Thế Giới Thay đổi Nhờ Công Nghệ Vệ Tinh Dẫn đường Toàn Cầu (GNSS)

Hệ thống vệ tinh GNSS bay quanh trái đất

Trong lĩnh vực hàng không, 100% các máy bay thương mại và quân sự sử dụng hệ thống dẫn đường tự động bằng GNSS.

Trong giao thông, hệ thống giám sát dẫn đường và điều khiển giao thông cũng đã khai thác tuyệt đối thế mạnh của GNSS đã trở thành một hợp phần không thể thiếu trong công nghiệp ô tô, chẳng hạn như hệ thống định vị dẫn đường trong các thương hiệu xe hơi nổi tiếng như Mercedes, Maybach, Audi, Roll Royce…

Trong ngành đo đạc bản đồ, sự xuất hiện của GNSS đã thay đổi hoàn toàn phương pháp đo đạc truyền thống, không phụ thuộc vào thời tiết, không bị giới hạn bởi khoảng cách, giảm tối đa yêu cầu về nhân lực lao động.

Với công nghệ GNSS, người sử dụng có được thông tin vị trí hiện tại, hướng di chuyển, độ cao hiện thời. Cá nhân cũng dễ dàng mang theo loại máy thu GNSS nhỏ cũng có thể lắp ghép cùng điện thoại di động để biết được vị trí mình đang đứng hay có thể theo dõi cả độ cao khi leo núi.

Các ứng dụng trên biển bao gồm đo vẽ bản đồ, công cụ dẫn đường hàng hải trên biển lý tưởng và công tác tìm kiếm, cứu hộ ngoài khơi xa cũng sẽ có hiệu quả hơn nhờ được nâng cao độ chính xác việc dẫn hướng đường đi.

Ứng dụng chủ yếu của GNSS trong thám hiểm không gian bao gồm việc định vị và định hướng bay của các phương tiện không gian khác có mang theo những máy thu phát địa lý hoặc trắc địa.

Các ứng dụng cho quân đội bao gồm dẫn hướng hàng không, hàng hải và trên bộ. Ngoài ra, các vệ tinh của GNSS còn mang theo các bộ thu phát để khám phá và hiển thị các vụ nổ hạt nhân.

Một ứng dụng nữa của GNSS chính là việc quản lý thú hoang dã bằng cách gắn lên chúng những con chip đã tích hợp GNSS. Tất cả hoạt động của chúng sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Việt Nam cũng đang tiến hành thử nghiệm để áp dụng vào việc quản lý đàn sếu đầu đỏ ở miền Tây,…

Biểu đồ ứng dụng của GNSS trong cuộc sống

Có thể nói công nghệ GNSS đã và đang làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hàng ngày, chúng được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật giúp tối ưu hóa các công việc từ dễ đến khó, từ việc quan sát trực tiếp đến việc định vị vị trí của mọi thứ trên cả một hành tinh.

Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một cơ sở đào tạo uy tín ngành kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ với hai hệ đào tạo đại học và thạc sỹ.

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, TS. Bùi Thị Hồng Thắm - Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý cho biết: Kiến thức về Công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu GNSS luôn là một trong những môn học được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất của đội ngũ giảng viên và chuyên gia tham gia giảng dạy.

Khoa chủ trương đào tạo theo định hướng ứng dụng với các buổi trải nghiệm thực hành về công nghệ định vị vệ tinh GNSS tại các phòng công nghệ hiện đại của Trường, của các cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm về định vị vệ tinh GNSS.

"Chính vì vậy, học viên, sinh viên tốt nghiệp tại Khoa đã và đang đảm nhiệm tốt nhiều vị trí quan trọng, chủ chốt trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Cục bản đồ - Bộ Tổng tham mưu, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... góp phần nâng cao vị thế của Nhà trường và Khoa đào tạo" - TS. Bùi Thị Hồng Thắm khẳng định.

Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) là tên dùng chung cho các hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), Hệ thống định vị Galileo (Liên minh châu Âu) và GLONASS (Liên bang Nga) và Hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc).

Từ khóa » Tổng Quan Về Gnss