Thí điểm Thành Công Các Giống Lúa Chịu Lạnh, Ngô Chịu Hạn
Có thể bạn quan tâm
Thực tế điều kiện sản xuất tại các xã vùng cao ở tỉnh ta như: Tả Lèng, Khun Há (Tam Đường); Dào San, Mù Sang, Sin Suối Hồ (Phong Thổ) hay Pu Sam Cáp, Noong Hẻo (Sìn Hồ)..., vào vụ đông xuân thường xảy ra rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng nặng nề đến việc sản xuất của bà con nông dân. Đối với vụ thu, thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô nên việc sản xuất lúa đông xuân và ngô thu đạt hiệu quả không cao. Cách đây 5 năm, xã Tả Lèng (Tam Đường) đã từng đưa nhiều các giống lúa chịu lạnh vào sản xuất nhằm nâng hệ số sử dụng đất lên 2 vụ/năm. Dù các phòng chuyên môn của huyện đã rất nỗ lực cùng với bà con nông dân đưa vào thử nghiệm nhiều lần song đều thất bại do thời tiết quá lạnh nên cây lúa không thể thích nghi được với điều kiện thời tiết. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được các giống lúa có khả năng chịu lạnh, giống ngô có khả năng chịu hạn, phù hợp với điều kiện khí hậu và sinh thái các xã vùng cao để giúp người nông dân sản xuất lúa đông xuân, ngô thu đông đạt hiệu quả.
Các đại biểu và bà con nông dân thăm quan mô hình thử nghiệm giống lúa chịu lạnh tại xã Khun Há (Tam Đường). Ảnh: CTV
Xuất phát từ thực tế trên, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai dự án trồng thử nghiệm một số giống lúa chịu lạnh, ngô chịu hạn trên địa bàn các xã vùng cao huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ. Với quy mô gồm 12ha lúa đông xuân, các xã đã triển khai cho bà con nông dân đăng ký. Theo đó đã có 75 hộ tham gia mô hình lúa chịu lạnh trong thời gian 2 năm và 83 hộ tham gia mô hình ngô chịu hạn trên diện tích 18ha trong thời gian 3 năm. Việc đưa vào thử nghiệm nhằm mục đích đánh giá khả năng chịu lạnh, chịu hạn, sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa, ngô. Nếu các mô hình thành công sẽ khuyến cáo bà con đưa vào sản xuất ổn định. Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm, từ tháng 6/2013 đến hết tháng 12/2015. Các giống lúa được đưa vào thử nghiệm gồm: Thơm RVT, PC6, J01 và Hương thơm số 1; các giống ngô gồm: NK66, VS36, LVN66 và LVN10. Tham gia dự án, các hộ nông dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và vật tư phân bón. Đặc biệt, người nông dân được hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật mới như: làm mạ đông xuân có che phủ nilon, cấy mạ dầy xúc đảm bảo mật độ; làm đất, gieo trồng ngô đảm bảo mật độ khoảng cách, gieo 1 hạt/hốc; các biện pháp kỹ thuật bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa, ngô...
Qua 2 vụ đông xuân đưa vào trồng thử nghiệm các giống lúa cho thấy mặc dù thời tiết vụ đông xuân 2013 - 2014 và 2014 - 2015 có một số đợt rét đậm, rét hại, nhưng cả 3 giống lúa PC6, J01 và RVT đưa vào sản xuất xã Bản Lang và Khun Há đều sinh trưởng, phát triển tốt. Bộ lá lúa không có biểu hiện biến vàng hoặc chết sau các đợt rét đậm, rét hại mà ngược lại, cây lúa vẫn sinh trưởng và đẻ nhánh bình thường. Điều này khẳng định cả 3 giống đều có khả năng chịu lạnh và thích hợp cho sản xuất lúa đông xuân trên địa bàn các xã vùng cao của tỉnh.
Đồng thời, qua quá trình trồng thử nghiệm và theo dõi sát sao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng rút ra kinh nghiệm: Với thời gian sinh trưởng của các giống lúa mới từ 140 – 148 ngày, nếu bố trí gieo mạ trong tháng 12, cấy trong tháng 1 sẽ thu hoạch vào cuối tháng 5, sau khi giải pháp đất sẽ kịp khung thời vụ để bắt đầu gieo cấy vụ lúa mùa. Bên cạnh đó, năng suất các giống lúa mới đều cao hơn so với giống đối chứng từ 8 – 9 tạ/ha, cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 4,6 đến 5,4 triệu đồng/ha. Đây là cơ sở để người nông dân vùng cao lựa chọn các giống lúa thích hợp cho sản xuất vụ đông xuân.
Đối với các giống ngô chịu hạn, đều sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng từ 107 – 109 ngày, có khả năng chịu hạn khá, năng suất cao hơn đối chứng từ 4 – 15 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2,7 đến 10 triệu đồng/ha. Kết quả này không những góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân mà còn giúp bà con có thêm nhiều giống cây trồng có khả năng thích nghi cao để đưa vào thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng lương thực. Đây cũng chính là đòn bẩy góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 20,8% năm 2015.
Từ khóa » Một Số Giống Lúa Chịu Hạn
-
Các Giống Lúa Thích ứng Với Biến đổi Khí Hậu - Báo Bạc Liêu
-
Một Số Giống Lúa Có Khả Năng Chịu Hạn Cao
-
(PDF) KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ DÒNG/GIỐNG LÚA ...
-
Nghiên Cứu Chọn Tạo Giống Lúa Chịu Hạn Cho Vùng Duyên Hải Nam ...
-
Giống Lúa Siêu Năng Suất Chịu Hạn Tốt Hiện Nay - AgriDrone
-
Các Giống Lúa Chịu Hạn - Hội Nông Dân Việt Nam
-
Nghiên Cứu Giống Lúa Chịu Hạn Mới - Phân Bón Phú Điền
-
Một Số Giống Lúa Thích ứng Biến đổi Khí Hậu Tại Đồng Bằng Sông ...
-
KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ DÒNG/GIỐNG LÚA TRONG ...
-
Cấp Thiết Tạo Giống Lúa Chịu Hạn Mặn Và Biến đổi Khí Hậu
-
[PDF] Nhận Biết Khả Năng Chịu Hạn Của Một Số Dòng, Giống Lúa địa Phương
-
[PDF] Khả Năng Chịu Hạn Của Một Số Giống Lúa Cạn địa - VNUA
-
[PDF] KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO VÀ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ ...
-
Giới Thiệu Một Số Giống Lúa Thích Hợp Cho Vụ Đông Xuân 2021-2022