Thép Hợp Kim Là Gì? Ký Hiệu, Phân Loại & ứng Dụng Thép Hợp Kim

Thép hợp kim là gì? Hiện nay có nhiều loại thép được sử dụng phổ biến trong cuộc sống như thép hình, thép mạ kẽm,… tuy nhiên có một loại thép mà ít ai biết được đó chính là thép hợp kim.

Vì thế, bài viết dưới đây dịch vụ thu mua phế liệu Hòa Bình sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến loại vật liệu này.

Thép hợp kim là gì
Hiện nay có nhiều loại thép được sử dụng phổ biến trong cuộc sống như thép hình, thép mạ kẽm,… tuy nhiên có một loại thép mà ít ai biết được đó chính là thép hợp kim

Nội Dung

Toggle
  • Thép hợp kim là gì?
  • Thép hợp kim có ký hiệu như thế nào?
  • Phân loại thép hợp kim trong thực tế
    • Phân loại theo đặc điểm
    • Phân loại theo công dụng
  • Đặc tính của thép hợp kim
    • Xét về cơ tính
    • Xét vật liệu về tính chất hóa học, vật lý
  • Ứng dụng của hợp kim thép
  • Phân biệt thép hợp kim và thép Carbon
  • Mách bạn cách phân biệt loại thép hợp kim và loại thép không gỉ?
  • Bảng giá, chính sách mua bán tại Phế Liệu Hòa Bình
    • Bảng giá phế liệu hôm nay ngày 11/12/2024
    • Bảng giá chiết khấu hoa hồng tại Hòa Bình

Thép hợp kim là gì?

Thép hợp kim là thép với thành phần chính là sắt và cacbon được nấu pha trộn với các nguyên tố hóa học khác (đồng, mangan, niken,…) với tổng hợp nguyên tố thêm vào khoảng từ 1,0% đến 50% tổng khối lượng hỗn hợp để cải thiện chất lượng thép thành phẩm như độ đàn hồi, tính dễ uốn, sức bền và khả năng chống oxy hóa.

Đây là một vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong các loại thép hiện nay. Nó được cấu tạo từ hỗn hợp cacbon và sắt cùng một số nguyên tố hóa học khác như đồng, niken, mangan,…

Các nguyên tố hóa học được thêm vào có khối lượng chiếm dưới 50% so với tổng khối lượng của thép. Vật liệu này có tên gọi khác được nhiều người biết đến đó là hợp kim thép và chúng có độ đàn hàn, độ cứng, bền, khả năng chống lại được oxi hóa rất tốt.

Các nguyên tố thường kết hợp cùng thép:

  • Mangan: Lý do chính để thêm mangan là để tinh chỉnh các yêu cầu xử lý nhiệt. Thông thường, thép sẽ cần được làm nguội nhanh từ nhiệt độ cao đến nhiệt độ rất thấp để cứng lại. Điều khó khăn là thời gian dập tắt càng nhanh thì càng có nhiều nguy cơ bị nứt. Trong khi đó, Mangan cho phép tốc độ làm lạnh chậm hơn, giảm nguy cơ bị nứt.
  • Chromium: Thép với hàm lượng crom trên 11% gọi là thép không gỉ. Việc thêm crom vào làm tăng tính chống mài mòn của thép. Nó cũng ảnh hưởng đáng kể đến các đặc tính khác của kim loại như độ bền, độ cứng và nhiệt luyện.
  • Molypden: Giúp tăng độ cứng, độ dẻo ở nhiệt độ cao, cải thiện khả năng gia công và khả năng chống ăn mòn, tăng cường ảnh hưởng của các yếu tố hợp kim khác.
  • Vanadium: Tăng độ cứng, chống mài mòn, chống va đập. Kìm hãm sự phát triển các hạt kim loại, cho phép nhiệt độ dập tắt cao hơn.

Thép hợp kim có ký hiệu như thế nào?

Ký hiệu thép hợp kim được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam như sau:

  • 40Cr là ký hiệu của loại thép có 0,36 – 0,44% C, 0,08 – 1,00% C.
  • 12CrNi3 là ký hiệu của loại thép có 0,09 – 0,16%C2,75 – 3,75%Ni, 0,60 – 0,90%Cr sẽ được ký hiệu là 12CrNi3.
  • CrW5 là ký hiệu của loại thép có 1,25 – 1,50 %C, 0,40 – 0,70 %Cr, 4,5 – 5,5 %W.
  • 90CrSi là ký hiệu của loại thép có 0,85 – 0,95%C, 1,20 – 1,60 %Si. 0,95 – 1,25 %Cr.
Thép hợp kim là gì
Tên gọi khác được nhiều người biết đến đó là hợp kim thép và chúng có độ đàn hàn, độ cứng, bền, khả năng chống lại được oxi hóa rất tốt

