Thi Nhân Việt Nam By Hoài Thanh | Goodreads
Có thể bạn quan tâm
Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this bookThi nhân Việt Nam
Hoài Thanh, Hoài Chân
4.31Want to readBuy on AmazonRate this bookThi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những điều cảm nhận đó. Trong phần "Nhỏ to...", lời cuối sách, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nói rõ: "Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ ?. Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế ? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời."- GenresNonfictionPoetryLiteratureLiterary CriticismClassicsRead For School
404 pages, Paperback
First published January 1, 1942
Book details & editionsLoading interface...Loading interface...About the author
Hoài Thanh
8 books7 followersHoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.Ratings & Reviews
What do you think?Rate this bookWrite a ReviewFriends & Following
Create a free account to discover what your friends think of this book!Community Reviews
4.31 5 stars296 (50%)4 stars197 (33%)3 stars76 (12%)2 stars11 (1%)1 star6 (1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 30 of 40 reviewsThủy Ngân81 reviews18 followersFebruary 1, 2021Thơ Mới hay, nói bằng thừa, nhưng luận về Thơ Mới lại càng hay. Đọc 'Thi Nhân Việt Nam", lòng chỉ biết xuýt xoa: Ui chao! Hay sao mà hay thế- Tình sao mà tình thế. Đọc sách mới ù òa về một thời kì thơ ca rực rỡ, đồ sộ của dân tộc - thời kì giao thoa nên ai cũng hăng hái gây dựng một tiếng nói trên văn đàn, cố gắng 'gạn đục khơi trong' để thổi vào thi phẩm cái hồn phách tinh túy nhất. Để hậu bối biết ngoài Xuân Diệu đĩ mà duyên còn có Nguyễn Bính quê mà chất, ngoài Thế Lữ hùng hồn, hào sảng còn có Tản Đà buồn bã mộng đào nguyên...Không giới hạn những tác gia nổi tiếng, Hoài Thanh - Hoài Chân đã kì công biên soạn, kiếm tìm những 'bụi vàng' ít người biết đến, nhưng không vì thế mà kém sáng giữa rừng thơ. Lời bình có họa, có nhạc, nghe uyển chuyển như suối chảy mà phong phú sắc màu. Để từ mĩ cảm nghệ thuật, người ta thấy cái nồng nhiệt cống hiến của ngòi bút phê bình vào nền thi ca Việt Nam, thấy cái đồng cảm tâm giao với thế hệ thơ đương thời và thấy trùng điệp nỗi buồn thế thái giữa buổi loạn ly, nhăng cuội. Cảm mến Thơ Mới, ta cần cảm mến Hoài Thanh - Hoài Chân. Nhờ hai ông, một thời kỳ vàng son của thơ ca được khắc ghi để 'trơ gan cùng tuế nguyệt'. Những giá trị ấy, qua thời gian, vẫn luôn tỏa sáng không phai trong tâm khảm người đọc.* Bạn có thể đọc từ đầu đến cuối, vì câu từ nào cũng như 'ngọc thốt hoa cười', như thế nhưng tuyệt đối không phải câu nệ tầm chương trích cú nhé. Song, bạn hãy thưởng thức tác phẩm chậm rãi như ăn cốm. Chậm mới thấm, mới cảm được cái duyên, và tránh bội thực.Anh488 reviews197 followersDecember 14, 2011Chẳng lẽ nói "cuốn này hay lắm"? Thừa. Thơ mới đã hay thế, thì bình luận / phê bình về nó còn hay đến đâu nữa!Nhớ không lầm thì Ngữ văn cấp II hay III gì đấy có học, hoặc dẫn vài đoạn trong cuốn này. Ấn tượng mạnh, dù đã quên mất nó dẫn trích cái gì, thì cái tên "Thi nhân VN" vẫn còn dính lại. Phải công nhận, hồi xưa học Văn thấy không chịu nổi, bây giờ càng ngẫm lại, càng thấy hay. Cái môn khỉ gió đấy đã cho mình bao nhiêu cơ hội tiếp cận văn học trong nước và nước ngoài. Mà toàn những tác phẩm "khủng". Thế mà ngày xưa ngó lơ.Ờ. Quay lại nói tiếp về cái cuốn Thi nhân Việt Nam của ông Hoài Thanh. Đọc phải câu từ của cái thời mới biết tiếng Tây cũng khó chịu thật (VD: phiên âm tầm bậy tầm bạ tên người ta kiểu Mạnh Đức Tư Cưu, Mạc Tư Khoa... tên Tây mà nghe rất chi là Tàu :| Mình mà là NXB mình bắt sửa lại tên riêng hết, mặc kệ nguyên tác). Với cả mình cũng hơi khó chịu vì ông này chê mấy bài mình thích. Biết làm sao, ổng phê bình theo í kiến riêng của ổng, và ổng cũng đã nói thế ngay từ đầu rồi. Làm gì có chuyện tất cả mọi người đều thích 1 bài, ghét 1 bài.Vả lại đọc cuốn này mới biết thêm nhiều bài khác, mặc dù tên tuổi nhà thơ không thể sánh nổi với tai to mặt lớn như Thế Lữ với Hàn Mặc Tử rồi, và nội dung thơ phú thì cũng không mới, nhưng có thể nói là khá thú vị. Mà cuốn này lại ghi chú rất cẩn thận, đầy đủ nguồn dẫn và 1 vài dòng lý lịch của tác giả (nếu có).Suýt quên, dặn ai chưa đọc, là đừng có dại đọc cuốn này từ đầu đến cuối. Chết chắc. Đọc phải từ từ, chậm rãi, đẹp trời rảnh rỗi, hoặc chán văn học nước ngoài, hoặc hứng lên muốn thêm tí thơ ca vào đời sống, lúc đấy hẵng rút ra đọc vài bài, rồi cất đi đợi dăm bữa nửa tháng nữa mở ra đọc tiếp. Gì chứ, thơ và bình thơ, đọc 1 lượt vài chục bài có mà ốm.- favoritenon-fictionread-in-school ...more
- kỉ-nịm-ấu-thơnghim-túc-hư-cấunhư-thơ-như-mơ ...more
- poetryvietnam
- audiobooknon-fictionpoem ...more
- 2021disney-reimaginedfavorites ...more
- vietnamese
- 2023
- thơ-ca
- nonfictionvietnamese-books
- poem
Join the discussion
Adda quoteStarta discussion2questionsCan't find what you're looking for?
Get help and learn more about the design.Help centerTừ khóa » Hoài Thanh Thi Nhân Việt Nam
-
Thi Nhân Việt Nam - Thư Viện PDF
-
Đọc Sách Truyện Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân Online
-
Thi Nhân Việt Nam - Hoài Chân - Goodreads
-
Chính Xác, đó Là Hoài Thanh - Hoài Chân - VnExpress
-
Thi Nhân Việt Nam (Hoài Thanh - Hoài Chân) - Facebook
-
Thi Nhân Việt Nam | Tiki
-
THI NHÂN VIỆT NAM 01 - HOÀI THANH (TÁC GIẢ - YouTube
-
Đọc: Thi Nhân Việt Nam
-
Thi Nhân Việt Nam 1932 - 1941 / Hoài Thanh, Hoài Chân. - H.
-
Hoài Thanh Với “Thi Nhân Việt Nam”
-
Sách Thi Nhân Việt Nam - FAHASA.COM
-
Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh, Hoài Chân ~ Chương 3 # Mobile
-
Chung Quanh Quyển Thi Nhân Việt Nam (1932-1941)