THE PRINTER - VNU
Có thể bạn quan tâm
TG: Lan Anh - NGUỒN: Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 222, 2009 |
Người Hà Nội gốc từ xưa đã có cách ăn mặc riêng rất đẹp, vừa lịch sự nền nã, hào hoa trang nhã, vừa lộng lẫy mà vẫn kín đáo. Áo tứ thân, áo đổi vai, áo mớ ba mớ bảy. Dải yếm thì có bộ, nhiều màu, từ hồ thủy thiên thanh, đến mỡ gà, hoa đào - chỉ phơn phớt hoa đào chứ không nồng thắm như cánh sen... |
Theo thời gian, quan niệm thẩm mỹ dần thay đổi, ngày nay người ta ăn mặc làm sao cho nổi mọi đường cong của cơ thể con gái, càng lộ ra bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.Cùng với dải yếm là sợi dây xà tích bạc, có ống vôi hình quả đào chạm trổ tinh vi. Mỗi bước đi, sợi xà tích như nói thầm điều gì đó, ấy là không kể những thứ nữ trang khác như kiềng, xuyến, vòng, hoa, hột, dây chuyền, lập lắc...Sang đầu thế kỷ này, áo tứ thân cải tiến thành áo dài, lúc đó gọi là áo tân thời. Ngày nay áo dài đã trở nên phổ biến, rất đặc trưng cho Hà Nội, cho Việt Nam, thì lúc đó nhiều gia đình phong kiến, nho học, còn chống lại, không cho con em mặc ra đường, coi nó như một thứ y phục của những người hư hỏng. Thế mới biết cái mới bao giờ cũng phải đấu tranh kịch liệt mới tự khẳng định được mình để tồn tại.Mấy chục năm trước đây, áo dài có chiều dài gần chấm gót. Mới khoảng mươi năm lại đây, nó được nâng ngắn lên trên đầu gối. Chiếc áo nào tha thướt hơn, xin để công luận đánh giá và thời gian trả lời. Song song với y phục tuy cầu kỳ mà nền nã của phụ nữ, thì nam giới cũng có cách hào hoa trong lối mặc của mình. Người sang thì áo lam, áo gấm, áo đoạn, áo the, trong còn mặc lót áo dài trắng, người bình dân thì áo vải thâm.
Phụ nữ vấn khăn trần, khăn vấn, khăn vuông, khăn mỏ quạ thì đàn ông cũng có khăn nhiễu, khăn lượt. Phụ nữ mặc váy lĩnh cạp điều, gấu cũng màu đỏ để khi đi, màu đỏ ấy chập chờn hiện ra thoáng một cái lại biến đi ngay, hấp dẫn nhưng không khêu gợi.
Đàn ông thì quần là ống sớ. Gọi là ống sớ vì thường quần may bằng vải trúc bâu, cát bá, hơi cứng, là phẳng phiu, giống như cái ống bằng giấy đựng tờ sớ khi cúng.
Phụ nữ đi hài, hoặc guốc đẽo bằng gỗ. Guốc là cả một cái gộc tre đẽo cong đều phía trước, ở giữa có quai buộc, đi một bước sẽ kêu lộp cộp, ý như muốn công khai trong sự đi đứng chứ không có gì khuất tất cả. Đàn ông đi giày Gia Định da bóng láng, đen nhánh, bịt kín năm đầu ngón chân còn phía sau hoàn toàn hở, đây là loại dép lê, khi chưa có giày Tây. Nay mỗi lần nhìn thấy phụ nữ bán cốm có cái đòn gánh cong một đầu, lại nhớ đến những đôi guốc nặng chình chịch thời xưa ấy.
Đàn ông mỗi lần đội chiếc khăn lượt, thật công phu, mất thì giờ. Khoảng đầu thế kỷ này, ở phố Hàng Bông có nhà có sáng kiến sắp sẵn cái khăn lượt khăn nhiễu ấy vào khuôn, thành cái khăn cố định, chỉ cần chụp một cái lên đầu như mũ là xong, người ta gọi nó là khăn xếp. Cái khăn xếp vẫn giữ được chữ "nhân" trước trán, và phía sau vẫn có thể giữ được cái búi tó nếu không to quá. Thật tiện lợi thoải mái.
