Thi Thực Tập SINH LÝ 2_CTUMP - 123doc

- Nguyên lí: khi cơ tim hoạt động sẽ sinh ra dòng điện, dòng điện sinh ra ở tim có thể được dẫn truyền ra da bằng dịch cơ thể, mắc điện cực ngoài da sẽ ghi được những dao động điện thế c

Trang 1

THI THỰC TẬP SINH LÝ 2 Câu 1: Khái niệm điện tâm đồ và nguyên lý hoạt động của máy?

- Điện tâm đồ là đồ thị ghi lại những dao động điện thế cơ tim ở nhiều vị trí khác nhau

- Nguyên lí: khi cơ tim hoạt động sẽ sinh ra dòng điện, dòng điện sinh ra ở tim có thể được dẫn truyền ra da bằng dịch cơ thể, mắc điện cực ngoài da sẽ ghi được những dao động điện thế của các sợi cơ tim

Câu 2: Nêu các loại chuyển đạo gián tiếp và cách mắc:

- Chuyển đạo song cực:

 DI: cực (+) nối với cổ tay trái, cực (-) nối với cổ tay phải

 DII: cực (+) nối với cổ chân trái, cực (-) nối với cổ tay phải

 DIII: cực (+) nối với cổ chân trái, cực (-) nối với cổ tay trái

- Chuyển đạo đơn cực chi:

 aVR: điện cực trung tính: cổ tay trái + cổ chân trái và điện trở 5000 , cực thăm dò nối với cổ tay phải

 aVL: : điện cực trung tính: cổ tay phải + cổ chân trái và điện trở 5000 , cực thăm dò nối với cổ tay trái

 aVF: điện cực trung tính: cổ tay trái + cổ tay phải và điện trở 5000 , cực thăm dò nối với cổ chân trái

- Chuyển đạo đơn cực trước tim:

 Điện cực trung tính nối với cổ tay phải, cổ tay trái, cổ chân trái + điện trở

 Điện cực thăm dò:

 V1: Liên sườn IV bờ phải xương ức

 V2: Liên sườn IV bờ trái xương ức

 V3: Điểm giữa V2 và V4.

 V4: Giao điểm liên sườn V và đường trung đòn trái

 V5: Giao điểm liên sườn V và đường nách trước trái

 V6: Giao điểm liên sườn V và đường nách giữa trái

Câu 3: Nêu các nguyên lý ghi sóng điện tâm đồ: 4 nguyên lý

- Chiều dòng điện tiến về cực (+) của chiều chuyển đạo sẽ ghi được sóng (+) và càng song song nhau sóng (+) càng lớn

- Chiều dòng điện rời xa cực (+) của chiều chuyển đạo sẽ ghi được sóng (-) và càng song song nhau sóng (-) càng sâu

- Chiều dòng điện vuông góc chiều chuyển đạo sẽ không ghi được sóng

- Không có dòng điện, không ghi được sóng

Câu 4: Quy ước về màu sắc khi mắc các điện cực:

- Các điện cực ngoại biên:

Trang 2

 Màu đỏ: cổ tay phải

 Màu vàng: cổ tay trái

 Màu xanh: cổ chân trái

 Màu đen: cổ chân phải

- Các điện cực trước tim: từ V1-V6 sẽ có màu theo thứ tự đỏ, vàng, xanh, nâu, đen, tím

Câu 5: Khi nào thì kỹ thuật ECG đạt yêu cầu, nhịp xoang và tần số đều:

- Kỹ thuật ECG đạt yêu cầu:

 Không mắc lộn dây, P ở DI>0

 Test milivolt tạo thành các góc vuông

 Không bị nhiễu khi đường ghi không bị răng cưa

- Nhịp xoang:

 Luôn có sóng P đi trước QRS

 PR không thay đổi trên cùng 1 chuyển đạo và có độ dài bình thường 0.11 – 0.2s

 P luôn dương ở DI, DII, aVF, V5, V6 và luôn âm ở aVR

- Tần số đều: các khoảng RR bằng nhau hoặc chênh lệch không quá 0.16s

Câu 6: Ý nghĩa các sóng, phức bộ và giá trị bình thường:

- Sóng P: sóng khử cực hai tâm nhĩ

 Hình dạng: tròn đều

 Thời gian <=0.11s

 Biên độ: <=2mm

 Luôn (+) ở DI, DII, aVF và luôn (-) ở aVR

- Khoảng PR: thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất, thời gian 0.18s, dao động

từ 0.11 đến 0.2s

- Phức bộ QRS: phức hợp song khử cực 2 tâm thất

 Hình dạng: nhọn hẹp

 Thời gian

 Chung: 0.06-0.1s (thường 0.07s)

 Nhánh nội điện: Tính từ đầu phức bộ đến đỉnh song dương cuối cùng:

 V.A.T (P): 0.035s (V1, V2)

 V.A.T (T): 0.045s (V5, V6)

 Chỉ số Sokolov – Lyon: R(V5) hay R(V6) + S(V1) hay S(V2)

- Đoạn ST:

 Hình dạng: mềm mại, không tạo góc với sóng T

 Biên độ: nằm trên đường đẳng điện hoặc chênh:

 Chênh lên: <1mm ở chuyển đạo ngoại biên, <2mm ở chuyển đạo trước tim

 Chênh xuống: <0.5mm ở tất cả các chuyển đạo

- Sóng T: sóng tái cực hai tâm thất

 Hình dạng: tù đầu, sườn lên thoai thoải sườn xuống dốc

 Thời gian: k xác định rõ

Câu 7: Các nhóm hình ảnh ECG giống nhau:

- Nhóm 1: D1, aVL, V5, V6

Trang 3

- Nhóm 2: D2, D3, aVF.

- Nhóm 3: V1, V2

- Nhóm 4: V3, V4

- Nhóm 5: aVR

Câu 8 : Nêu 1 số pp thăm dò chức năng thông khí phổi? Định nghĩa hô hấp ký?

- PP thăm dò chức năng thông khí phổi

 Hô hấp ký

 Phế động ký

 Thăm dò tính đàn hồi của phổi ngực

 Đo sức cản đường hô hấp

- Hô hấp ký: phương pháp ghi lại sự thay đổi các thể tích, dung tích, lưu lượng phổi trong các thì hô hấp bình thường và gắng sức

Câu 9: Trình bày các chỉ định và chống chỉ định của hô hấp ký?

- Chỉ định

 Đánh giá các thể và các mức độ RLTK phổi

 Phát hiện sớm các rối loạn chức năng hô hấp

 Điều tra và đánh giá: bệnh nghề nghiệp

 Chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị hen phế quản

 Đánh giá chức năng HH của BN trước khi mổ

 Đánh giá mức độ di chứng tàn phế do BPTNMT gây nên

- Chống chỉ định

 Hen suyễn

 Tim mạch không ổn định

 Trẻ em dưới 5 tuổi

 Người đang hôn mê

 Người bệnh tâm thần

Câu 10: Trình bày nguyên lý hoạt động của máy phế lưu tích phân?

- Máy phế lưu ghi lưu lượng: dòng khí thở ra tạo nên áp suất P sẽ được bộ phận sensor (cảm biến) chuyển thành đại lượng điện ghi đồ thị biểu diễn lưu lượng F theo thời gian

- Máy phế lưu sẽ được ghép với máy tính tính tích phân lưu lượng cho các kết quả về thể tích

Câu 11: Nêu các thông số về thể tích và định nghĩa.

- Vt (Volume Tidal: thể tích khí lưu thông): thể tích khí hít vào và thở ra bình thường

- IRV (Inspiratory Reserve Volume:thể tích khí dự trữ hít vào): thể tích khí hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường

- ERV (Expiratory Reserve Volume: thể tích khí dự trữ thở ra): thể tích khí thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường

- RV (Residual Volume: thể tích khí cặn): thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức

Câu 12: Nêu các thông số dung tích và định nghĩa

Trang 4

- IC (Inspiratory capacity: dung tích hít vào): thể tích khí hít vào hết sức.

IC = Vt + IRV

- FRC (Functional Residual Capacity: dung tích cặn chức năng): thể tích khí còn sót lại trong phổi sau khi thở ra bình thường

FRC = ERV + RV

- VC (Vital Capacity: dung tích sống): thể tích khí hít vào hết sức và thở ra hết sức

VC = Vt + IRV + ERV

- Có 3 dạng

 SVC=VC: dung tích sống thở chậm

 FVC (dung tích sống thở mạnh): hít vào và thở ra nhanh, mạnh và hết sức

 IVC ( dung tích sống hít vào): thở ra hết sức rồi hít vào hết sức

- TLC (Total Lung Capacity: dung tích toàn phổi): khả năng chứa đựng tối đa của phổi TLC = VC + RV

Câu 13: Nêu các thông số đánh giá sự thông thoáng của đường dẫn khí và định nghĩa.

- FEV1 : thể tích khí thở ra tối đa trong 1 giây đầu tiên sau khi hít vào hết sức

- Tỉ số Tiffeneau ( FEV1/VC) :tỉ lệ phần trăm của FEV1 so với VC, chỉ số Tiffeneu dưới 75% là có hội chứng tắc nghẽn

Tỉ số Gaensler ( FEV1/FVC):

- MMEF (FEF 25-75%) : lưu lượng thở gắng sức trong khoảng 25-75% dung tích sống gắng sức, quan trọng để phát hiện tắc nghẽn sớm đường dẫn khí

- PEF (lưu lượng đỉnh): lưu lượng thở ra đỉnh, dung để theo dõi tình trạng hen suyễn

- MEF 75, MEF50, MEF25 (hay FEF25, FEF50, FEF75)

- MVV (thông khí tối đa phút): thông khí tự ý tối đa, cho biết tình trạng cơ học hô hấp

Câu 14: Vẽ và giải thích tâm động ký trên ếch:

Xoang TM thu: ab

Nhĩ thu: bc

Thất thu: cd

Xoang TM trương : be

Nhĩ trương: cf

Thất trương: dg

Tâm trương toàn bộ: de

Trang 5

Câu 15: Nêu kết luận về nút thắt Stainus: 4 kết luận

1 Xoang tĩnh mạch áp đặt nhịp cho tâm nhĩ và tâm thất

2 Nút thắt thứ nhất ngăn xoang tĩnh mạch áp đặt nhịp cho tâm nhĩ và tâm thất

3 Sau nút thắt thứ nhất, tâm nhĩ áp đặt nhịp cho tâm thất

4 Sau nút thắt thứ hai tâm thất đập theo nhịp của chính nó

Câu 16: Nêu các tính chất sinh lý của tim và nguyên tắc ghi tâm động ký, các buồng tim và

hệ thống dẫn truyền trên tim ếch:

- 4 tính chất sinh lý của tim: tính hưng phấn, tính trơ có chu kì, tính nhịp điệu và tính dẫn truyền

- Nguyên tắc: bộc lộ tim ếch, quan sát trực tiếp và nối với hệ thống bút ghi hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy để ghi lại đồ thị hoạt động của tim ếch, từ đó thử ảnh hưởng một số tác nhân lên hoạt động tim

- Tim ếch có 1 xoang tĩnh mạch, 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, hệ thống dẫn truyền gồm:

 Nút Remark: nằm trên xoang TM tương ứng nút xoang ở người

 Nút Bidder: nằm ở vách liên nhĩ tương ứng nút nhĩ thất

 Nút Ludwig: nằm sát nút bidder có vai trò ức chế nút Bidder

 Lưới Gaskell: dẫn truyền trong cơ thất tương ứng mạng Purkinje ở người

Câu 17: Vẽ và nêu tính chất đường cong Starling:

