Thế Nào Là Cân Nặng Lý Tưởng? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Với từng độ tuổi sẽ có một chỉ số BMI riêng, cách tính cân nặng lý tưởng chia làm 2 nhóm: người lớn và trẻ em. Người trưởng thành thì dùng mốc từ tuổi 18 trở lên.
6 cách tính cân nặng lý tưởng ở người lớn hay được dùng
-
Công thức Bruck (người Nhật Bản): Cân nặng lý tưởng (kg) = (Chiều cao (cm) – 100) x 0,9
-
Công thức Bongard: Cân nặng lý tưởng (kg) = (chiều cao(cm) x vòng ngực TB (cm) : 240
-
Công thức Lorentz: Cân nặng lý tưởng (kg) = T – 100 – (T –150/ N) (Trong đó, T là chiều cao (cm), N = 4 với Nam và N = 2 với Nữ)
-
Công thức do cơ quan bảo hiểm Mỹ đưa ra: Cân nặng lý tưởng (kg) = 50 + 0,75 (chiều cao (cm) – 150)]
-
Công thức Broca: Cân nặng lý tưởng (kg) = Chiều cao (cm) – 100
-
Công thức chỉ số khối lượng cơ thể (BMI): BMI = W / (H x H) (Trong đó, W là cân nặng (kg); H là chiều cao (mét). Đây là cách tính thông dụng nhất thường được sử dụng. Dựa vào chỉ số BMI, bạn cũng có thể đánh giá mức độ béo phì và tỉ trọng mỡ trong cơ thể.
Cách tính cân nặng lý tưởng ở trẻ em
Riêng ở độ tuổi trẻ em thì xác định tiêu chuẩn cân nặng dựa vào 3 giai đoạn sau:
- Trẻ từ sơ sinh – 6 tháng tuổi: Cân nặng lý tưởng (kg) = Cân nặng sơ sinh (kg) + Số tháng tuổi x 0,6. Ví dụ: Một em bé khi sinh ra có cân nặng 3,5 kg. Vậy 3 tháng số kí mà em bé cần đạt được đó là: 3,5 + (3 x 0,6) = 5,3 kg, đạt được con số đó tức là bé đang phát triển tốt.
- Trẻ từ 7 tháng tuổi – 12 tháng tuổi: Cân nặng lý tưởng (kg) = Cân nặng sơ sinh (kg) + 3,6 + 0,5 x (Số tháng tuổi x 0,6). Ví dụ: Em bé khi sinh ra là 3,5 kg, 10 tháng sau số cân nặng chuẩn của bé đó là 3,5 + 3,6 + 0,5 x (10 x 0,6) = 10,1 kg.
- Trẻ từ 2 – 12 tuổi: Cân nặng lý tưởng (kg) = 8 + (số năm tuổi x 2). Ví dụ: Em bé lớn 10 tuổi, nếu phát triển tốt thì khi đó số kg bé cần đạt là: 8 (10 x 2) = 28 kg.
>> Xem thêm: Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng.
Ngoài ra, còn có cách tính khác: Không phải thông qua công thức, bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng như: Số cân lý tưởng = số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia cho 10. (Trong đó: Giới hạn cân nặng tối đa được tính bằng số lẻ của chiều cao. Giới hạn cân nặng tiêu thiểu bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 chia cho 10. Nếu vượt qua khoảng trên tức là bạn đang bị thừa cân, vượt mức càng xa thì tình trạng béo phì càng nặng.)
Bí quyết đưa cơ thể về cân nặng lý tưởng
Điều chỉnh năng lượng trong thức ăn
Mức giảm cân trung bình mỗi tuần từ 0,3 – 0,5kg là an toàn cho sức khỏe. Để giảm 1 kg cân nặng bạn cần tiêu hao khoảng 9.500 kcal. Nếu giảm 0,3 – 0,5 kg mỗi tuần thì mỗi ngày bạn cần giảm 450 – 680 kcal.
