Thêm 10 Cây Cầu Bắc Qua Sông Hồng Và Vị Thế Của Hà Nội - Dân Việt

Theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng và sông Đuống. Đáng chú ý trong số này, Hà Nội dự kiến sẽ triển khai xây dựng tới 10 cây cầu lớn vượt sông Hồng gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì; cầu Vân Phúc kết nối huyện Phúc Thọ (Hà Nội) với huyện Vân Phúc (Vĩnh Phúc); cầu Hồng Hà; cầu Thượng Cát; cầu Tứ Liên; cầu-hầm Trần Hưng Đạo; cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2); cầu Ngọc Hồi sẽ nối huyện Thanh Trì với xã Văn Đức của huyện Gia Lâm, giáp thị trấn Văn Giang (Hưng Yên); Cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín với huyện Văn Giang (Hưng Yên) và cầu Phú Xuyên.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 1.

Cầu Nhật Tân – Hà Nội vượt sông Hồng là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam với 5 trụ tháp của phần cầu chính đại diện cho 5 cửa ô của thủ đô chào đón bạn bè quốc tế trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố. Cây cầu này chính thức đưa vào sử dụng năm 2015. Ảnh: Trần Kháng

Người dân kỳ vọng lớn

Việc triển khai 10 cây cầu vượt sông Hồng trong thời gian tới, không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, mà còn được đánh giá có hướng đến đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển kinh tế. Trong đó, khai phá tiềm năng quỹ đất cũng như đời sống người dân ở các vùng ven Hà Nội.

Bởi trên thực tế, các cây cầu hiện nay đang bắc qua sông Hồng đang phát huy vai trò trong việc kết nối, liên thông các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tỉnh thành ven Hà Nội qua đó thúc đẩy khai thác tiềm năng quỹ đất, nhân lực, vật lực và liên kết vùng thủ đô. Với việc Hà Nội có thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng, các tỉnh thành ven Hà Nội như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên cũng có thêm điều kiện để phát triển đời sống kinh tế xã hội.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 2.

Mô tả (đường kẻ đỏ) vị trí cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng sẽ thực hiện. Ảnh: Khôi Lâm

Ghi nhận PV Dân Việt tại khu vực phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội) – nơi dự kiến là 1 điểm cầu của cầu Trần Hưng Đạo, nhiều người dân tỏ ra vui mừng và mong chờ công trình này sớm được thực hiện và đưa vào sử dụng. Nó không chỉ góp phần giảm thời gian đi lại của người dân sang trung tâm thành phố mà còn làm tăng giá trị kinh tế, đất đai các vùng ven.

  • Hà Nội: Chi tiết 18 cây cầu bắc qua sông HồngĐọc ngay

Hàng ngày phải đối mặt với ùn tắc giao thông khi đi qua cầu Chương Dương, anh Phạm Quang Hiệp sống tại khu đô thị Việt Hưng tại phường Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, việc xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ giảm tải mật độ giao thông cho cầu Chương Dương và Cầu Vĩnh Tuy.

"Tôi hi vọng, cây cầu sớm được thực hiện, việc đi lại của người dân từ khu vực Long Biên, Gia Lâm hay các tỉnh phía lân cận vào Trung tâm thủ đô sẽ thuận lợi hơn", anh Hiệp nói.

Không chỉ kì vọng vào việc đi lại thuận tiện như anh Hiệp, chị Nguyễn Phương Nga (sống tại phường Long Biên, quận Long Biên) chia sẻ, việc ngày càng nhiều cây cầu vượt sông Hồng đang mở ra cho các vùng ven của Hà Nội nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, giá trị đất đai… nâng cao đời sống người dân.

"Việc kết nối giao thông thuận tiện sẽ kéo theo nhu cầu đầu tư, thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh… Chắc chắn giá trị đất đai khu vực Long Biên, Giang Lâm sẽ tăng hơn khi các các cây cầu vượt sông Hồng được thực hiện", chị Nga nói.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 3.

Giá đất tại các vùng cầu vượt sông Hồng kết nối đang rục rịch tăng. (Trong ảnh là một khu đất tại phường Long Biên đang cho thuê). Ảnh: Trần Kháng

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 4.