- Phát biểu định luật: Lực co cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài sợi cơ tim trước khi co

- Vẽ sơ đồ đường cong Starling:

- Tính chất đường cong Starling:

 Tương quan trên không phải mãi mãi, khi cơ tim dãn đến một mức độ nào đó, lực

co sẽ giảm

 Họ đường cong Starling: đường cong có thể chuyển phải (tăng lực co) hoặc chuyển trái (giảm lực co)

Câu 18: Nêu ảnh hưởng nhiệt, ion và háo chất lên hoạt động tim ếch:

TT Tác nhân Lực co Tần số Trương lực Đường cong Starling

Trang 6

4 Ca++ + 0 + Phải

Câu 19: Đặc điểm tim ếch khi bị kích thích điện:

- Kích thích xung đơn: chứng minh tính trơ có chu kỳ của cơ tim

o Kích thích vào lúc cơ tim đang co: không có đáp ứng

o Kích thích vào lúc cơ tim đang dãn: đáp ứng bằng một co bóp phụ gọi là ngoại

tâm thu (đến sớm và nghỉ bù)

- Kích thích bằng xung liên tục:

o Tim giảm dần tần số và lực co và cuối cùng ngừng đập ở thì tâm trương

o Nếu tiếp tục kích thích thì một lát sau tim sẽ đập trở lại gọi là hiện tượng thoát ức chế Cơ chế là do tim ngừng đập ở thì tâm trương máu về tim nhiều sẽ gây phản

xạ tim-tim (Bainbridge) làm tim đập trở lại

Câu 20: Trình bày định luật Poiseuille và nguyên tắc thì nghiệm huyết áp trực tiếp:

- Định luật Poiseuille – Hagen:

Q: lưu lượng chất lỏng

đentaP: áp suất đầu vào – áp suất dầu ra

l: chiều dài ồng

n: độ nhớt

r: bán kính ổng

Như vậy, huyết áp phụ thuộc vào:

 Lưu lượng tim

 Độ nhớt và thể tích máu

 Đường kính mạch máu

- Nguyên tắc: dùng huyết áp kế Ludwig là một ống chữ U, có đường kính 5mm gắn trên một bảng có chia độ Huyết dáp kế này có một ổng thông được đưa thẳng vào động mạch cảnh động vật thí nghiệm để đo huyết áp trong điều kiện bình thường và khảo sát ảnh hưởng một số thuốc trên huyết áp

Câu 21: Vẽ và chú thích đồ thị ghi huyết áp trực tiếp:

4

4

8

8

r

l Q P l

r P Q

  

Trang 7

- Sóng alpha: do tim co bóp tạo nên

- Sóng beta: khi nối các đỉnh sóng alpha ta có song beta, sóng này biểu hiện ảnh hưởng

hô hấp lên HA, HA tăng khi hít vào và giảm khi thở ra

- Sóng gamma: khi nối các đỉnh sóng beta ta được sóng gamma, song này do ảnh hưởng của trung tâm hô hấp và trung tâm vận mạch

Câu 22: Mô tả và giải thích hiện tượng khi tiêm Adrenalin lần 1:

- Mô tả hiện tượng:

o Sóng : tăng tần số, tăng biên độ

o Sóng : không thấy

o Sóng : tăng biên độ rất cao

- Nhận xét:

o Tim: tăng tần số và lực co cơ

o Hô hấp: không còn ảnh hưởng lên huyết áp

o Mạch: co rất mạnh

 Huyết áp tăng

- Giải thích hiện tượng:

- Adrenalin là thuốc cường giao cảm nên khi tiêm vào đã:

o Đến gắn lên receptor 1 trên tim làm tăng hoạt động của tim

o Đến gắn lên receptor 1 trên mạch làm co mạch

 Do đó dẫn đến tăng huyết áp

Câu 23: Mô tả và giải thích hiện tượng khi tiêm Atropin:

- Mô tả hiện tượng:

o Sóng : tăng tần số, tăng biên độ

o Sóng : tăng nhẹ

o Sóng : tăng biên độ nhẹ

Trang 8

- Nhận xét:

o Tim: tăng tần số và lực co cơ

o Hô hấp: tăng hoạt động

o Mạch: co nhẹ

huyết áp tăng

- Giải thích:

Atropin là thuốc đối phó giao cảm bằng cơ chế cạnh tranh nên khi tiêm vào đã đến gắn lên receptor Muscarinic trên tim và mạch làm mất tác dụng của phó giao cảm Chỉ còn tác dụng giao cảm trên tim và mạch dẫn đến tăng hoạt động tim và co mạch làm tăng huyết áp

Câu 24: Mô tả và giải thích hiện tượng khi tiêm Adrenalin lần 2:

- So sánh với lần 1:

o Thời gian bắt đầu tác dụng ngắn hơn

o Huyết áp tăng cao hơn

o Thời gian trở về bình thường chậm hơn

- Nhận xét:

o Tác dụng của adrenalin lần 2 mạnh hơn lần 1

- Giải thích:

Tiêm adrenalin lần 2 sau khi tiêm atropin mà adrenalin là thuốc cường giao cảm trong khi atropin là thuốc ức chế phó giao cảm bằng cơ chế cạnh tranh Như vậy, tăng tác dụng của giao cảm nhưng lại giảm tác dụng phó giao cảm nên huyết áp tăng rất mạnh

Câu 25: Mô tả và giải thích hiện tượng khi kích thích dây X:

- Mô tả hiện tượng:

o Sóng : giảm tần số, giảm biên độ

o Sóng : không thấy

o Sóng : giảm biên độ rất mạnh

- Nhận xét:

o Tim: giảm tần số và lực co cơ

o Hô hấp: không còn ảnh hưởng lên huyết áp

o Mạch: dãn mạnh

Trang 9

huyết áp giảm

- Giải thích hiện tượng:

- Dây X là là dây phó giao cảm nên khi bị kích thích đã tiết ra acetylcholin:

o Đến gắn lên receptor M trên tim làm giảm hoạt động của tim

o Đến gắn lên receptor M trên mạch làm dãn mạch

- Do đó dẫn đến giảm huyết áp

Câu 26: Trình bày nguyên tắc thí no về tác dụng của insulin trên ĐH? Nêu các chỉ số nồng

độ glucose bình thường, khi hạ đường huyết và khi có triệu chứng hạ ĐH?

- Nguyên tắc: Tiêm insulin vào tĩnh mạch rìa tai của thỏ, insulin sẽ gây hạ đường huyết làm thỏ xuất hiện những triệu chứng của hạ đường huyết

- Các chỉ số đường huyết:

 Bình thường: 80-120mg/dL (75-110mg/dL)

 Hạ ĐH: <70mg/dL

 Triệu chứng hạ ĐH: <45-50mg/dL

Câu 27: Trình bày các yếu tố tham gia điều hòa ĐH?

- Hệ thống làm tăng ĐH: GH, T3-T4, glucagon, cortisol, catecholamin, TK giao cảm

- Hệ thống làm giảm ĐH: insulin, TK phó giao cảm

Câu 28: Trình bày đặc điểm sử dụng đường của cơ thể và mô não?

- Cơ thể: cơ thể tiêu thụ đường với mục đích chính là để tạo năng lượng, tốc độ sử dụng 2mg/kg/phút

- Mô não là một mô tiêu thụ đường rất đặc biệt, có 4 đặc điểm sử dụng đường của mô não:

 Hấp thu không cần insulin

 Hầu như chỉ sử dụng đường để tạo năng lượng mà không sử dụng các dạng sinh năng khác

 Chỉ chuyển hóa đường theo con đường hiếu khí

 Sử dụng 50% lượng đường trong máu, mỗi ngày cần cung cấp 100g glucose để duy trì hoạt động tối hảo

Câu 29: Nêu một số nguyên nhân gây hạ đường huyết trên lâm sàng?

