Thị Phần Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Thị Phần Chính Xác - Vietnix

Thị phần là gì? Tìm hiểu cách tính thị phần theo nhiều cách khác nhau để dù đang kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng sẽ dễ dàng thành công hơn. Hãy tìm hiểu nhiều hơn trong bài viết bên dưới nhé!

Thị phần là gì?

Thị phần là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường. Trong đó, thị phần càng cao, doanh thu của công ty càng tăng. Do đó, các doanh nghiệp càng chú trọng việc nâng cao thị phần, đó cũng là cách để tạo thêm nhiều lợi thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ về cách tính thị phần để cải thiện tình hình kinh doanh. Thực tế mà nói đó là doanh số bán hàng được tính bằng phần trăm tổng doanh thu của một ngành. Bằng cách sử dụng thước đo này, chúng ta sẽ có được một ý tưởng chung về quy mô của một công ty so với ngành đó.

Thị phần là phần trăm tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ
Thị phần là phần trăm tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ

Các nhà đầu tư sẽ xem những thay đổi về thị phần như một dấu hiệu nói lên  về khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường. Khi thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một ngành mở rộng, một công ty đang duy trì thị phần của mình sẽ tăng doanh thu với tốc độ tương đương. Có thể hiểu đơn giản rằng, một công ty đang tăng thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Vai trò của thị phần

Bên cạnh việc cải thiện doanh thu của công ty, thị phần còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc:

  • Biểu thị sự phát triển rõ rệt của doanh nghiệp: Khi thị phần của doanh nghiệp thấp, điều này chứng tỏ công ty phát triển chậm hơn so với thị trường. Tương tự như vậy, khi thị phần trở nên tăng cao, tình hình kinh doanh của công ty đang rất khả quan. Vì vậy, thị phần đóng vai trò mang đến cái nhìn bao quát cho các nhà lãnh đạo.
  • Giúp doanh nghiệp nhận thấy khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ: Dựa vào cách tính thị phần mà doanh nghiệp có thể tính phần trăm chiếm lĩnh của công ty trên thị trường. Nhờ đó, họ có thể so sánh khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ khác.
  • Giúp doanh nghiệp bổ sung tài nguyên, nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển: Khi tình hình kinh doanh của công ty đang ở mức độ thấp, ban lãnh đạo cần sớm nhận diện được tình trạng này và gia tăng nhân sự để triển khai thêm các chiến lược cạnh tranh, từ đó tăng thị phần.

Các lưu ý trước khi tính thị phần

Chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ các vấn đề sau trước khi tính thị phần:

  • Cách xác định thị phần hữu hiệu nhất là nghiên cứu về thị trường của ngành bạn đang quan tâm.
  • Thị phần là con số đại diện tỉ lệ phần trăm của doanh nghiệp trong toàn ngành ở một khoản thời gian xác định. Vậy nên thời gian ở đây sẽ được tính theo tháng hoặc theo năm.
  • Đơn vị tính của thị phần bắt buộc phải đồng nhất, đồng thời điểm.

Tất cả những số liệu thu thập được nên chính xác hoặc tương đối chính xác, để doanh nghiệp có thể nhận định về quy mô của doanh nghiệp của mình so với ngành và với đối thủ cạnh tranh.

Xem thêm: WIP là gì? Vai trò của WIP là gì?

Cách tính thị phần

Có thể xác định thị phần của một công ty bằng cách chia tổng doanh số bán hàng hoặc doanh thu của công ty đó cho tổng doanh số bán hàng của ngành trong một thời kỳ tài chính.

Cách tính thị phần như thế nào?
Cách tính thị phần như thế nào?

Cách tính thị phần theo doanh thu

Doanh nghiệp thực hiện theo 4 bước như bên dưới đây:

  • Bước 1: Chọn thời kỳ tài chính của công ty.
  • Bước 2: Tính tổng doanh số bán hàng của công ty.
  • Bước 3: Tính tổng doanh số thị trường cho ngành của công ty.
  • Bước 4: Chia tổng doanh số bán hàng của công ty cho doanh số thị trường tổng thể trong ngành đó.

Cách tính thị phần theo sản phẩm bán

Chỉ cần làm theo 4 bước như đã được hướng dẫn bên dưới sẽ nhanh chóng tính được thị phần:

  • Bước 1: Chọn thời kỳ tài chính của công ty.
  • Bước 2: Tính tổng doanh số bán sản phẩm của công ty.
  • Bước 3: Tính tổng số sản phẩm đã bán cho ngành của công ty.
  • Bước 4: Chia tổng số sản phẩm đã bán của công ty cho tổng số sản phẩm đã bán trong ngành của bạn.

