sức nhỏ, tiếp đất từ mũichân – gót chân.- Chân trước: gập khớp gối và hơng.- Chuyển động rõ từ ngón chân > mắt cá > gót chân.- Tổng các chuyển động là hướng lên trên.- Tay tự do (có thể kết hợp nhiều kiểu tay)Thực hiện:TTCB: Đứng thẳng 2 tay chống hông.Nhịp 1: chân trái tiếp đất đạp nhẹ, nâng trọng tâm lên đồng thời co gập chânphải ở khớp gối và hông, mũi chân duỗi.Nhịp 2: chân phải tiếp đất đạp nhẹ, nâng trọng tâm lên đồng thời co gập chânphải ở khớp gối và hông, mũi chân duỗi.Nhịp 3 giống nhịp 1Nhịp 4 giống nhịp 2Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 411 Hình 4: Diễu hành chính diệnHình 5: Diễu hành nhìn nghiêngTrình tự tập luyện với nhạc: cho 2 lần 8 nhịp.Tập với nhịp đếm, vỗ tay.Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc . . .Các phương án phát triển:- Thay đổi hướng di chuyển của chân, thân . . .- Thay đổi việc phối hợp của tay.Ví dụ:Diễu hành 1: Bước cơ bản – khơng phối hợp tay.Diễu hành 2: Bước cơ bản – tay trước (cùng lúc)Diễu hành 3: Bước cơ bản – tay ngang (từng tay)12 Diễu hànhcơ bảnPhối hợp của tayTrướcHướng di chuyểnTừng tayChữ VTiến - lùiNgangCùng lúcCaoNgang......Mô hình phát triển bước diễu hànhHình 6: Mơ hình phát triển bước diễu hànhHình 7: Một số phương án kết hợp với tay (từ các dạng tay cơ bản)13 1234567878Hình 8: Bước diễu hành kết hợp tay ngang – cao123456Hình 9: Bước diễu hành kết hợp tay gập ngang – gập trước1234567Hình 10: Bước diễu hành kết hợp từng tay (đuổi nhau) ngang – gập và ngược lại148 12348765Hình 11: Bước diễu hành kết hợp tay ngang – trước và di chuyển ngang (bước dồn)Lỗi sai thường mắc: gập thân, đặt và dậm cả bàn chân.2.1.2. Chạy bộ:Mô tả và yêu cầu kỹ thuật: Di chuyển với sự tác động lực cao, trong đó đầu gốicăng thẳng bên dưới hoặc phía trước khớp háng.Thực hiện:TTCB: 2 tay chống hông.Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, trọng tâm trên chân phải, chân trái gập gối phía sau – gótcao ngang và gần chạm mông, thân thẳng.Nhịp 2: Hơi bật nhẹ, trọng tâm trên chân trái, chân phải gập gối phía sau – gótcao ngang và gần chạm mơng, thân thẳng.Nhịp 3 giống nhịp 1Nhịp 4 giống nhịp 2Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 4Lưu ý: cơ thể có thời điểm ở trên khơng hồn tồn.Hình 12: Chạy bộ15 Hình 13: Chạy bộ nhìn nghiêngTrình tự tập luyện với nhạc: cho 1 lần 8 nhịp.Tập với nhịp đếm, vỗ tay.Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc . . .Bước chạy được sử dụng nhiều trong di chuyển đội hình theo Điều lệ thi của HKPĐtồn quốc.Các phương án phát triển: Kết hợp với tay.1234Hình 14: Vỗ tay trước.123Hình 15: Vỗ tay cao164 1234Hình 16: Phối hợp 2 nhịp vỗ tay cao – 2 nhịp vỗ tay ngang1234Hình 17: Phối hợp 2 nhịp vỗ tay trước – 2 nhịp vỗ tay ngang1234Hình 18: Phối hợp 1 nhịp tay ngang gập – 1 nhịp vỗ cao17 1234Hình 19: Phối hợp 1 nhịp vỗ cao – 1 nhịp vỗ trướcSai thường mắc: đùi ở phía trước mặt phẳng cơ thể2.1.3. Nhảy cách quãng (lăng chân)Mô tả và yêu cầu kỹ thuật: chuyển động với tác động lực cao