Từ Điển - Từ Anh Hùng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
Có thể bạn quan tâm
Chữ Nôm Toggle navigation
- Chữ Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Công cụ Hán Nôm
- Tra cứu Hán Nôm
- Từ điển Hán Nôm
- Di sản Hán Nôm
- Thư viện số Hán Nôm
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Truyện Kiều
- Niên biểu lịch sử Việt Nam
- Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
- Từ Điển
- Lịch Vạn Sự
Từ Điển
Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: anh hùng
anh hùng | dt. Bậc tài giỏi xuất-chúng: Tranh nhau một tiếng anh-hùng mà thôi (CD). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
anh hùng | - I d. 1 Người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước. Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc. 2 Nhân vật thần thoại có tài năng và khí phách lớn, làm nên những việc phi thường. Các anh hùng trong truyện thần thoại Hi Lạp. 3 Danh hiệu vinh dự cao nhất của nhà nước tặng thưởng cho người hoặc đơn vị có thành tích và cống hiến đặc biệt xuất sắc trong lao động hoặc chiến đấu. Anh hùng lao động. Anh hùng các lực lượng vũ trang. Đại đội không quân anh hùng.- II t. Có tính chất của người . Hành động anh hùng. |
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
anh hùng | dt. 1. Người có tài năng nổi bật và khí phách đặc biệt to 1ớn, làm nên những việc phi thường: ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi (cd.). 2. Người có công lao đặc biệt với đất nước, nhân dân: Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc. 3. Danh hiệu cao quý của nhà nước tặng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích đặc biệt với đất nước: đơn vị anh hùng o anh hùng các lực lượng vũ trang. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
anh hùng | dt (H. anh: hoa đẹp; hùng: loài thú khỏe) Người có tài năng, đức độ rất cao, đã lập được những công trạng đặc biệt đối với xã hội: Một đời được mấy anh hùng (K). tt Có khí phách của người anh hùng: Nhân dân ta rất anh hùng (HCM). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
anh hùng | dt. Bậc xuất-chúng có chí-khí hơn người: Làm trai quyết chí tang-bồng, Sao cho tỏ mặt anh-hùng mới cam (C.d). // Anh-hùng mạt-lộ. Anh hùng hết đường vùng vẫy, tung hoành. // Anh hùng rơm. Anh-hùng ở tiếng mà thôi. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
anh hùng | I. d. 1. Người có tài năng đức độ rất cao, mà việc làm có ảnh hưởng đến sự tiến hoá của xã hội: Nguyễn Huệ là một bậc anh hùng. 2. Người có nhiều thành tích về chiến đấu, về sản xuất, được nhân dân và chính phủ công nhận: Anh hùng lao động. II. t. Dũng cảm đến cao độ: Dân tộc anh hùng. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
anh hùng | Bậc tài giỏi và có chí to hơn người: ở đời muôn sự của chung, Hơn nhau một tiếng anh-hùng mà thôi (C-d). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
anh hùng bạt tụy
anh hùng ca
anh hùng cá nhân
anh hùng cái thế
anh hùng chủ nghĩa
* Tham khảo ngữ cảnh
Cứ bảo người ta tự tử là anh hùng cũng chẳng ai muốn anh hùng làm gì , mà cũng chẳng một người nào tự tử chỉ vì sợ mình là hèn nhát cả. |
Cậu tưởng tôi sợ cậu lắm hay sao... Nàng đi ra lẩm bẩm : anh hùng rơm ! Khương nắm cái nắp ấm toan ném theo vợ. |
Văng vẳng bên tai chàng mấy tiếng : anh hùng rơm ! Anh hùng rơm ! Chàng sẽ yên lặng không kêu một tiếng nào để tỏ cho vợ biết rằng mình cũng có can đảm , cái can đảm cuối cùng , biết chết một cách lặng lẽ. |
Anh đi súng ở tay ai Sao không quay lại bắn loài thú chung Anh xem bao kẻ anh hùng Kìa ông đội Cấn , đội Cong dạo này Hô quân ra cứu đồng bào Súng Tây ông lại bắn vào đầu Tây Tiếng tăm lừng lẫy đó đây Sử xanh ghi mãi những ngày vẻ vang Anh ơi duyên phận lỡ làng Xin anh để tiếng phi thường cho em Ước gì kẻ lạ người quen Gần xa nhắc đến chồng em anh hùng Thu đông lệ nhỏ đôi dòng Anh ơi , em ngỏ tấm lòng cùng anh Anh đi Tây bỏ lại một bầy con dại Đứa dắt đứa bồng thảm hại anh ơi Phần thời ruộng khô , phần thời mạ úa , em biết cùng ai cậy nhờ. |
Anh ham xóc đĩa cò quay Máu mê cờ bạc , lại hay rượu chè Eo sèo công nợ tứ bề Kẻo lôi người kéo , ê chề lắm thay ! Nợ nần em trả , chàng vay Kiếp em là kiếp kéo cày đứt hơi ! anh hùng ẩn sĩ quy điền Kiếm nơi cha thảo mẹ hiền gửi thân. |
* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): anh hùng
* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt
Bài quan tâm-
Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển
-
Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân
-
Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam
-
Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam
-
Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm
Từ khóa » Từ Anh Hùng Nghĩa Là Gì
-
Anh Hùng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Anh Hùng - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Anh Hùng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "anh Hùng" - Là Gì?
-
Anh Hùng Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Anh Hùng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Anh Hùng Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Anh Hùng Là Gì
-
Định Nghĩa Về Từ Anh Hùng Là Gì? Đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Anh ...
-
Thế Nào Là Anh Hùng? - .vn
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'anh Hùng' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Anh Hùng Là Gì? Cần định Nghĩa Thế Nào Về Hai Chữ “anh Hùng”?
-
ANH HÙNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Từ Anh Hùng Chủ Nghĩa Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt