Thiền Dân Gian Thời @- Nguyễn Bảo Sinh - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
“Dùng thuốc như thể dùng binhKhông thể xem thường chuyện tử sinh”THIỀN VÀ BỆNH Loài người bàn về cuộc sống thường có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng đều thống nhất ở điểm: coi sức khoẻ là quan trọng nhất. Câu đầu tiên hỏi thăm nhau: “có khoẻ không?”. Tóm tắt đạo Phật cũng chỉ trong bốn chữ: “ sinh, lão, bệnh, tử”. Phương tây gọi là: “tư tưởng lành mạnh trong thân thể cường tráng”.Tây y tập trung phân tích con người ở thể xác. Họ cân, đo, đong, đếm từng tế bào, từng nơ ron thần kinh, biết rõ từng cặp nhiễm sắc thể… Họ hiểu con người như một cỗ máy tinh vi. Song, họ chưa hiểu hết con người còn là một tiểu vũ trụ. Con người là thể thống nhất giữa thân, tâm và vũ trụ.Đông y nhìn thấu con người từ trong ra, thấy đủ 700 huyệt đạo chi phối sự vận hành của thân xác. Đông y hiểu con người ở 4 thể do tứ đại hình thành.1. Thể xác.2. Thể vía.3. Thể hồn.4. Tâm thức.Phần thể xác, tây y phân tích giải phẫu sâu sắc.Còn thể vía, theo đông y thì đàn ông có 3 hồn 7 vía, đàn bà có 3 hồn 9 vía. Thể vía có thể bỏ xác rong chơi rồi lại quay về. Cho nên, đông y kiêng khi ngủ vẽ hoặc bôi nhọ lên thân xác, thể vía khi đi chơi quay về bị lạc, không nhập được vào thân xác dẫn đến tử vong.Khi ta bị ngất, vía và hồn tạm rời khỏi thân, nên ta phải gọi vía, hú hồn. Những người vía dữ không được đến nơi kiêng kỵ. Người bán hàng có tục đốt vía những khách hàng hãm tài.Không nhìn ra thể vía của con người, coi con người chỉ là cỗ máy, tây y tháo lắp sửa chữa cơ thể con người theo một công thức cố định. Đông y chữa bệnh căn cứ vào thể vía, vào cơ địa hàn hay nhiệt rồi mới xem mạch kê đơn, bốc thuốc cho phù hợp với bệnh nhân theo từng mùa.Thể thứ ba là thể hồn. Thể hồn ở tầng sâu hơn thể vía. Khi hồn lìa khỏi xác thường không nhập lại được.Theo “Tử thư” của tạng kinh, khi người chết, trong ba ngày đầu hồn vẫn quanh quẩn bên xác, nuối tiếc thân thể mình, vợ con mình và cuộc sống nơi trần thế…Không muốn dứt ra đi đầu thai kiếp khác. Nên thân nhân người chết cần vui vẻ, tấu nhạc vui để hồn không vương vẫn cõi hồng trần, siêu thoát về Tây phương cực lạc. Thân xác cần hoả táng để hồn khỏi luyến ái cõi vô thường. Trong 49 ngày hồn cư trú ở cảnh giới trung ấm – giữa cõi trần gian và cõi âm phủ- để chờ Diêm Vương phán xử. Lúc này, thân nhân người khuất cần tụng kinh để trợ duyên cho hồn được siêu sinh tịnh độ nơi cực lạc.Người miền Bắc ảnh hưởng sâu sắc chữ lễ của đạo Khổng, nên khi người chết phải tang lễ linh đình, khóc than thảm thiết, thậm chí phải thuê thêm người khóc mướn cho thật não nùng. Con trai, con gái thờ chữ hiếu của đạo Khổng, ba năm không được lấy vợ, lấy chồng. Chuyện Trang Tử gặp cô gái quạt mồ chồng mau khô để được đi lấy chồng mới, vợ Trang Tử sỉ vả là loại dâm phụ. Trang Tử cười. Sau đó, Trang Tử giả vờ chết. Để chữa bệnh cho gian phu, dâm phụ- vợ Trang Tử- đã lấy vồ phá áo quan của Trang Tử, định mổ bụng moi gan làm thuốc chữa bệnh cho gian phu.“Thương thay là gái quạt mồGiận thay là gái lấy vồ đập săng” Người miền Nam ảnh hưởng của tạng kinh, nên khi người chết, họ tấu nhạc vui như đám cưới mừng hồn được cưỡi hạc quy tiên. Người theo đạo Hồi khi chôn thi thể để thân xác trần trụi mong nhanh chóng trở về với cát bụi, trở về với thượng đế – nơi Bồng lai tiên cảnh. Thiền sư cao đạo làm chủ được linh hồn. Hoa hoà thượng Lỗ Trí Thâm sau khi đánh Phương Lạp, không nhận quan chức của triều đình, tu tại chùa tháp Lục Hoà bên sông Tiền Đường tại tỉnh Hàng Châu. Trong lúc ngủ say, nghe tiếng sóng thuỷ triều của sông Tiền Đường, Lỗ Trí Thâm tưởng là quân giặc tấn công, đã bừng tỉnh dậy vác thiền trượng hô xung phong. Sau khi tỉnh cơn mê, nhớ tới lời của Trí Chân trưởng lão: “Khi nghe thấy tiếng sóng sông Tiền Đường nổi dậy là lúc viên tịch”. Lỗ Trí Thâm sai tiểu nấu nồi nước thơm, tắm rửa sạch sẽ, ngồi kiết già rồi hoá. Hiện nay, trong chùa Lục Hoà, du khách vẫn