Các bà, các chị thường mặc váy ra đường. Váy của người Hà Nội thường bằng lĩnh, bằng lụa hoặc thứ hàng dày nhưng vẫn mềm mại.Váy lĩnh thường mặc trùm mắt cá chân chứ không mặc ngắn. Người có ý bao giờ đi đứng cũng khép nép, thu vén cẩn thận.
Theo thời gian, y phục thay đổi dần. Sang thế kỷ này, đàn ông quen với áo sơ mi thay cho áo cánh - còn gọi là áo khách - âu phục thay cho tấm áo the, áo đoạn dài. Sang thì complet, costume. Costume là complet không có gilê. Mùa rét thì bộ đó may bằng tipsuy len, dạ. Mùa thu bằng topican, mùa hạ bằng tuytso, đũi, hoặc vải trắng. Mùa nào có quần áo với màu sắc của mùa ấy.
Cùng với quần áo là giày dép. Trang trọng thì giày đen. Ngày thường có thể đi giày da vàng, gọi là giày giôn. Trời nóng thì giày trắng, tỏ ra diện thì đơculơ tức là hai màu, trắng với đen hoặc trắng với vàng. Bình dân thì xăngđan, cài quai hậu nghiêm chỉnh. Giày dép bao giờ cũng phải sạch, phải bóng, vì vậy mới có những em bé chuyên đi đánh giày rong khắp phố phường.Màu sắc của y phục gần như được cả xã hội quy định và công nhận. Bây giờ, lắm lúc giữa mùa hè mà lắm cô gái mặc một bộ quần áo đen tuyền, cả bít tất, cả mũ, cả đôi bao che hai cánh tay cho đỡ bắt nắng.Cái cà vạt (cravatte) cũng được mang theo một cách nghiêm ngặt. Đi dự đám tang dứt khoát phải màu đen, chí ít cũng phải màu tối. Đi dự đám cưới mới được mang màu đỏ hoặc màu tươi.
Khoảng ba bốn chục năm trước đây, phụ nữ ra đường đều mặc áo dài, dù chỉ để mua một mớ rau. Con nhà giàu thì có áo dài màu, quần trắng. Người trung lưu hoặc đứng tuổi thì áo dài thắt vạt, vải đồng lầm. Mặc áo cánh ra đường, người ta cảm thấy tự ngượng ngay với bản thân, vì bị coi là không đứng đắn, không lịch sự.Một nhà văn cũng đã nói: "Một người, nhất là phụ nữ, cần phải biết ăn mặc như thế nào, và cũng cần phải biết không nên ăn mặc như thế nào...".
Thanh niên bây giờ ăn mặc đẹp thật đủ kiểu, đủ màu. Chỉ tiếc trong đó có nhiều người quá sùng ngoại, còn có một số người ăn mặc quá xô bồ, cẩu thả, coi khinh mọi người xung quanh và như thế là tự coi khinh mình.
Ăn mặc là một nét văn hóa tồn tại lâu dài. Chắc tất cả chúng ta đều mong muốn mọi người mặc thật đẹp. Khó, nhưng là điều tất yếu phải đến.
Từ khóa » Khăn Nhiễu
-
Nhiễu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khăn Vấn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Nhiễu - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Sách Nhiễu Tình Dục Và Sách Nhiễu Trên Căn Bản Giới Tính
-
Khay Dán Tường Đa Năng Có Thanh Ngang Phơi Khăn Và Đĩa ...
-
Khay Kệ Dán Tường Đa Năng Có Thanh Ngang Phơi ... - Shopee
-
Túi đựng Khăn ăn / Băng Vệ Sinh Chất Liệu Cotton/ Nhiễu Phối Dây Kéo ...
-
Không Cửa Quyền, Sách Nhiễu, Gây Phiền Hà Khó Khăn Cho Phụ ...
-
Khay Kệ Dán Tường Đa Năng Có Thanh Ngang Phơi ... - Lazada
-
Aishiwei Thủ Công Cô Dâu Một Tầng Cạnh Khăn Voan Trùm Đầu ...