Thị Phi Là Gì? Làm Thế Nào để ứng Phó Với Thị Phi Trong Cuộc Sống?

VOH OnlineChờ...
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Radio
  • Kiến thức
  • Podcast
  • Video
  • Sự kiện
logo×Trang chủ Tiêu điểm: Nhân Humanity×Chờ... Kiến thứcThường thứcSống đẹpNguyễn Thị Mỹ GiangNguyễn Thị Mỹ Giang4.3 (1632)Thứ Bảy, 28/05/2022, 07:00 (GMT+7)Chia sẻChia sẻ|LưuPhóng to chữThu nhỏ chữ| Bình luận| LikeDislike(VOH) - Người xưa có câu: 'Người luôn nói ngọt, sẽ có điều không thật lòng. Kẻ luôn đặt điều, sẽ thường rước họa thị phi'. Vậy thị phi có ý nghĩa là gì?Mục lục
  1. Thị phi là gì?
  2. Thị phi xuất hiện từ đâu?
  3. Một số loại thị phi thường gặp trong cuộc sống
    1. Thị phi nói quá, phóng đại
    2. Thị phi đặt điều nói xấu
    3. Thị phi châm biếm quá khứ của người khác
  4. Cuộc sống dễ dàng hơn nếu tránh được thị phi
  5. Bị thị phi phải làm sao?

Người ta thường ví rằng miệng lưỡi thế gian như con rắn độc có thể hại mình, hại người bất cứ lúc nào. Những lời nói không hay chỉ làm cho cuộc sống trở nên mệt mỏi và đau khổ, ấy thế mà khó ai tránh được thị phi trên đời. Vậy thị phi là gì? Làm thế nào để ứng phó khi gặp thị phi?

1. Thị phi là gì?

Một trong những quy luật cuộc sống mà ai cũng nên nhớ đó chính là sống ở trên đời rất khó để làm hài lòng hết tất cả mọi người. Có người yêu mến thì cũng sẽ có người ghét bỏ, có lời khen thì khó mà tránh được những chê bai. Vậy nếu bỗng một ngày bạn nghe được những lời bàn tán không hay, đó cũng là lúc bạn gặp phải thị phi trong cuộc sống.

Theo từ điển Hán Việt “thị” có nghĩa là đúng, “phi” có nghĩa là sai. Thị phi là hai chữ đối lập nhau nhưng luôn tồn tại song song trong cuộc sống, được ví như trắng và đen hay ngày và đêm, không thể tách rời. Thị phi làm cho cuộc đời vốn phức tạp lại càng trở nên phức tạp hơn. 

thi-phi-la-gi

Thị phi làm cho cuộc đời vốn phức tạp lại càng trở nên phức tạp hơn

2. Thị phi xuất hiện từ đâu?

Trong dân gian có câu “Hoạ hay phúc đều do miệng mà ra”, điều này có nghĩa rằng những lời nói mang ý nghĩa tốt đẹp sẽ luôn giúp bạn được người khác trân trọng, ngược lại những lời nói bịa đặt, thiếu văn hóa sẽ khiến người khác ác cảm về bạn. Thị phi cũng từ miệng mà ra, từ miệng của người khác nói về bạn hoặc từ chính bạn bàn tán về những người khác. 

Những lời nói từ miệng có thể bắt nguồn từ sự đố kỵ, ganh ghét giữa người với người. Ghen tị vì thứ người khác có, ghen tị vì người khác giỏi hơn, thay vì cố gắng thì nhiều người lại bộc lộ bản tính xấu, tìm đủ mọi thói hư tật xấu của người khác để đặt lời đàm tiếu nhằm hạ thấp giá trị bản thân họ. 

thi-phi-la-gi

Thị phi cũng từ miệng mà ra

Dù chỉ là những chi tiết nhỏ, sự quan sát nửa vời nhưng khi đứng trước dư luận mọi việc lại được thổi phồng lên, trở thành tâm điểm của nhiều người. 

Ngày nay, thị phi không chỉ xuất hiện từ những người ở xung quanh mà còn nổi tiếng qua báo đài, các sản phẩm truyền thông. Mạng xã hội trở thành một con dao hai lưỡi khiến cho thị phi trong cuộc sống lan tỏa nhanh chóng. Thị phi dường như là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. 