>> Có thể bạn quan tâm: Hợp Kim là gì? Đặc điểm, tính chất & ứng dụng trong đời sống

Phân loại thép hợp kim trong thực tế

Hiện nay thép hợp kim được phân loại theo hình thức là đặc điểm và công dụng:

Phân loại theo đặc điểm

Các loại thép hợp kim hiện nay đang được sử dụng phổ biến đó là hợp kim cao và hợp kim thấp. Trong đó :

  • Hợp kim cao là các loại vật liệu có chứa các nguyên tố nêu trên với khối lượng, hàm lượng thép tạo ra 10%.
  • Hợp kim thấp là những vật liệu bao gồm các nguyên tố được thêm vào như silic, crom, mangan, mô lip đen,…Những nguyên tố được thêm vào này phải có hàm lượng thấp hơn 10%. Đối với một số nước như Trung Quốc, Nga thì hợp kim thuộc loại thấp phải có hàm lượng trên dưới 2.5% đối với các tố thêm vào. Trường hợp từ 2,5% đến dưới 10% được xếp vào nhóm hợp kim trung bình.
Thép hợp kim là gì
Xét về tính chất hóa học, vật lý thì vật liệu này rất cần thiết, nhất là trong một số ngành kỹ thuật – ngành có sự đòi hỏi về một số tính chất cao của vật liệu

Phân loại theo công dụng

Trong đó thép hợp kim lại được chia ra làm các loại:

  • Thép kết cấu là thép để chế tạo chi tiết máy và kết cấu kim loại. Yêu cầu nhóm thép này là tính dẻo, độ bền cao. Nhóm này thường có hàm lượng cacbon thấp và trung bình và là thép hợp kim thấp.
  • Thép dụng cụ hợp kim: là nhóm thép tốt được chế tạo dao cắt, khuôn dập, dụng cụ đo. Yêu cầu đối với các mác thép này là độ cứng và tính chất chông mài mòn cao. Thông thường nhóm này có cacbon trung bình và cao. Trong thực tế những mác thông dụng như thép SKD61 và SKD11…
  • Thép hợp kim đặc biệt: là nhóm thép có tính chất đặc biệt về hóa, lý…trong nhóm thép này có tổng lượng hợp kim rất cao.
Thép hợp kim là gì
Các loại hợp kim thép hiện nay đang được sử dụng phổ biến đó là hợp kim cao và hợp kim thấp, một số nơi sẽ có loại hợp kim trung bình

Đặc tính của thép hợp kim

Các bạn đã tìm hiểu phần khái niệm của vật liệu này và ký hiệu của chúng qua phần trên rồi. Dưới đây sẽ chia sẻ về đặc tính được đánh giá là vượt trội của loại thép này đặc biệt là khi chúng ta so sánh chúng với thép cacbon.

Khi đó, nếu chúng ta đem hai loại thép cacbon và thép hợp kim có cùng thành phần cacbon thì được kết quả như sau:

Xét về cơ tính

Xét về mặt cơ tính thì hợp kim thép có độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon do tính thấm tôi khá cao. Điều này được thể hiện rất rõ sau khi tôi + ram ở thép. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm về ưu nhược điểm của thép hợp kim trong trường hợp này khi tận dụng chúng:

  • Trạng thái của thép khi không tôi + ram: Lúc này, thép hợp kim không bền so với thép cacbon nên khi sử dụng loại thép này cần qua quá trình luyện nhiệt tôi + ram.
  • Thép sau khi tôi + ram đạt độ bền cao hơn nhưng chúng thường có độ dai, dẻo thấp hơn. Chính vì thế, bạn phải nắm rõ mối quan hệ ngược này và qua đó có hướng xử lý ram thích hợp.
Thép hợp kim là gì
Xét về mặt cơ tính thì vật liệu này có độ bền cao hơn hẳn so với thép cacbon do tính thấm tôi khá cao

Xét vật liệu về tính chất hóa học, vật lý

Chúng ta đưa vào loại vật liệu này các nguyên tố khác nhau theo một lượng nhất định nhằm mục đích tạo nên vật liệu có tính chất đặc biệt như:

  • Khả năng chống ăn mòn trong muối, bazơ, axit, không gỉ.
  • Vật liệu không có từ tính hoặc có từ tính đặc biệt.
  • Có tính giãn nở nhiệt,….

Với tính chất này có thể thấy đây là loại vật liệu cần thiết, nhất là trong một số ngành kỹ thuật. Những ngành có sự đòi hỏi về một số tính chất cao của vật liệu.