Công thức tính thị phần doanh nghiệp

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường.

Hoặc:

Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp: Tổng doanh số của thị trường: Tính thị phần

Công thức tính thị phần tương đối của doanh nghiệp

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.

Hoặc:

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp: Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường: Tính thị phần tương đối

Cách tính thị phần tuyệt đối

Để tính thị phần tuyệt đối, bạn có thể áp dụng một trong hai công thức sau:

  • Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của công ty / Tổng doanh số của thị trường.
  • Thị phần = Tổng số sản phẩm đã bán của công ty / Tổng lượng sản phẩm thị trường đã tiêu thụ.

Khi áp dụng công thức vào ví dụ thực tế, một công ty A kinh doanh máy lạnh với tổng thị phần sản phẩm bán được là 2000 cái. Trong đó, công ty A bán được 400 cái.

Vậy theo công thức, ta có: (400/2000)*100 = 20%. Điều này có nghĩa là công ty A chiếm 20% trong tổng thị phần máy lạnh trên thị trường.

Cách tính thị phần một cách tối đa hóa

Có 03 cách chính để doanh nghiệp áp dụng nhằm gia tăng thị phần một cách hiệu quả và tối đa, gồm:

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng là một trong những cách tối đa hóa thị phần một cách hữu hiệu. Ngày nay, người tiêu dùng ngoài việc chú trọng đến hình ảnh, chất lượng sản phẩm thì dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố doanh nghiệp cần chú trọng. Đây cũng là một trong những tiêu chí thúc đẩy việc mở rộng tệp khách hàng trung thành, từ đó gia tăng thị phần cho doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược giá cạnh tranh

Giá cả luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hiểu được điều đó, một số doanh nghiệp thực hiện lập kế hoạch tạo mức giá cạnh tranh để thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng.

Để sở hữu chiến lược giá cả hoàn hảo, các công ty cần xem xét các nhân tố liên quan như: chi phí sản xuất, đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu và chất lượng sản phẩm, sau đó đưa ra mức giá hợp lý. Nhờ đó, lượng sản phẩm bán ra càng tăng thì thị phần sẽ tăng cao theo.

Mua của đối thủ cạnh tranh

Cách thức nhanh nhất và được nhiều doanh nghiệp áp dụng chính là mua thị phần của đối thủ cạnh tranh. Đây là cách thức hữu hiệu khi bạn vừa loại bỏ đối thủ ra khỏi thị trường, vừa lấy được tệp khách hàng có sẵn từ họ. Tuy nhiên, để áp dụng cách thức này, bạn cần phải là doanh nghiệp có vị thế trên thị trường và sở hữu khối tài sản lớn, đồng thời có cách tính toán phù hợp trước khi mua thị phần của công ty khác.

Áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần tăng trưởng

Dựa vào kết quả của mô hình BCG, doanh nghiệp có thể ra quyết định nên tiếp tục đầu tư hay ngừng sản xuất sản phẩm đó. Mô hình BCG gồm:

Tiêu chíGiải thích
Ngôi saoSản phẩm được đánh giá đang có thị phần tốt, trên đà mở rộng và ngành đang tăng trưởng mạnh. Doanh nghiệp được khuyên là nên tiếp tục đầu tư và marketing vì sản phẩm đang có khả năng tăng trưởng tốt.
Con bò sữaSản phẩm có thị phần nhất định trong ngành và ngành này cũng đang tăng trưởng đều. Đây là khu vực mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp vì có mức lợi nhuận đều. Vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì mức độ này, tránh để thị phần giảm.
Dấu hỏi chấmSản phẩm có thị phần chưa được biết đến nhiều trong ngành có mức độ tăng trưởng cao. Mặc dù cũng có thể sản phẩm sẽ có tiềm năng trong thị trường phát triển mạnh nhưng vẫn chưa xác định được thị phần tương lai. Ở giai đoạn này, công ty cần đưa ra các chiến lược Marketing bổ sung để tăng độ nhận diện của sản phẩm.
Con chóSản phẩm có thị phần rất nhỏ và ngành cũng đang tuột dốc. Đây là thị trường không còn tiềm năng và không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp được khuyên không đầu tư vào. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sớm loại bỏ hoặc xử lý để tránh thất thoát chi phí và giảm độ tập trung phát triển vào nhóm sản phẩm này.

Cách xác định thị phần bằng chiến lược 4C trong Marketing

Mô hình 4C được tạo ra vào năm 1990, bởi chuyên gia Robert F.Lauterborn và là mô hình mở rộng của Marketing 4P. Dựa vào chiến lược này, doanh nghiệp có thể thực hiện gia tăng thị phần một cách nhanh chóng:

Customer Solution – Giải pháp dành cho khách hàng

Giải pháp đầu tiên và rất cần trong xã hội hiện nay chính là giải pháp dành cho khách hàng. Trong đó, các doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố như: lợi thế cạnh tranh, giá trị dịch vụ/sản phẩm và định vị sản phẩm trên thị trường.