- Hạ đường huyết do đói: ít gặp

- Hạ đường huyết do tiêm quá liều insulin: lưu ý tái hạ đường huyết

- Hạ đường huyết sau uống rượu: thường gặp, di chứng năng nề nếu cấp cứu muộn

Câu 30: Xét nghiệm thử thai là gì? Nêu tên 2 pp XNTT và ý nghĩa của các XNTT?

- Xét nghiệm thử thai là xét nghiệm đánh giá sự tồn tại của HCG trong mẫu thử từ đó gián tiếp chẩn đoán có thai

- 2 pp XNTT

Trang 10

 Sinh vật: thỏ cái, ếch đực

 Miễn dịch: que thử thai

- Ý nghĩa

 Có hướng xử lý phù hợpChẩn đoán thai sớm, nhanh

 Chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng thai trứng

Câu 31: Nêu nguồn gốc, bản chất, tác dụng của HCG? Nồng độ HCG trong thai kỳ?

- Nguồn gốc: Tế bào lá phôi hợp bào (nhau thai)

- Bản chất:Glycoprotein có cấu trúc và chức năng giống LH, ít tác dụng giống FSH của tuyến yên

- Tác dụng: Ngăn ngừa sự thoái triển bình thường của hoàng thể (dinh dưỡng hoàng thể) khi mang thai trong

- Nồng độ HCG trong thai kỳ

 Trong máu khoảng 8 - 9 ngày sau khi thụ thai và trong nước tiểu khoảng sau 14 ngày

 Tăng nhanh chóng và đạt mức tối đa khoảng 10 - 12 tuần sau khi thụ thai

 Giảm xuống ở tuần 16 - 20 và duy trì ở mức này cho đến lúc sanh

Câu 32: Trình bày nguyên tắc pp XNTT trên thỏ? Nêu cách chọn thỏ?

- Nguyên tắc: dùng nước tiểu hay huyết thanh của người phụ nữ nghi có thai tiêm vào máu con thỏ cái Nếu có sự hiện diện của HCG (HCG có tác dụng giống LH, ít tác FSH), nó kích thích nang trứng của thỏ phát triển tới chin (ở thỏ cái, trứng chỉ chín khi có sự giao cấu hoặc tiêm HCG) Như vậy, nếu có biểu hiện trứng chín, ta kết luận người phụ nữ đó

có thai

- Cách chọn thỏ: thỏ cái, nặng từ 1.5-2kg, đã cách ly với thỏ đực 1 tháng

Câu 33: Trình bày đặc điểm buồng trứng của thỏ khi (+) và (-)

- Buồng trứng (-)

 Kích thước: nhỏ, dài 7mm, dày 2-3 mm

 Màu sắc: hồng nhạt

 Bề mặt: trơn nhẵn

- Buồng trứng (+)

 Kích thước: to gấp 2-3 lần

 Màu sắc: đỏ xung huyết, xuất huyết

 Bề mặt: gồ ghề

Câu 34: Trình bày nguyên lý pp XNTT miễn dịch? Cách điều chế que thử thai?

- Nguyên tăc: trộn huyết thanh hoặc nước tiểu của người phụ nữ muốn thử thai với kháng huyết thanh thỏ (có chưa antiHCG), nếu trong máu hay nước tiểu người phụ nữ này có HCG, phản ứng ngưng kết sẽ xảy ra Để phát hiện phản ứng kháng nguyên – kháng thể ta làm xét nghiệm thử thai bắng test thử thai nhanh

- Cách điều chế que thử thai:

 Tiêm HCG nhiều lần cho thỏ, huyết thanh của máu thỏ sẽ xuất hiện anti-HCG Lấy huyết thanh tách anti-HCG

 Chất chỉ thị màu

Từ khóa » Thực Hành Sinh Lý 2 Ctump