Thép hợp kim là gì
Chúng ta đưa vào loại vật liệu này các nguyên tố khác nhau theo một lượng nhất định nhằm mục đích tạo nên vật liệu có tính chất đặc biệt

Ứng dụng của hợp kim thép

Các bạn đã được tìm hiểu thế nào là thép hợp kim và đặc tính cũng như phân loại hợp kim ở phần chia sẻ trên. Vậy, hợp kim này có ứng dụng ra sao thì cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Thép hợp kim có nhiều công dụng tốt nên được ưu tiên sử dụng trong việc sản xuất, chế tạo các sản phẩm liên quan đến cuộc sống. Theo đó, người ta dùng loại vật liệu này để sản xuất các sản phẩm đòi hỏi về độ cứng cao như :

  • Áp dụng vật liệu trong các công trình xây dựng.
  • Sử dụng khá phổ biến trong việc sản xuất linh kiện ô tô, cơ khí chế tạo máy, thiết bị hàng hải,…
  • Sản xuất các loại trục như trục cán ren, trục động cơ, các trục có đặc điểm chịu tải trọng nhẹ, vừa,…
  • Sử dụng vật liệu thép này để chế tạo bánh răng siêu tăng áp, bánh răng truyền động, trục bánh răng.
  • Áp dụng để tạo nên con lăn, bu lông, tay quay, thớt đỡ, thanh ren và gia công các chi tiết của máy móc,…
  • Sử dụng vật liệu này để chế tạo những chi tiết có đặc điểm chịu tải trọng cao trong kết cấu của thép.
  • Sử dụng vật liệu để chế tạo tàu biển, xe,…
  • Sử dụng vật liệu chế tạo dao cắt, công cụ, dây xích công nghiệp,…
Thép hợp kim là gì
Vật liệu này có nhiều công dụng tốt nên được ưu tiên sử dụng trong việc sản xuất, chế tạo các sản phẩm liên quan đến cuộc sống

Phân biệt thép hợp kim và thép Carbon

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sản phẩm phổ biến là thép hợp kim và thép carbon. Bảng so sánh 2 chất liệu này như sau:

Bảng tóm tắt sự khác biệt giữa thép carbon và thép hợp kim

Đặc điểm Thép hợp kim Thép Carbon
Định nghĩa Thép có tỷ lệ cao các nguyên tố khác ngoài sắt và carbon Thép có lượng carbon cao(dưới 2%) và ít các yếu tố khác
Đặc tính Tùy tỷ lệ và các nguyên tố hợp kim được thêm vào, các tính chất của thép thành phẩm sẽ thay đổi Lượng carbon thấp: độ dẻo của thép càng cao. +Lượng cacbon cao: tăng độ bền và cường độ chịu lực, tuy nhiên giảm độ dẻo, tính hàn và nhiệt độ nóng chảy của thép
Chống ăn mòn Có khả năng chống ăn mòn cao Ít có khả năng chống ăn mòn
Độ bền (khả năng chịu tải trọng mà không bị hỏng hoặc biến dạng) Cao Thấp
Nhiệt độ nóng chảy Cao Thấp
Giá thành Tương đối đắt, khó ứng dụng và sản xuất vì nó phụ thuộc và tỷ lệ các nguyên tố hợp kim Tương đối rẻ, đặc biệt là với thép carbon thấp, dễ ứng dụng và sản xuất

Mách bạn cách phân biệt loại thép hợp kim và loại thép không gỉ?

Thép inox hay còn được gọi là thép không gỉ là một hợp kim với sắt là thành phần chính cùng với một số thành phần cấu tạo khác như crom với lượng ít nhất là 10, 5%, molybdène, nickel, niobium,.. Theo đó, khi nguyên tố Crom có tiếp xúc với không khí thì sẽ tạo nên một lớp trên bề mặt mà bạn không nhìn thấy được.

Hợp kim này và thép không gỉ được phân biệt với nhau bằng một điểm khác lớn nhất đó chính là khả năng chống gỉ. Loại thép không gỉ sẽ có khả năng chống gỉ đúng như tên gọi của nó và tốt hơn loại hợp kim. Tùy vào thành phần hóa học có trong mỗi vật liệu mà cả hai sẽ bị oxi hóa ở môi trường bên ngoài khác nhau.

Tuy nhiên, thép không gỉ do có chứa hàm lượng Crom cùng với các yếu tố kim loại khác giúp chúng chống lại tốc độ gỉ sét tốt hơn và giá của thép không gỉ cao hơn.

Thép hợp kim là gì
Thép hợp kim và thép không gỉ được phân biệt với nhau bằng một điểm khác lớn nhất đó chính là khả năng chống gỉ

>>> Có thể bạn quan tâm: Stainless Steel là gì? Tìm hiểu về chất liệu Stainless Steel

Bảng giá, chính sách mua bán tại Phế Liệu Hòa Bình

Cập nhật chi tiết giá thị trường phế liệu hôm nay, bảng giá chi tiết của tất cả các loại phế liệu trên thị trường hiện nay như: đồng, sắt. nhôm, inox, nhựa….

Bảng giá phế liệu hôm nay ngày 11/12/2024

Bảng giá chi tiết cụ thể từng sản phẩm dịch vụ thu mua phế liệu của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng tham khảo chi tiết tại các dịch vụ hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí 24/7

Tham khảo bảng giá phế liệu hôm nay 11/12/2024

Phế liệu Loại phế liệu Đơn giá (vnđ/kg)
Giá Đồng phế liệu Đồng cáp 120.000 - 390.000
Đồng đỏ 125.000 - 250.000
Đồng vàng 110.000 - 250.000
Mạt đồng 185.000 – 245.000
Giá Nhôm phế liệu Nhôm đà 30.000 - 105.000
Nhôm dẻo 65.000 – 70.000
Nhôm Xô 25.000 - 60.000
Mạt nhôm 15.000 - 40.000
Giá Inox phế liệu Inox 304 25.000 - 90.000
Inox 316 40.000 - 110.000
Inox 201 11.000 - 40.000
Inox 430 32.000 – 50.000
Ba vớ inox 10.000 - 35.000
Giá Sắt phế liệu Sắt loại 1 10.000 - 31.000
Sắt vụn 6.000 - 22.000
Ba vớ sắt 5.000 - 11.000
Sắt tấm 7.000 - 30000
Giá giấy phế liệu Giấy 4.000 – 12.000
Giá nhựa phế liệu Nhựa pp 5.000 – 18.000
Nhựa abs 8.000 – 25.000
Nhựa pvc 6.000 – 19.000
Giá bọc keo Bọc keo 8.000 – 24.000
Giá chì điện tử Chì điện tử 200.000 – 550.000
Giá thiếc Thiếc 250.000 – 500.000
Giá hợp kim Hợp kim 230.000 – 460.000

(Để biết thêm chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với số HOTLINE của chúng tôi để được tư vấn miễn phí, xin cảm ơn!!!)

Bảng giá chiết khấu hoa hồng tại Hòa Bình

Phế Liệu Hòa Bình cũng đưa ra những chính sách chiết khấu hoa hồng cho người giới thiệu với mức ưu đãi cao nhất.

Bạn có thể tham khảo bảng chiết khấu sau đây:

Số lượng phế liệu thanh lý (tấn) Chiết khấu hoa hồng (VNĐ)
☑️  Từ 0.5 đến 1 tấn (500kg –> 1000 kg) ⭐ 10.000.000 VNĐ
☑️  Trên 1 tấn (1000 kg) ⭐ 20.000.000 VNĐ
☑️  Trên 5 tấn (5000 kg) ⭐ 50.000.000 VNĐ
☑️  Trên 10 tấn (10000 kg) ⭐ 70.000.000 VNĐ
☑️  Trên 20 tấn ⭐ 100.000.000 VNĐ
☑️  Từ 30 tấn trở lên (> 30000 kg) ⭐ 150.000.000 VNĐ

Chiết khấu ưu đãi cho người giới thiệu có thể thay đổi theo thời giai vào từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, để có được thông tin chính xác nhất, bạn hay liên hệ với nhân viên của chúng tôi để cập nhật và thương lượng cho cả đôi bên.

Như vậy, bạn đã được tìm hiểu về loại thép hợp kim cùng các kiến thức liên quan đến loại vật liệu bày qua bài viết trên rồi. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm một kiến thức mới trong cuộc sống hiện nay của chúng ta.

Nếu như bạn đang có nhu cầu bán phế liệu đồng các loại hãy liên hệ cho Phế Liệu Hòa Bình. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thu mua phế liệu hợp kim, sắt,đồng, nhôm, chì, vải,… giá cao, tận nhà tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc.

  • Website: https://phelieuhoabinh.com/
  • Hotline: 0933 056 678
  • VP: Đường Nữ Dân Công Vĩnh Lộc A Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
  • CS1: Đường cao tốc Mỹ Phước Tân vạn Tân Uyên Bình Dương.
  • CS2: Quốc Lộ 51 Long thành Đồng Nai
  • Email: loc241992@gmail.com
Đánh giá bài viết

Từ khóa » Cách Ký Hiệu Vật Liệu Thép