Theo Dõi Nồng độ Vancomycin Trong Máu - Bệnh Viện Vinmec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thẩm mỹ
- Sức khỏe
- Nhóm
- Video
- Hình ảnh
- Bảng giá dịch vụ
- Kết nối bạn bè
- Tin thẩm mỹ - sức khỏe
- Tin tức
- Blog tổng hợp
- Blog thẩm mỹ
- Blog sức khỏe
- Liên hệ
- Công cụ
- Trắc nghiệm da...
- Thuật ngữ y khoa
- Từ điển y khoa
- Chỉ số BMI
- Công cụ tính BMR
- Trang thẩm mỹ
- Trang sức khỏe Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép Theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu Bác sĩ gia đình 16:17 +07 Thứ sáu, 21/10/2022 Chia sẻ
- Chia sẻ ngay
- Chia sẻ lên bảng tin
- Chia sẻ lên trang bạn bè
- Chia sẻ vào nhóm
- Sao chép liên kết
1. Xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu là gì?
Vancomycin là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Gram dương gây ra. Vancomycin được dùng qua đường tĩnh mạch để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, một số bệnh viêm phổi và viêm màng não.
Xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu cần được thực hiện trên các đối tượng bệnh nhân này để theo dõi mức độ của vancomycin vì tính hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào việc duy trì nồng độ trong máu. Hiệu quả của Vancomycin chỉ có thể đạt được là khi nồng độ Vancomycin trong máu đạt ở nồng độ tối thiểu trong suốt thời gian điều trị.
Hơn nữa, xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu còn giúp cho bác sĩ lâm sàng tránh sử dụng vancomycin ở nồng độ quá cao. Bởi lẽ, nồng độ cao của Vancomycin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là thính giác (độc tính trên tai) và tổn thương thận cấp tính (độc tính trên thận). Trong khi đó, lượng vancomycin cho mỗi liều lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên từng bệnh nhân, bao gồm tuổi và cân nặng, chức năng thận cũng như các loại thuốc gây độc cho thận khác mà bệnh nhân cũng đang dùng,
Chức năng thận suy giảm có thể ngăn cản sự thanh thải hiệu quả của vancomycin khỏi cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ trong máu và có nguy cơ gây ra độc tính. Ngược lại, nếu người bệnh được truyền quá ít thuốc và không thể duy trì đủ liều tối thiểu trong máu, việc điều trị với kháng sinh sẽ khó có hiệu quả. Chính vì vậy, việc theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu được thực hiện với mục đích chính là để theo dõi lượng thuốc trong máu, đảm bảo rằng thuốc vẫn ở nồng độ điều trị - nghĩa là vừa đủ nhưng không quá mức.
2. Cách nhận định xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu
Xét nghiệm này được sử dụng để theo dõi nồng độ vancomycin trong máu. Khi bệnh nhân được dùng một liều vancomycin, lượng thuốc trong máu sẽ tăng lên trong một khoảng thời gian, đạt đến đỉnh điểm, và sau đó bắt đầu giảm xuống, thường đạt đến mức thấp nhất hoặc đáy, ngay trước khi dùng liều tiếp theo. Liều tiếp theo được xác định trùng với thời điểm nồng độ thuốc trong máu giảm xuống thấp nhất.
Vì mục tiêu là sử dụng vancomycin sao cho luôn duy trì được nồng độ hiệu quả tối thiểu trong máu, việc đo nồng độ trong máu thường được tính thời gian để phản ánh mức đáy và đôi khi là đỉnh, để đánh giá sự đầy đủ của liều lượng và độ thanh thải của thuốc khỏi cơ thể.
Nồng độ đáy của Vancomycin trong máu được thu thập ngay trước liều truyền vancomycin tiếp theo. Ngược lại, nồng độ đỉnh của Vancomycin trong máu sẽ đạt được từ 1 đến 2 giờ sau khi hoàn thành liều vancomycin tiêm tĩnh mạch.
Lúc này, kết quả của giá trị đáy và đôi khi giá trị đỉnh của Vancomycin trong máu được nhận định bởi dược sĩ lâm sàng và bác sĩ thực hành để tính toán tốc độ hấp thu và thanh thải của thuốc. Đồng thời, các kết quả này sau đó cũng được sử dụng để xác định lượng thuốc thích hợp và thời gian thích hợp giữa các liều để đảm bảo rằng nồng độ thuốc trong máu vẫn nằm trong khoảng điều trị.