Bạn cần biết, một chén cơm với đầy đủ thức ăn tương đương với 300 kcal. Tùy vào mức độ thừa cân mà bạn cân chỉnh năng lượng cung cấp mỗi ngày từ 500 – 1000 kcal. Còn đối với những người gầy cần tăng cân, trong khẩu phần ăn phải cung cấp đảm bảo 1.000 kcal/ngày. Một số trường hợp ăn hoài không lên cân do thực đơn của bạn chưa đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng và calo.
Xem thêm: Nhu cầu calo mỗi ngày của bạn là bao nhiêu?
Tăng cường vận động
Các hoạt động thể thao, thể lực thường xuyên giúp bạn tăng cường sức khỏe, săn chắc cơ bắp, tiêu hao năng lượng. Không chỉ cho cơ thể khỏe mạnh thon gọn mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Trong vòng 1 giờ:
-
Đi bộ với vận tốc 3 km/h thì lượng calo tốn khoảng 176 kcal
-
Đạp xe đạp tốn khoảng 251 kcal
-
Chạy bộ lượng calo mấy đi khoảng 500 kcal
-
Còn đi bộ lên cầu thang 15 phút mất đi 200 kcal, đi lên tốn khoảng 80 kcal.
Bạn cũng cần thiết lập thời gian biểu vận động thể lực trong này, tập ít nhất 15 phút/lần và ít nhất 60 phút mỗi ngày, thực hiện 3 – 5 ngày trong tuần. Quan trọng nhất là sự kiên trì bản thân, bạn sẽ thấy cơ thể thay đổi rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.
Ngoài ra, luôn giữ tinh thần thoải mái. Tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, thức khuya. Đó cũng là tác nhân dẫn đến tăng hoặc giảm cân đột ngột.
Xem thêm: 9 sai lầm về dinh dưỡng khiến chúng ta béo phì
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
BÀI VIẾT KHÁC
Giá trị dinh dưỡng của mực và lợi ích đối với sức khoẻ Cá thu: nguồn dinh dưỡng phong phú với nhiều lợi ích Trái su su có lợi ích gì cho sức khoẻ? Những tác dụng của trà lá ổi Giá trị dinh dưỡng và công dụng của hạt chia XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ Ích mẫu - vị thuốc quý cho phụ nữ
✴️ Môi thâm là bệnh gì?hình dạng, trạng thái của môi
Nam giới và bệnh trầm cảm
Calcitra
Một số lợi ích từ dầu mè
✴️ Kỹ thuật làm nẹp gối cổ bàn chân (KAFO) có khớp gối và khớp cổ bàn chân
Điều trị đông y cho bệnh vẩy nến
✴️ Clorpropamid
Từ khóa » Bmi ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Từ 5 – 18 Tuổi: Xác định Chiều Cao Và Cân Nặng Dựa Trên Chỉ Số BMI Trẻ Em
-
Cách Tính Chỉ Số BMI ở Trẻ Em - Vinmec
-
Bảng BMI Của Trẻ ở Từng độ Tuổi Và Cách Tính đơn Giản
-
Bảng Chỉ Số BMI Dành Cho Mọi độ Tuổi - Để Ba Mẹ Tự Làm
-
Cách Tính Chỉ Số BMI ở Trẻ Em - Mới Nhất 2022
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Từ 0 -10 Tuổi
-
[HD] Cách Tính Chỉ Số BMI Trẻ Em Sơ Sinh, Dưới 1 Tuổi Hay Mầm Non ...
-
Tính BMI Trẻ Em
-
Bảng Cân Nặng Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Cho Bé Trai& Bé Gái - Đẹp Khỏe
-
Tính Chỉ Số BMI Trẻ Em Và Thanh Niên - Tiện ích Nhỏ
-
Công Cụ Kiểm Tra Chỉ Số BMI
-
Top 14 Chỉ Số Bmi Của Trẻ Sơ Sinh
-
Top 14 Cách Tính Chỉ Số Bmi Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Bảng Chiều Cao, Cân Nặng Của Trẻ Theo Từng độ Tuổi Chuẩn WHO
-
BMI Là Gì? Cách Tính Chỉ Số BMI Cho Trẻ - Vinlac
-
Bảng Chỉ Số BMI Trẻ Từ 5 - 19 Tuổi - Nutrihome