3. Một số loại thị phi thường gặp trong cuộc sống

Con người vốn có bản tính tò mò, chính vì thế những câu chuyện nhỏ qua miệng lưỡi sẽ dễ thành chuyện lớn. Người buôn chuyện thường không quan tâm đến đúng sai hay cảm giác của người khác. Tùy theo từng sự việc mà dư luận sẽ chia thành những loại thị phi khác nhau.

3.1. Thị phi nói quá, phóng đại

Thị phi dạng nói quá, phóng đại thường rất hay gặp trong cuộc sống. Một câu chuyện qua từng người kể chỉ cần thêm chút “đường”, chút “muối” cho hấp dẫn lại trở thành chuyện thị phi. Sau nhiều lần truyền miệng, từng chút nhỏ sẽ bị phóng đại và thậm chí có thể gây nguy hại đến người khác.

3.2. Thị phi đặt điều nói xấu

So với nói quá, đặt điều nói xấu tuy ít hơn nhưng tác hại lại nghiêm trọng hơn. Họ cảm thấy ghen tức vì người khác giỏi giang, không muốn thua kém nên đã đặt điều bôi nhọ cho thỏa lòng. Mục đích của họ là để hạ thấp giá trị của người khác và nâng cao giá trị của bản thân.

thi-phi-la-gi

Thị phi có nhiều loại và thường phát triển bằng cách truyền miệng

3.3. Thị phi châm biếm quá khứ của người khác

Quá khứ là điều đã cũ, đó có thể là điều mà nhiều người muốn quên đi. Thế nhưng nhiều người lại thích lôi chuyện quá khứ ra để châm biếm, bàn tán. Trong quá khứ ai cũng từng có những sai lầm, việc lôi quá khứ ra châm chọc là điều mà không ai nên làm. 

Xem thêm: ‘Một câu nhịn chín câu lành’ - Câu tục ngữ khuyên con người nên học cách nhường nhịn để đạt được thành công

4. Cuộc sống dễ dàng hơn nếu tránh được thị phi

Những người bàn tán về thị phi đích thị là “người thị phi”. Người thị phi là người dùng những lời nói đổi trắng thay đen, khiến cho cuộc sống trở nên phức tạp hơn, không những tạo rắc rối cho người khác mà thậm chí còn tạo rắc rối cho chính mình.

Những lời nói tổn thương người khác đừng nên đề cập đến, ở đời những lời nói tốt đẹp mới nên nói nhiều. Lời nói không đúng dù là vô tình hay cố ý đều có thể làm tổn thương đến tinh thần của người bị bàn tán. Đặc biệt ở thời đại này, những “anh hùng bàn phím” đặt điều sau lưng người khác, công kích trên mạng xã hội có thể gây nên những hậu quả không đáng có. 

5. Bị thị phi phải làm sao?

Oscar Wilde từng nói: “Every saint has a past, every sinner has a future” nghĩa là: “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai". Bạn không thể thay đổi được suy nghĩ của người khác, cũng không thể can ngăn thị phi đến với mình, điều mà bạn có thể làm đó chính là làm chủ vận mệnh của mình. 

Khi đứng trước thị phi, chịu những tin đồn không hay về mình, điều đầu tiên bạn nên làm đó là giữ vững bình tĩnh, tin vào bản thân mình. Trên cuộc đời này, bạn chỉ cần là chính mình, sống và làm điều mình thích.

thi-phi-la-gi

Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai.”

Khi đứng trước thị phi, bạn không nên cố gắng giải thích. Bản chất nếu họ tin bạn thì chắc chắn rằng sẽ không có những lời nói bịa đặt hay để câu chuyện đi quá xa. Bạn không nên cãi cọ hay tức giận bởi điều này sẽ khiến cho những lời bàn tán về bạn đi xa hơn.

Để tránh thị phi ở đời bạn nên tôn trọng tất cả mọi người bởi khi đối xử chân thành với mọi người, không coi thường ai thì họ cũng có sự tôn trọng dành cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét lại chính mình và suy nghĩ thật kỹ trước khi đánh giá người khác. Muốn hiểu người, trước tiên phải hiểu chính mình.

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet 

Giải thích ý nghĩa tục ngữ Ăn cây nào rào cây ấy là gì?
Giải thích ý nghĩa tục ngữ "Ăn cây nào rào cây ấy" là gì?
Giải thích ý nghĩa câu ca dao ‘Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe’
Giải thích ý nghĩa câu ca dao ‘Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe’Sống đẹpkhái niệmThị phi Bình luận

Từ khóa » Giải Thích Từ Thị Phi Là Gì