hoặc thấp kếthợp với những chuyển động duỗi được điều khiển của đầu gối và gập hơng. Mắt cácó thể ở tư thế duỗi hoặc gập.Thực hiện:TTCB: 2 tay chếch dưới ngang.Nhịp 1: Hơi bật nhẹ trọng tâm ở chân trái – gập gối chân phải (gần vnggóc), mũi chân duỗi hai gối sát nhau.Nhịp 2: Lăng cẳng chân trái ra trước – duỗi mũi chân.Nhịp 3: (đổi chân) - hơi bật nhẹ trọng tâm ở chân phải – gập gối chân trái (gầnvng góc), mũi chân duỗi, hai gối sát nhau.Nhịp 4: lăng cẳng chân phải – duỗi mũi chân.Hình 20: Lăng chân nhìn chính diện18 Hình 21: Lăng chân nhìn nghiêngTrình tự tập luyện với nhạc:Tập với nhịp đếm, vỗ tay.Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc . . .Các phương án phát triển:-Thay đổi mặt phẳng khi thực hiện, mức độ dùng sức và độ rộng giữa 2 bànchân.-Kết hợp với động tác khác (ví dụ: 4 nhịp nâng gối – 4 nhịp Lunge . . .)Hình 22: Lăng chân hướng ngang1234Hình 23: Nhảy cách quảng kết hợp với tay ngang – gập trước19 1234Hình 24: Nhảy cách quảng kết hợp một tay chếch cao – một tay sát thânSai thường mắc: khi gập gối sau, đùi đưa ra trước2.1.4. Nâng gối:Mô tả và yêu cầu kỹ thuật: chuyển động tác động lực cao hoặc thấp nâng đầugối với góc ở khớp háng và khớp gối tối thiểu 90 độ. Mắt cá chân có thể duỗi thẳng.Thực hiện:TTCB: hai tay chống hông (dọc thân)Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, nâng gối trái lên cao – trước (cao hơn hông) mũi chânduỗi, trọng tâm trên chân phải.Nhịp 2: (đổi chân) hơi bật nhẹ, nâng gối phải lên cao – trước (cao hơn hông)mũi chân duỗi, trọng tâm trên chân trái.Nhịp 3 giống nhịp 1Nhịp 4 giống nhịp 2Nhịp 5, 6, 7, 8 giống nhịp 1, 2, 3, 4Hình 25: Nâng gối nhìn chính diện20 Hình 26: Nâng gối nhìn nghiêngTrình tự tập luyện với nhạc- Tập với nhịp đếm, vỗ tay.- Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc . . .Các phương án phát triển:- Thay đổi mặt phẳng (chính diện, nghiêng, chếch), góc độ, mức độ dùng lực,sự khác nhau về số nhịp nâng 1 gối liên tục . . .- Kết hợp với các động tác khác.ví dụ: 4 nhịp gối + 4 nhịp chạy bộ.CB123456Hình 27: Gối 2 lần 1 bên kết hợp tay gập trước – ngang2178 CB13245678Hình 28: Gối + quay 900Sai thường mắc: gối thấp hơn hông, mũi chân gập lại2.1.5. Đá cao:Mô tả và yêu cầu kỹ thuật chuyển động với tác động lực cao hoặc thấp xuấtphát từ gập khớp háng với một chân thẳng. Mắt cá có thể ở tư thế duỗi hoặc gập ởcác độ khó khác nhau (độ cao).Thực hiện :TTCB: đứng 2 tay chống hông (hoặc chếch dưới).Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, đồng thời đá chân trái ra trước – cao. Duỗi mũi chân –thân thẳng. Yêu cầu: cao hơn vai.Nhịp 2: Hạ chân về TTCB.Nhịp 3: Hơi bật nhẹ, đồng thời đá chân phải ra trước – cao. Duỗi mũi chân –thân thẳng. Yêu cầu: cao hơn vai.Nhịp 4: Hạ chân về TTCBHình 29: Đá cao nhìn chính diện22 Hình 30: Đá cao nhìn nghiêngTrình tự tập luyện với nhạcTập với nhịp đếm, vỗ tay.Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc . . .Các phương án phát triển:- Thay đổi mặt phẳng, độ cao, hướng đá chân với mức độ dùng sức khác nhauvà phối hợp tay.CB4321Hình 31: Đá cao qua ngangCB12345678Hình 32: Đá dọc (trước mặt) – xoay 900 phối hợp trong 1L x 8 nhịp cả hai loại trên23 12345678Hình 33: Đá ngang12345678Hình 34: Kết hợp với động tác khác (2 nhịp nâng gối – 2 nhịp đá dọc - 2 nhịp nânggối - 2 nhịp đá ngang)Sai thường mắc: co gối cả hai chân đá và chân đứng trụ, gập thân khi chân lên cao...2.1.6. Bƣớc Jack:- Mô tả và yêu cầu kỹ thuật: chuyển động với tác động lực cao trong đó haichân dạng hoặc khép (mở hoặc đóng sang bên) từ khớp háng. Trung tâm trọng lực ởgiữa hai bàn chân phân bố trọng lượng cơ thể đều trên mỗi chân. Đầu gối phải mềmvà cân thẳng với hai bàn chân (hơi xoay ra phía ngồi) và hai chân hơi gập để hấpthu lực va chạm.Thực hiện:- TTCB: Đứng thẳng, hai tay chống hông.- Nhịp 1: Bật nhẹ, hai chân mở rộng bằng vai, khuỵu gối, đùi và gối tạothành góc lớn hơn 90 độ (mở 2 bàn chân tạo thành góc 120 độ), thẳng lưng.- Nhịp 2: bật nhẹ trở về TTCB.24 Hình 35: Bước Jack nhìn nghiêngJackHình 36: Bước Jack nhìn chính diệnTrình tự tập luyện với nhạc:Tập với nhịp đếm, vỗ tay, vừa tập vừa đếm, tập với nhạc, tập với nhạc đếm...Các phương án phát triển:1234Hình 37: Thay đổi góc độ của hơng và khớp gối (nhiều, ít), kết hợp quay hoặckết hợp tay.25
Tài liệu liên quan
- Đo lường sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại cơ sở trường đại học nội vụ hà nội tại miền trung (tt)
- 26
- 149
- 0
- phương pháp tình huống có vấn đề khi giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD lớp 12
- 14
- 79
- 0
- tài liệu giảng dạy « website của đinh tiên minh phd
- 14
- 19
- 0
- tài liệu giảng dạy « website của đinh tiên minh phd
- 5
- 43
- 0
- tài liệu giảng dạy « website của đinh tiên minh phd
- 9
- 15
- 0
- Bóng bàn tài liệu giảng dạy
- 123
- 11
- 0
- Hình học affine và euclide tài liệu giảng dạy
- 173
- 203
- 1
- Hình học vi phân tài liệu giảng dạy
- 115
- 75
- 1
- Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh phổ thông tài liệu giảng dạy
- 86
- 7
- 0
- Môn đá cầu tài liệu giảng dạy dành cho sinh viên đại học an giang
- 133
- 51
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(4.23 MB - 144 trang) - Thể dục nhịp điệu tài liệu giảng dạy Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cách đếm Nhịp Tập Thể Dục
-
7 Bước Cơ Bản Nhịp đếm - YouTube
-
Bài Thể Dục Có Nhịp Đếm- K10 Dễ Tập/GV DVQ - YouTube
-
Cách đếm Nhịp Tập The Dục - LuTrader
-
Nhạc Thể Dục Nhịp Điệu Có Đếm Nhịp - V.A - NhacCuaTui
-
Hướng Dẫn 2 Cách Tính Chính Xác Cường độ Và Thời Lượng Tập Thể ...
-
Cách đếm Số Phút Tập Thể Dục Trên Apple Watch | Hướng Dẫn Kỹ Thuật
-
Tập Thể Dục Thế Nào Cho Hiệu Quả? - Báo Tuổi Trẻ
-
[PDF] Bài Thể Dục Nhịp điệu 5 - VTV7
-
[DOC] 3. Các Tác Dụng Căn Bản Của Bài Tập Aerobic
-
Tập Thể Dục Với Bóng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Máy đếm Nhịp Online | Musicca
-
Dây Nhảy Tập Thể Dục đếm Nhịp
-
[Kết Nối Tri Thức] Giáo án Thể Dục 6 Bài 2 - Kenhgiaovien