Bên cạnh đó, ban cần nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp để xác định khách hàng mục tiêu cũng như nhu cầu thực sự của họ. Từ đó, doanh nghiệp nắm bắt được insight của người tiêu dùng, và đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp nhằm nâng cao thị phần.

Customer Cost – Chi phí của khách hàng

Chi phí khách hàng không chỉ dừng lại ở giá cả của sản phẩm, mà còn là: thời gian, địa điểm, phí vận hành, phí xăng xe, phí sử dụng,… khi khách đến mua hàng. Do đó, doanh nghiệp cần đưa ra chính sách giá phù hợp sao cho thỏa mãn các tiêu chí: khả năng khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm, giá trị và sự hài lòng của họ.

Convenience – Sự tiện lợi

Hiện nay, người tiêu dùng cũng đề cao về sự tiện lợi khi mua sắm, nhất là khi hình thức mua hàng online ngày càng phổ biến. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt kỹ về những khó khăn khi mua sắm online của người tiêu dùng, cách thức mô tả sản phẩm của công ty đã hợp lý hay chưa và đừng quên chú trọng việc chăm sóc khách hàng mỗi khi họ cần giải đáp thắc mắc.

Communication – Giao tiếp

Chiến lược 4C sẽ trở nên kém hiệu quả khi không có yếu tố giao tiếp. Với doanh nghiệp, việc giữ sự tương tác và mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũng là cách thông dụng để gia tăng thị phần vì duy trì tệp khách hàng tiềm năng, trung thành. Nhất là với thời kỳ 4.0, doanh nghiệp có thể giữ liên lạc với người tiêu dùng thông qua các nền tảng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram,…rất dễ dàng.

Ví dụ về thị phần của Vinamilk

Một trong những doanh nghiệp nổi trội nhất tại Việt Nam về thị phần chính là công ty sữa Vinamilk. Có thể nói rằng, tính đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đã chiếm khoảng 50% trong tổng thị phần sữa trên thị trường.

Chi tiết hơn, Vinamilk hiện là doanh nghiệp sở hữu khoảng 250 dòng sản phẩm sữa dành cho mọi lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu khách hàng để đa dạng các loại sữa như: sữa tươi, sữa chua, sữa bột,…Ngoài ra, trong năm 2023, doanh thu từ thị trường trong nước đã đóng góp 83,7% vào tổng doanh thu của Vinamilk. Trong đó, sữa tươi là loại góp nhiều nhất, tiếp theo đó là sữa chua và sau cùng là sữa bột.

Hơn thế nữa, Vinamilk luôn là doanh nghiệp có khả năng sản xuất lớn nhất với hơn 16 nhà máy sữa, 2.000 địa điểm bán hàng và khoảng 200 nhà phân phối độc quyền đã tạo nên hệ thống vững chắc về ngành sữa trên thị trường.

Vinamilk chiếm khoảng 50% thị phần trong thị trường sữa
Vinamilk chiếm khoảng 50% thị phần trong thị trường sữa

Câu hỏi thường gặp

Thị phần khách hàng là gì?

Thị phần khách hàng được hiểu là tỷ lệ mà một người tiêu dùng mua từ nhà cung cấp để sử dụng một nhóm dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Ví dụ, một người tiêu dùng cứ 10 lần mua nước rửa tay thì có 06 lần mua của nhà cung cấp Lifebuoy, vậy thị phần của họ là 60%.

Thị trường là gì?

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua – bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Hay nói cách khác, thị trường là một môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: cung – cầu, đối thủ cạnh tranh, giá cả, lợi nhuận,…và là nơi để người mua và người bán xác định sản lượng, giá trị của sản phẩm/dịch vụ.

Sbu là gì?

SBU là thuật ngữ viết tắt của Strategic Business Unit, được hiểu là một đơn vị chiến lược thuộc cơ cấu tổ chức của một công ty. Họ là những người tập trung vào một nhóm sản phẩm, lĩnh vực hay dịch vụ nhất định.

Lời kết

Qua bài viết, chắc rằng bạn đã hiểu được hơn về thị phần là gì, cũng như biết cách tính và hiểu rõ hơn vì sao nó lại quan trọng đến thế. Vietnix hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức vững chãi để đưa doanh nghiệp ngày thành công hơn.

Từ khóa » Hệ Số Tiêu Thụ Sản Phẩm Là Gì