3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu?
Cho đến nay, thời điểm cần thực hiện xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu chưa có sự đồng thuận rộng rãi.
Một số bác sĩ sẽ yêu cầu xác định nồng độ đáy của Vancomycin trong máu vài ngày một lần trong suốt quá trình điều trị với kháng sinh này. Trong khi đó, một số khác sẽ chỉ định cả nồng độ đáy và nồng độ đỉnh đều đặn nhằm có thể thực hiện điều chỉnh liều thuốc hằng ngày.
Mặt khác, nhiều bác sĩ khác lại không cảm thấy rằng việc theo dõi thường quy nồng độ Vancomycin trong máu là cần thiết và sẽ chỉ yêu cầu xét nghiệm này đối với những bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị tổn thương thận, đang dùng thuốc chuyển hóa qua thận đồng thời, những người bị suy giảm chức năng thận từ trước hoặc không đáp ứng với điều trị như mong đợi.
4. Kết quả tham chiếu của xét nghiệm theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu
Các hướng dẫn từ năm 2009 của các dược sĩ và các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm khuyến cáo rằng chỉ nên duy trì nồng độ Vancomycin trong máu ở mức tối thiểu là 10 mcg / mL. Giá trị này được coi là cần thiết để kiểm soát nhiễm trùng. Đồng thời, các hướng dẫn cũng khuyến nghị một phạm vi tham chiếu cần cho điều trị với Vancomycin là phải đạt được nồng độ trong máu 15-20 mcg / mL cho các nhiễm trùng nặng.
Nếu nồng độ đáy của vancomycin cao hơn mức tối thiểu, bệnh nhân đã nhận đủ lượng kháng sinh để có thể kiểm soát nhiễm trùng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với điều trị, bác sĩ cần tiếp tục sử dụng thuốc trong một thời gian dài hơn hoặc xem xét các lựa chọn điều trị khác.
Nếu nồng độ đỉnh của vancomycin thấp hơn kết quả tham chiếu tối đa, người bệnh sẽ có ít nguy cơ phát triển độc tính của thuốc trên thận và/hoặc độc tính trên tai. Tuy vậy, nồng độ đỉnh thực sự vẫn có thể thay đổi, tùy thuộc vào tính nhất quán của thời điểm lấy mẫu và sự thay đổi tốc độ thanh thải thuốc.
Trong trường hợp cả nồng độ đáy và/hoặc nồng độ đỉnh cao của vancomycin hơn mức tối đa, người bệnh có nguy cơ nhiễm độc cao hơn và bác sĩ cần thay đổi liều lượng hoặc thời điểm truyền thuốc.
Tóm lại, vancomycin, một kháng sinh glycopeptide, là tác nhân ưu tiên chọn lựa đầu tiên trong điều trị các chủng Staphylococcus aureus sản xuất penicilinase trong phác đồ điều trị nhiễm trùng huyết theo kinh nghiệm. Việc sử dụng loại kháng sinh này cần song hành với việc thực hiện theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu, nhằm giúp tối ưu hóa liệu pháp vancomycin, vừa đạt tính hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn nặng và vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùngĐau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùngThuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùngThuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùngThuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùngThuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giâyTừ khóa » Xét Nghiệm Vancomycin
-
Theo Dõi Nồng độ Vancomycin Trong Máu | Vinmec
-
THEO DÕI NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG TRỊ LIỆU
-
ĐỊNH LƯỢNG VANCOMYCIN - Health Việt Nam
-
Quy Trình Giám Sát Nồng độ VANCOMYCIN Trong Máu
-
Vancomycin - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] Giám Sát Nồng độ Vancomycin Trong điều Trị Nhiễm Khuẩn Nặng Do ...
-
[PDF] VANC Bảng Thông Tin Hóa Học Vancomycin - Beckman Coulter
-
Theo Dõi Nồng độ Thuốc Trong Trị Liệu: Amikacin Và Vancomycin
-
TÓM TẮT KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG VANCOMYCIN TRONG NHIỄM ...
-
**Vancomycin - Diag
-
Theo Dõi Nồng độ Của Thuốc Trong Máu
-
Vancomycin - Dược Thư
-
Bản Tin DLS Năm 2020 - Quý 2