Quỹ đất phía Đông Thủ đô cũng được dự báo có nhiều khởi sắc khi cầu Trần Hưng Đạo được xây dựng. (Ảnh chụp khu đất được quy hoạch làm dự án tại phường Long Biên, quận Long Biên). Ảnh: Trần Kháng

Giới đầu tư bất động sản nhìn nhận, quy hoạch đô thị sông Hồng nói chung và 10 cây cầu vượt sông đang tác động mạnh đến thị trường bất động sản và giá đất khu vực ven con sông này. Trong đó, phân khúc bất động sản nhà ở, biệt thự xanh sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Những dự án đã thành hình nhiều năm trước đây như đô thị sinh thái Ecopark, Vinhome Ocean Park trở thành điểm đầu tư của giới đầu tư và người dân thủ đô.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 5.

Những cây cầu vượt sông Hồng như: Vĩnh Tuy, Thanh Trì hay sắp tới là Trần Hưng Đạo, sẽ khiến cư dân ở đại đô thị Vinhomes Ocean Park tại huyện Gia Lâm thuận tiện sang các quận Trung tâm Thủ đô. (Ảnh: T. Kháng)

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 6.

Bất động phía Đông Hà Nội dự đoán sẽ có làn sóng đầu tư chảy về, và giá trị bất động sản cũng gia tăng. Trong ảnh là một góc khu đô thị xanh Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên). Ảnh: Trần Kháng

Bứt phá về hạ tầng giao thông, thay đổi diện mạo Thủ đô

Ở góc độ chuyên gia giao thông, trao đổi với PV Dân Việt, TS. Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ, khi nhắc đến câu chuyện xây dựng các cây cầu ở Hà Nội thì trước hết chúng ta hãy nhìn sang các nước châu Âu như CH Séc, Hungary hay kể cả Nga, Trung Quốc... Ở các quốc gia đó, mỗi cây cầu là một trung tâm du lịch, tạo ra ấn tượng cho mọi người tham quan, chiêm ngưỡng. Mỗi cây cầu đó đều tạo điều kiện cho phương tiện đi lại thuận lợi, phục vụ văn hóa, đời sống của người dân.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 7.

Năm 2010, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 chính thức khánh thành và đưa vào khai thác. Ảnh: T.Kháng

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 8.

Giai đoạn 2 của cầu Vĩnh Tuy đang được triển khai. Ảnh: Trần Kháng

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 9.

Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 2 Cầu Vĩnh Tuy khoảng 2.538 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Ảnh: Trần Kháng

Tương tự, mỗi cây cầu bắc qua sông Hồng đều có nhiều dáng vẻ, vị trí và lịch sử khác nhau. Long Biên, Chương Dương là hai cây cầu thép nằm ngay sát nội thành. Xa hơn chút phía thượng lưu là cầu Thăng Long mang tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô (trước đây).

Hay, đầu năm 2007, cầu Thanh Trì được khánh thành, tiếp theo là cầu Vĩnh Tuy năm 2010, cầu Nhật Tân năm 2015 ghi dấu ấn tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản…

Theo ông Thuỷ, việc xây dựng 10 cây cầu mới không chỉ đem tới sự bứt phá về hạ tầng, giảm ùn tắc mà còn giúp thay đổi diện mạo của Thủ đô. Nhìn chung, những cây cầu vượt sông có tính chất là trục giao thông chính, nâng cao hiệu quả kinh tế, kết nối các khu công nghiệp…

Khẳng định vị thế của Hà Nội

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 10.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm.

Trao đổi với PV Dân Việt, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy học - Kiến trúc Hà Nội cho rằng, mỗi cây cầu không chỉ phục vụ giao thông mà còn là minh chứng về vị thế của Hà Nội.

Những cây cầu đều góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và là giải pháp phát huy nguồn lực xã hội, nguồn lực hội nhập, nguồn lực ngân sách. Đồng thời, mỗi cây cầu tại Hà Nội còn là biểu trưng, biểu tượng, là không gian văn hóa cho thủ đô.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 11.

Cầu Thăng Long, còn gọi là Cầu Hữu Nghị Việt Xô là cây cầu bắc qua sông Hồng nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Trần Kháng

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 12.

2 cây cầu Long Biên và Chương Dương bắc qua sông Hồng. Ảnh: Trần Kháng

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, năm 2008 Hà Nội được mở rộng và đến năm 2011 có quy hoạch chung được phê duyệt. Tại quy hoạch này, nhiều vấn đề về giải pháp giao thông được đặt ra, trong đó có định hướng về hệ thống cầu vượt qua sông Hồng, sống Đuống và sông Đáy.

Xu thế mới của Hà Nội là đưa các dòng sông trở thành những trục cảnh quan chính, thay vì các dòng sông chỉ ở ven Thủ đô như trước đây. Bởi vậy, yêu cầu về vị trí xây dựng các cầu vượt sông càng được nâng cao.

Cũng theo ông Nghiêm, đối với cầu qua sông Đuống, trước đây Hà Nội đã xây dựng cầu Phù Đổng, kết nối với tuyến đường từ cầu Thanh Trì sang. Tuy nhiên, cầu Đuống cũ đang là một cản trở để phát triển giao thông Hà Nội theo hướng tiếp cận với đường thủy do gầm cầu thấp, ảnh hưởng tới việc qua lại của tàu, thuyền. Vì vậy, việc xây dựng cầu Đuống mới không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn có ý nghĩa kết nối vận tải công cộng từ Yên Viên qua Ngọc Hồi vào nội đô. Đặc biệt, còn mở đường cho giao thông thủy phát triển thuận tiện.

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 13.

Cầu Thanh Trì đang phải "gánh" mật độ phương quá lớn dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra. Ảnh: Trần Kháng

"Hấp lực" lớn từ xây thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng của Hà Nội - Ảnh 14.

Những cây cầu vượt sông Hồng được xây thêm trong thời gian tới cũng được kỳ vọng sẽ làm giảm mật độ giao thông cho đường vành đai 3. Ảnh: Trần Kháng

Với cầu - hầm Trần Hưng Đạo là cây cầu với mục tiêu giúp giảm ùn tắc giao thông nội đô, kết nối giao thông công cộng của phía Bắc với phía Nam của Hà Nội, tạo thuận lợi khai thác lợi thế của Sân bay Gia Lâm.

Cầu Tứ Liên đã được đặt ra trong quy hoạch từ năm 1998, đây là cây cầu góp phần phục vụ giao thông nhưng có ý nghĩa lớn về văn hóa, bởi cây cầu này kết nối Cổ Loa - kinh đô của nước Âu Lạc với bán đảo hồ Tây. Bên cạnh việc xây dựng cầu Tứ Liên cần nghiên cứu về quỹ đất, về khai thác cảnh quan xung quanh.

Cầu Vĩnh Tuy đã được khởi công xây dựng và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2007 do kinh phí có hạn. Tới nay nên tiếp tục triển khai giai đoạn 2 để giúp giải tỏa giao thông nội đô, đồng thời gắn kết với tuyến đường sắt đô thị.

"Tất cả đều có ý nghĩa là khai thác tiềm năng quỹ đất, nhân lực, vật lực, liên kết vùng thủ đô. Sắp tới, có những cầu mới sẽ tạo nên việc liên kết vùng tốt hơn. Từ đó các tỉnh, TP ven Hà Nội sẽ có điều kiện hơn để phát triển toàn diện", ông Nghiêm phân tích.

"10 cầu vượt sông Hồng đã và đang triển khai, sẽ góp phần tăng năng lực vận tải và khả năng kết nối sẽ tăng gấp nhiều lần hiện tại. Khi cầu được hoàn thiện, Thủ đô sẽ là đô thị hạt nhân, kết hợp với các đô thị vệ tinh, hình thành "vùng giao thoa" phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận một cách dễ dàng hơn, thuận tiện hơn" - TS. Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.Hà Nội
  • Ngắm cây cầu hơn 1.800 tỷ bắc qua sông Hồng thông xe dịp giải phóng Thủ đô

    Ngắm cây cầu hơn 1.800 tỷ bắc qua sông Hồng thông xe dịp giải phóng Thủ đô 08/10/2018 15:40

  • Bất động sản phía Đông Hà Nội hưởng lợi lớn do quy hoạch đô thị sông Hồng

    Bất động sản phía Đông Hà Nội hưởng lợi lớn do quy hoạch đô thị sông Hồng 24/09/2021 19:00

Từ khóa » Cầu Mới Bắc Qua Sông Hồng