Thi Hành án Là Gì? Vai Trò Và ý Nghĩa Của Thi Hành án Dân Sự?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Thi hành án là gì?
  • 2 2. Đặc điểm của thi hành án:
  • 3 3. Thi hành án dân sự là gì?
  • 4 4. Đặc điểm của thi hành án dân sự:
  • 5 5. Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự:

1. Thi hành án là gì?

Dưới góc độ ngôn ngữ, thì thi hành là việc thực hiện điều đã chính thức quyết định. Trong thuật ngữ luật học thì thi hành án được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của tòa án, là việc đưa các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Bản án, quyết định là văn bản pháp lý của Tòa án tuyên tại phiên tòa, giải quyết các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính,… Tuy nhiên, dưới góc độ này thì góc độ tiếp cận thi hành án còn hẹp, vì không chỉ có bản án, quyết định của Tòa án cần được thi hành mà còn có quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng cần được thi hành.

Quan điểm tiếp cận thi hành án với góc độ bao quát nhất thì Thi hành án là thủ tục tổ tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, tổ chức khác do pháp luật quy định nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

2. Đặc điểm của thi hành án:

Thứ nhất, cơ sở hoạt động của Thi hành án chủ yếu là các bản án, quyết định dân sự của Tòa án. Các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành bao gồm bản án, quyết định dân sự , hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên tranh chấp phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

Thứ hai, thi hành án là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử , có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án .

Xem thêm: Các trường hợp được hoãn thi hành án phạt tù

Thứ ba, thi hành án và các giai đoạn tố tụng trước đó có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nếu bản án, quyết định của Tòa án tuyên rõ ràng, cụ thể thì việc thi hành án sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Ngược lại, nếu bản án, quyết định đó không rõ ràng, không khách quan, thiếu tính khả thi Ngây khó khăn cho việc thi hành án. Đồng thời, việc thi hành án nhanh chóng, kịp thời sẽ có tác động tích cực trở lại đối với hoạt động xét xử , góp phần củng cố, tăng cường uy tín của cơ quan xét xử .

Thứ tư, bản chất của thi hành án là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Mục đích cuối cùng của thi hành án là bảo đảm cho các quyết định của Tòa án được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trên thực tế chứ không phải là ra văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết định có tính điều hành.

3. Thi hành án dân sự là gì?

Thi hành án dân sự xuất phát và gắn liền với hoạt động xét xử của Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xở, giải quyết tranh chấp và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế.

Từ đó có thể hiểu thi hành án dân sự là một dạng hoạt động tư pháp trong việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án và các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.

Thông qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.

Xem thêm: Phân biệt biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự

4. Đặc điểm của thi hành án dân sự:

Bên cạnh những đặc điểm chung của thi hành án, thì thi hành án dân sự còn có những đặc điểm riêng như:

Thứ nhất, thi hành án dân sự là một dạng hoạt động mang tính hành chính – tư pháp của nhà nước , thể hiện quyền lực nhà nước, do Chi cục thi hành án dân sự và Thừa phát lại thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tính quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự được thể hiện chỗ, cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự có quyền ra quyết định thi hành án dân sự, buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải tuần thủ, nghiêm chỉnh chấp hành. Trong trường hợp người phải thi hành án dân sự không tự nguyện thi hành án dân sự thì cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự, buộc người phải thi hành án dân sự phải chấp hành bản án , quyết định dân sự có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, thi hành án dân sự chủ yếu là thi hành các quyết định của Tòa án mang tính chất tải sản – đặc trưng của quan hệ dân sự, vì vậy, quyền tự định đoạt của đương sự luôn được tôn trọng trong suốt quá trình thi hành án. Điều này khác với thi hành án hình sự, người được thi hành án trong thi hành án dân sự luôn giữ vai trò chủ động, có quyền quyết định việc có đưa ra yêu cầu thi hành án hay không ? Đưa ra quyết định vào thời điểm nào ( miễn là trong thời hiệu quy định), yêu cầu thi hành án một phần hay toàn bộ quyết định của bản án,… Trong thi hành án dân sự, các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án, song việc thỏa thuận đó phải phù hợp, không trái pháp luật và không trái đạo đức xã hội .

Thứ ba, chủ thể thực hiện hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự mà cụ thể là các chấp hành viên hoặc các thừa phát lại.

Thứ tư, Cơ quan thi hành án có thể lựa chọn biện pháp thích hợp để việc thi hành án được nhanh chóng, đạt hiệu quả trên cơ sở thỏa thuận của các đương sự. Trong những trường hợp này việc thi hành án không nhất thiết phải theo đúng như nội dung quyết định của bản án mà Tòa án đã trên.

Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận kết quả thi hành án dân sự

Đối tượng thi hành án dân sự trước hết phải là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lí vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của tòa án, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội động xử lí vụ việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài Việt Nam.

Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Thi hành án dân sự là hoạt động có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công án, các tổ chức tín dụng- ngân hàng, cơ quan- đơn vị người phải thi hành án làm việc,…

5. Vai trò, ý nghĩa của thi hành án dân sự:

Thi hành có dân sự có vai trò, ý nghĩa quan trọng, theo đó,

Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sực có giá trị khi được thi hành trên thực tế nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đồng thời giúp cho việc phát triển những khiếm khuyết của các quy định của pháp luật trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, đồng thời kiểm tra lại quá trình xét xử trước đó để rút kinh nghiệm, năng cao chất lượng và hiệu quả công tác xét xử.

Thi hành án dân sự góp phần thúc đẩy và giải phóng các nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Thi hành án dân sự có tác dụng quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, năng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, tạo niềm tin của của người sân vào tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố quyền lực nhà nước.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.

Từ khóa » Sự Lý Nghĩa Là Gì