Thế Nào Là Anh Hùng? - .vn
Có thể bạn quan tâm
- 450
Thế nào là anh hùng?
Thích Thanh Từ
Bạn là một thanh niên, bạn có chí khí anh hùng, và bạn tưởng tượng bạn sẽ là anh hùng. Vâng! Bạn sẽ là anh hùng. Nhưng phải làm thế nào để thành một “anh hùng thật sự”. Tôi nói anh hùng thật sự, để bạn khỏi lầm những anh hùng chỉ có tên, có tiếng, có oai ở bên ngoài.
“… Chí những toan xẻ núi lấp sông, Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ…” - Nguyễn Công Trứ - Ðể dễ bàn luận, chúng ta cần hiểu nghĩa căn bản của hai chữ anh hùng. Anh hùng là gì? Anh hùng là người tài năng xuất chúng, công to, đức cả khiến mọi người đều kính phục. Thế mà giữa xã hội này, mỗi người quan niệm anh hùng theo mỗi cách. Do đó nên khi ngồi chung nhau thảo luận, thì mỗi người đều tự vỗ ngực xưng ta đây là “anh hùng”. Bác Phó vào xóm rượu trà, cờ bạc tiền lưng hết sạch mà lại say sưa, ngã bờ té bụi. Về nhà vợ con cằn nhằn, bác lại nổi giận đùng đùng, trợn mắt phùng mang, đánh đập vợ con chạy tứ tán. Ra oai như vậy, bác thấy bác là anh hùng. Anh Hảo, trước mặt các cô thiếu nữ, anh vãi tiền như cát để mua một trận cười. Và lúc đó, nếu có ai bình phẩm hành động cuồng dại của anh, anh quyết một mất một còn tranh hùng với kẻ ấy, để cho những nàng tiên kia thấy chí khí và tài năng của anh. Ở trường hợp này, anh xem mạng sống nhẹ hơn bong bóng. Và dù phải lao mình vào hang beo, miệng cọp, anh cũng coi thường. Vì anh cho làm được như thế là anh hùng. Ông Bạo, vì tranh hơn thua việc làm ăn với bạn đồng nghiệp mà sinh cãi vã, ông nổi nóng chạy về nhà lấy bù lon, đến đập vào đầu người kia phun máu, rồi ông phải ngồi khám. Làm được vậy, ông cũng tự đắc mình là anh hùng. Cậu Tài, đắm mê tửu sắc, bỏ học hành, bị cha mẹ rầy mắng. Cậu tìm dao đâm họng tự tử. Thái độ đó, cậu thấy rất là anh hùng… Tóm lại, trong xã hội có vô số bọn “anh hùng rơm” như vậy. Ðến những kẻ có chút gan dạ, nhân thời loạn lập bè, kết đảng, cậy thế, ỷ quyền, tự xưng hùng, xưng bá, may ra được lúc đắc thời, đắc thế, họ sẽ vỗ ngực xưng ta đây là anh hùng. Ðó là nhóm “anh hùng thời cuộc”. Sức mạnh của Lý Ngươn Bá, chuyển cặp chùy gần như lay trời, động đất, một tiếng hét muôn quân đều cúi rạp. Nhưng vì một cơn phẫn nộ không đâu, ông ném cặp chùy để tự sát. Tài cao chàng Lữ Bố, trước vạn quân không hề nao núng, giết kẻ địch như lấy đồ trong túi, thế mà vẫn đắm đuối vì sắc đẹp của Ðiêu Thuyền… Chinh phục hằng mấy triệu người, nhưng phải phủ phục trước một mỹ nhân, hay cơn phẫn nộ, là hạng “anh hùng sức khỏe”. Lấy tiết nghĩa làm mục tiêu, giàu sang không thay lòng, lâm nguy không nhụt chí, thành công mà mất tiết nghĩa không màng, vong thân mà còn tiết nghĩa mới toại, đó là hạng anh hùng tiết nghĩa. Người điển hình cho hạng anh hùng này, ta thấy có Quan Vân Trường thời Tam quốc Trung Hoa. Vân Trường lúc ở với Lưu Bị cũng như khi về với Tào Tháo, lòng vẫn không đổi thay. Ðánh với Huỳnh Trung trăm hiệp không phân thắng bại, khi ngựa sẩy chân ném Huỳnh Trung xuống đất, Ngài liền dừng đao, không giết kẻ sa cơ. Tào Tháo là kẻ thù nguy hiểm, mà lúc thất thế lội bộ trong nẻo Huê Dung, Ngài cam chịu tội, để tha người cùng lộ. Cho đến đi đường cái, về đường cái, thà chết chứ không khiếp nhược. Những cử chỉ ấy, những thái độï ấy, Ngài đã hiển nhiên thành một vị anh hùng của Á Ðông. Nói về khỏe, Ngài đâu hơn Lữ Bố; nói về trí, Ngài sao bằng Khổng Minh. Thế mà, mọi người đều sùng thượng Ngài là vị Thánh, kính cẩn tôn thờ Ngài. Ngài là một vị anh hùng bất tử trong hiện tại cũng như suốt vị lai. Trong bài ca khen Ngài có câu: “…Trung nghĩa tham thiên địa. Anh hùng quán cổ kim…” Ngài chỉ tiết chế phần nào lòng tham, để đưa đời Ngài đi theo chánh nghĩa, mà được mọi người quý chuộng dường ấy; huống nữa, người tiết chế toàn vẹn tham, sân, si để đem đời mình phụng sự cho nhân loại, thì cao quý biết ngần nào! Lão Tử nói: “Thắng nhân giả lực, tự thắng giả cường”. Thực vậy, thắng người chỉ là vấn đề sức khỏe hay mưu chước xảo quyệt. Anh yếu tôi mạnh, tôi có thể lấn át được anh; anh thật thà chất phác, tôi mưu thần chước quỷ, tôi sẽ hơn được anh. Nhưng đó chỉ là vấn đề bên ngoài. Về nội tâm, một lần tôi hơn anh, là một lần tôi đã thua tôi. Vì anh yếu, tôi mạnh, tôi ỷ sức mạnh hiếp người yếu, đó là lòng “khinh mạn” đã làm chủ tôi. Anh thật thà, tôi xảo quyệt, ý trí khôn xảo của mình, tôi lường gạt anh, là tôi đã làm nô lệ cho lòng “tham lam”. Tôi lấn át, lường gạt anh, anh thua tôi nhưng chưa hẳn là anh phục tôi. Ðể lòng “khinh mạn”, “tham lam” làm chủ, tôi đã thật sự đầu hàng nó. Vì thế, thắng người chưa phải là mạnh.CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
- Chia sẻ Facebook
- Tags:
- anh hùng
- chiến thắng
- chính mình
- đạo nghĩa
- nhẫn nhục
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
-
Tín - Hạnh - Nguyện trong kinh A Di Đà
-
Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu
-
Kinh Mi Tiên Vấn Đáp: Sự liên hệ giữa kiếp này với kiếp kia
-
Nhận người làm anh
-
Giá trị và sức hút thiêng liêng của bộ kinh Pháp Hoa
-
Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân (Tiếng Việt)
-
Vô ngã trong kinh Pháp Cú
-
Kinh Tuổi trẻ và hạnh phúc
-
Di Lặc Lục Bộ Kinh
-
Kinh Phật dạy tu tập mười nghiệp lành
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm
Tin đọc nhiều nhất
1
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
2
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
3
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
4
Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú
5
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
6
Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
7
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Tin chọn lọc
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Quy y Tam bảo có lợi ích gì?
Làm sao để biết mình sẽ tái sinh trong cõi luân hồi?
Điều kiện để vãng sanh về Cực lạc của Đức Phật A Di Đà?
Nguyên nhân gì khiến Ma Vương Ba Tuần phá hoại Phật pháp?
Nghi thức quá đường là gì?
Từ điển Phật giáo
- A
- B
- C
- D
- E
- F
- G
- H
- I
- J
- K
- L
- M
- N
- O
- P
- Q
- R
- S
- T
- U
- V
- W
- X
- Y
- Z
Dữ liệu Phật giáo
- Đức Phật
- Tự Điển
- Giáo hội
- Chùa
- Sách
- Tăng sỹ
Từ khóa » Từ Anh Hùng Nghĩa Là Gì
-
Anh Hùng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Anh Hùng - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Anh Hùng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "anh Hùng" - Là Gì?
-
Anh Hùng Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Điển - Từ Anh Hùng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Anh Hùng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Anh Hùng Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Anh Hùng Là Gì
-
Định Nghĩa Về Từ Anh Hùng Là Gì? Đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Anh ...
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'anh Hùng' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Anh Hùng Là Gì? Cần định Nghĩa Thế Nào Về Hai Chữ “anh Hùng”?
-
ANH HÙNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Từ Anh Hùng Chủ Nghĩa Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt