Thẻ Tín Dụng Nội địa Là Gì? Cách Mở Thẻ Tín Dụng Nội địa
Có thể bạn quan tâm
Thẻ tín dụng nội địa đang là giải pháp tín dụng được nhiều người tin tưởng. So với thẻ tín dụng quốc tế thì thẻ tín dụng nội địa sở hữu những ưu và nhược điểm gì? Đâu là những điều kiện để mở thẻ cũng như đâu là cách mở thẻ tín dụng nội địa mau chóng nhất? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé.
Các bài viết liên quan:
- Thẻ tín dụng quốc tế là gì? Thẻ tịn dụng quốc tế nào nhiều ưu đãi
- Cách làm thẻ tín dụng nhanh nhất
- So sánh các loại thẻ tín dụng phổ biến nhất hiện nay
1. Thẻ tín dụng nội địa là gì? Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa
1.1. Thẻ tín dụng nội địa là gì?
Thẻ tín dụng nội địa là loại thẻ thanh toán với phạm vi sử dụng trong nước. Hình thức sử dụng thẻ là chi tiêu trước – trả tiền sau. Ngân hàng sẽ cung cấp một hạn mức chi tiêu nhất định cho chủ thẻ. Chủ thẻ dùng số tiền trong hạn mức để thanh toán cho giao dịch của mình và trả lại khoản tiền đó cho ngân hàng vào thời gian được hiển thị trên sao kê hàng tháng. Hạn mức thẻ được xác định tùy thuộc vào khả năng tài chính và hồ sơ đăng ký của chủ thẻ.
Thẻ tín dụng nội địa mang đủ tính năng của một chiếc thẻ chuẩn. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng tương tự như vay một khoản vay tiêu dùng nhưng lãi suất thấp hơn rất nhiều so với đi vay. Và hồ sơ mở thẻ đơn giản hơn so với việc làm khoản vay tín dụng.
Thẻ tín dụng nội địa dùng để thanh toán trong nước
1.2. So sánh ưu nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa
1.2.1. Ưu điểm của thẻ tín dụng nội địa
Thẻ tín dụng nội địa sở hữu khá nhiều ưu điểm tiện lợi có thể kể đến như sau:
- Điều kiện làm thẻ đơn giản: Hiện nay, các ngân hàng cho phép tất cả các công dân Việt Nam làm thẻ tín dụng nội địa với điều kiện là công dân đó phải trên 18 tuổi, có thu nhập trên 4,5 triệu đồng/tháng.
- Hạn mức rút tiền cao: Hạn mức rút tiền của thẻ tín dụng nội địa khá cao. Một số ngân hàng còn cho phép khách hàng rút tiền mặt 100% hạn mức thẻ.
- Miễn phí rút tiền mặt: Bạn có thể đến bất cứ máy ATM nào trong hệ thống của ngân hàng phát hành thẻ để rút tiền mặt. Đặc biệt là thao tác rút tiền của thẻ tín dụng nội địa không hề bị tính phí.
- Miễn lãi 45 ngày: Tương tự như thẻ tín dụng quốc tế, bạn sẽ được miễn lãi suất trong 45 ngày.
- Lãi suất hấp dẫn: Lãi suất áp dụng cho thẻ tín dụng nội địa thường thấp hơn so với thẻ tín dụng quốc tế.
1.2.2. Nhược điểm của thẻ tín dụng nội địa
Tuy nhiên thì thẻ tín dụng nội địa cũng có một vài nhược điểm mà khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng:
- Chỉ thanh toán trong nước: Khách hàng chỉ có thể thực hiện thao tác thanh toán với các dịch vụ ở trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể sử dụng thẻ tín dụng nội địa để mua sắm trực tiếp khi đi du lịch nước ngoài hoặc mua sắm online trên các trang thương mại nước ngoài.
- Hạn mức tín dụng thấp: Hạn mức của thẻ tín dụng nội địa không quá cao, thường thấp hơn so với thẻ tín dụng quốc tế.
- Ít ưu đãi hơn thẻ tín dụng quốc tế: Do phạm vi sử dụng bị bó hẹp nên khách hàng sử dụng loại thẻ này không được hưởng nhiều ưu đãi như những người sở hữu thẻ tín dụng quốc tế.
2. Điều kiện và hồ sơ làm thẻ tín dụng nội địa
2.1. Điều kiện
Khách hàng muốn làm thẻ tín dụng nội địa phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.
- Có nguồn thu nhập ổn định: Vì thẻ tín dụng chính là công cụ cho vay của ngân hàng nên chỉ những ai có đủ điều kiện tài chính để trả nợ mới được xét duyệt. Theo đó thì khách hàng cần chứng minh có thu nhập tối thiểu 4,5 triệu đồng/tháng hoặc có tài sản đảm bảo giá trị.
2.2. Thủ tục làm thẻ tín dụng nội địa
Để làm thẻ tín dụng nội địa, khách hàng sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những mục sau (mỗi mục chỉ cần cung cấp 1 loại giấy tờ):
- Chứng minh thông tin cá nhân: gồm các thông tin về họ tên, CMND, số điện thoại, email, vv…
- Chứng minh thông tin cư trú: thông tin hộ khẩu, xuất thân…
- Chứng minh nơi ở hiện tại: giấy tờ tạm trú, tạm vắng…
- Chứng minh công việc: hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế…
- Chứng minh tài chính: bảng lương, thông tin sổ tiết kiệm ngân hàng, các tài sản đảm bảo, vv…
3. Hướng dẫn cách làm thẻ tín dụng nội địa
Khách hàng có thể mở thẻ tín dụng nội địa theo các bước như sau:
- Điền đầy đủ thông tin được yêu cầu vào Giấy đề nghị phát hành thẻ tín dụng nội địa do ngân hàng cấp.
- Chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết như Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, chứng minh công việc, chứng minh tài chính…
- Đọc rõ các điều kiện và điều khoản sử dụng thẻ tín dụng nội địa do ngân hàng cung cấp và ký xác minh chấp thuận.
- Đọc rõ những lưu ý và hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng nội địa.
- Nộp hồ sơ cho ngân hàng và chờ được xét duyệt.
Đây là cách đăng ký truyền thống trực tiếp tại các ngân hàng. Hiện tại, hình thức mở thẻ tín dụng nội địa online chưa được ứng dụng và phát triển. Do đó nếu bạn bị eo hẹp thời gian và muốn thuận tiện mở thẻ hơn thì có thể đăng ký mở thẻ ngân hàng online. Rất nhiều ngân hàng hiện đã triển khai hình thức mở thẻ này, điển hình như VPBank với 4 bước vô cùng đơn giản. Hơn nữa, bạn còn được nhận thẻ miễn phí ngay tại nhà, không cần tốn thời gian ra ngân hàng nữa.
Mở thẻ tín dụng online nhận thẻ tại nhà
4. Những lưu ý khi mở thẻ tín dụng nội địa
4.1. Những ưu đãi cho chủ thẻ
Khách sử dụng thẻ tín dụng nội địa sẽ được hưởng nhiều lợi ích như tính an toàn cao, miễn phí rút tiền mặt, được hưởng nhiều ưu đãi mua sắm trong nước, được giảm giá cho các dịch vụ giải trí, vui chơi...
4.2. Ký vào mặt sau của thẻ tín dụng
Khi nhận được thẻ, bạn hãy ký vào mặt sau của thẻ. Nếu chẳng may thẻ bị rơi vào tay kẻ xấu thì nơi chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký mà họ có với chữ ký trên thẻ, bảo đảm an toàn cho chủ thẻ.
4.3. Số CSC của thẻ tín dụng
CSC là viết tắt của Card Security Code – mã xác minh thẻ, gồm 4 chữ số được in ở mặt sau của thẻ. Mã CSC có vai trò bảo mật vô cùng quan trọng, nếu chẳng may để lộ, kẻ gian có thể lợi dụng mã CSC để sử dụng thẻ của bạn vào các giao dịch bất minh. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo đã che kỹ mã CSC hoặc làm mờ, xóa mã CSC để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Xem thêm:
- Sử dụng số CVV của thẻ tín dụng như thế nào?
4.4. Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Vì tính năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán mà không phải là rút tiền mặt do đó bạn nên hạn chế rút tiền. Mỗi giao dịch rút tiền mặt của bạn sẽ được ngân hàng tính lãi suất nếu không thanh toán đúng hạn và có thể tính phí rút tiền mặt.
4.5. Quan tâm đế ngày thanh toán thẻ tín dụng
Hãy ghi nhớ ngày thanh toán để trả lại tiền đã chi tiêu cho ngân hàng. Nếu để quá hạn thanh toán trên sao kê, bạn sẽ phải trả mức phí với lãi suất tương đối cao.
Trên đây là một số điều cần biết về thẻ tín dụng nội địa. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho những ai đang có ý định mở loại thẻ này.
Mở thẻ tín dụng VPBank, giao dịch nhanh, nhận ngàn ưu đãi
Mở thẻ 100% online dễ dàng, không mất công đến quầy giao dịch
Nhận thẻ tận tay, ngay nơi bạn muốn hoàn toàn miễn phí
Ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% tại các đối tác nhà hàng & cafe
Mua sắm trả góp lãi suất 0%, hoàn tiền đến 5% mọi chi tiêu
Rút tiền mặt lên đến 100% tổng hạn mức
ĐĂNG KÝ NGAYTừ khóa » Hàng Nội địa Là Gì
-
Phân Biệt Hàng Nội Địa Và Hàng Xuất Khẩu - Vạn Thành Phú
-
Hàng Nội địa Là Gì? Nội địa Là Sao ? Tại Sao Hàng Nội địa được ưa ...
-
Hàng Nội địa Là Gì Và Cách Chọn Hàng Nội địa Chất Lượng? - VietAds
-
Hàng Nội địa Nhật Là Gì? Hàng Nội địa Nhật Có Tốt Không?
-
Khái Niệm Về Hàng Ngoại Nhập, Hàng Nội địa Hóa, Hàng Việt Nam
-
Hàng Nội địa Trung Là Gì? - SIMBA GROUP
-
Hàng Nội địa Nhật Là Gì? Chất Lượng Và Cách Nhận Biết
-
Bạn Đã Hiểu Gì Về Hàng Nội Địa Là Gì ? Có Tốt Không? Có Nên ...
-
Hàng Nội địa Nhật Là Gì? Chất Lượng Thế Nào?
-
Nội địa Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Bạn đã Hiểu Gì Về Hàng Nội địa Nhật? | Hoàng Quân
-
Vận Tải Biển Nội địa Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT LÀ GÌ ?
-
Khách Du Lịch Nội địa Là Gì? Đặc điểm Khách Du Lịch Nội địa?