Thế Nào Là Kinh Doanh Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc, Xuất Xứ?
Có thể bạn quan tâm
Trên thị trường hiện nay có nhiều mặt hàng kinh doanh đủ các loại, tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng có nhãn mác rõ ràng. Các mặt hàng là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của xã hội, đây là một trong những vấn đề gây bức xúc trong đời sống của xã hội.
Bởi hành vi này ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng với sự minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất. Vậy thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ? Pháp luật quy định mức xử phạt đối với các thương nhân, doanh nghiệp khi kinh doanh các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như thế nào? Bài viết sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu vấn đề trên.
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.
Luật Thương mại 2005
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Thông tư số 05/2018/TT-BCT Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa
- 2 2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
- 3 3. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa
Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể thế nào là “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”. Tuy nhiên, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005
“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”
và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể hiểu là hàng hóa không xác định được nguồn gốc của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện các công đoạn chế biến, sản xuất cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu và phân phối thương mại sản phẩm thì phải có các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì sản phẩm cũng phải ghi nhận các thông tin đầy đủ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, trường hợp kinh doanh hàng hóa mà khi có kiểm tra, đơn vị không xuất được các chứng từ, hóa đơn chứng minh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP tùy thuộc vào giá trị hàng hóa thì sẽ bị xử phạt các mức khác nhau.
Tại điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ- CP quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
……
4.Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ,
Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
…….
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên”
Ngoài hình phạt tiền, hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định; Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý thì còn có thể bị khởi tố điều tra, truy tố theo Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 về tội buôn lậu với mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân là 15 năm tù, với pháp nhân thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
Theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 và Thông tư số 05/2018/TT-BCT Thông tư quy định về xuất xứ hàng hóa thì có hai quy tắc xuất xứ hàng hóa, đó là quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
Đối với quy tắc xuất xứ ưu đãi, hàng hóa được ưu đãi theo các điều ước quốc tế Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó. (Điều 4 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP)
Hoặc được ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó. (Điều 5 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP). Để biết được loại hàng hóa nào thuộc quy tắc xuất xứ ưu đãi, cần phải biết được nội dung của các điều ước quốc tế về thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT thì Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó (Điều4). Thông tư này cũng ghi nhận quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi như sau: Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
Đối với quy tắc xuất xứ không ưu đãi, việc xác định xuất xứ tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về xuất xứ hàng hóa. Theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, hàng hóa theo quy tắc xuất xứ không ưu đãi được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này (Điều 6).
Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP). Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
Các căn cứ, tiêu chí để xác định xuất xứ hàng hóa là thuần túy hay không thuần túy được quy định:
a, Xuất xứ hàng hóa là thuần túy.
Hàng hóa quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP như: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó….
b,Xuất xứ hàng hóa không thuần túy.
Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định. Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (gọi là C/O – certificate of origin) do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định) trong các trường hợp sau đây (Điều 33 Luật Thương mại 2005):
a) Hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, đối với hàng hóa buộc phải có giấy chứng nhận xuất xứ nếu không có sẽ được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp phải đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, sử dụng các tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa mà không thể phát hiện ra nguồn gốc của hàng hóa đó.
Trong trường hợp chủ thể kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Từ khóa » Thế Nào Là Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ
-
Kinh Doanh Hàng Hóa Online Không Rõ Nguồn Gốc Bị Xử Phạt Như Thế ...
-
Xử Phạt Hành Chính Khi Kinh Doanh Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc ...
-
Phân Biệt Hàng Nhập Lậu Và Hàng Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ
-
Kinh Doanh Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ Bị Xử Phạt Như ...
-
Bán Hàng Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ Bị Xử Lý Thế Nào ? - Luật Sư X
-
Kinh Doanh Hàng Không Rõ Nguồn Gốc, Xuất Xứ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Vận Chuyển Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Bán Hàng Hóa Không Có Nguồn Gốc, Xuất Xứ Rõ Ràng Thì Có Bị Xử Phạt ...
-
Xử Lý Kinh Doanh Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ
-
Bán Hàng Không Rõ Xuất Xứ, Tôi Có Phạm Pháp? - VnExpress
-
Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc, Xuất Xứ Bị Xử Phạt Như Thế Nào?
-
Hành Vi Vận Chuyển Hàng Hóa Không Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ Xử Lý Thế ...
-
Xử Lý Hành Vi Bán Thuốc điều Trị Covid-19, Kist Test, Máy đo SpO2 ...
-
Bán Thực Phẩm Online Không Rõ Nguồn Gốc Bị Xử Phạt Như Thế Nào?