được chiêm ngưỡng tượng Lỗ Trí Thâm và hành giả Võ Tòng. Thiền sư có thể làm chủ linh hồn. Họ vận khí đẩy linh hồn từ ngón chân qua đan điền lên bách hội rồi thoát lên trời. Việt Nam ta có chuyện: “hồn Trương Ba, da Hàng Thịt”. Linh hồn của Trương Ba muốn tái sinh khi thể xác rữa nát phải nhập nhờ vào xác anh hàng thịt vừa chết”. Thể thứ tư, thể tâm thức, thể vĩnh hằng của con người. Tâm không trụ ở trong thân, không trụ ở ngoài thân mà đâu cũng thấy. Tâm không trụ ở chỗ có, không trụ ở chỗ không. Tâm vô trụ xứ. Khi tâm thức mắc bệnh – tâm mờ – thì thuốc chữa bệnh là kinh nhà Phật. Theo Như Lai, loài người có 84000 bệnh, Phật soạn ra 84000 kinh để chữa 84000 bệnh. Còn theo đánh giá của khoa học ngày nay thì 70% bệnh của con người do tâm sinh ra. 100% bệnh của thân xác chuyển về tâm. 100% bệnh của tâm sẽ chuyển sang phần thân xác – bệnh ảo nào rồi cũng thành thật. Khi tìm ra cách chữa bệnh cho tâm thức – tâm mờ:“Thân là cội bồ đềTâm như đài gương sángLuôn luôn phải lau chùiChớ để dính bụi bặm”Chữa bệnh cho tâm để tâm trong sạch, cũng là con đường hành thiền. Có rất nhiều chân lý của cuộc đời mà ta hiểu được là nhờ trải qua những trận ốm, những thang thuốc:“Mỗi lần ốm lại ngộ ra cái mớiThấy giải ngân hà trong cõi tâm linhKhi ta khỏe nhiều điều không nghĩ tớiMà ngộ đời qua thập tử nhất sinh” Khoa học thường chỉ nghiên cứu bệnh chứ ít nghiên cứu người bệnh. Họ chữa bệnh chứ không chữa người bệnh. Mà chữa người bệnh lại quan trọng hơn chữa bệnh. Bệnh phổ biến nhất là bệnh không có bệnh, mà người bệnh lại cho là có bệnh. Hoặc mắc bệnh này người bệnh lại cho là mắc bệnh kia, để rồi lợn lành thành chữa lợn què vì có bệnh là cứ vái tứ phương. Ví dụ: có người bị hen nặng thập tử nhất sinh. Nếu cứ chuyển bệnh nhân ra khỏi nhà là hết bệnh. Nghiên cứu ra mới hiểu, cứ mỗi lần trông thấy kẻ chiếm căn nhà chính của mình là bệnh nhân lên cơn hen đến tắt thở. Cần phải chữa người bệnh, chứ uống bao nhiêu thuốc hen, bệnh cũng vô hiệu. Thiền quan điểm thân- tâm là thể thống nhất. Nên phải vừa chữa bệnh, vừa chữa người bệnh. Đông y nghiên cứu về chữa người bệnh. Thiền và bệnh là phải giữ được quân bình. Ngộ được vậy là đã đắc đạo. Hay như ta thường nói nói về bệnh “đông tây y kết hợp”. Chữa bệnh cả từ bên ngoài vào và cả từ bên trong ra. Không thể chỉ có chu vi mà không có tâm điểm, nên thiền là loại thập toàn đại bổ, vì thiền bổ cả âm lẫn dương, cả thật lẫn giả, cả bệnh lẫn người bệnh. Chữa bệnh theo mùa, vì con người cũng trong đại vũ trụ.“Bệnh quỷ thuốc tiênBệnh tiên thuốc thánhBệnh thánh thuốc PhậtBệnh thật thuốc giả” Phật Bà Quán Thế Âm sai Thiện Tài Đồng Tử đi tìm một thứ cây không thuốc. Thiện Tài thất bại quay về thưa với Phật: không có một cây nào lại là cây không thuốc cả. Vậy, bệnh là thiên ma bách chiết và cách chữa bệnh cũng thiên ma bách chiết. Hiểu đơn giản, ta không chỉ cho là có một cách chữa bệnh. Nhà có hàng vạn cửa, chỉ cần qua được một cửa là vào nhà. Đời thường cho mỗi sai lầm của con người thuộc về đạo đức, vì thế nên sai lầm bị lên án gay gắt, có thể bị tù hoặc bị tử hình. Theo thiền, mỗi sai lầm của con người chỉ là một bệnh, một căn nghiệp. Sai lầm không tự có. Sai lầm là bởi nhân duyên sinh ra. Sai lầm tự tánh là không. Nên trước những sai lầm dù nặng đến đâu Phật đều thương xót, đều phát tâm từ bi hỷ xả. Đạo Phật là đạo cứu đời, đạo Phật là đạo diệt bệnh khổ. Người đời thường thương xót kẻ lao phổi, tiểu đường, cao huyết áp…. còn những bệnh về tư tưởng thì họ cho là đạo đức. Bệnh tư tưởng và bệnh thể xác về bản thể chỉ là một. Nếu ta có huệ nhãn của thiền về bệnh tư tưởng, về mọi sai lầm của chúng sinh, chắc chắn thế giới sẽ tràn ngập nhân ái, và cách giải quyết mọi vấn đề sẽ thay đổi hẳn:“Khi biết mỗi sai lầm đều là bệnhChắc lòng người sẽ lượng cả bao dungKhi biết có thể ta gặp nhau lần cuốiThế giới này chắc chỉ có yêu thương” Thiền hiểu bệnh tật do nhân duyên tạo nên, sai lầm cũng do nhân duyên tạo nên. Sai lầm cũng vô ngã. Con người sinh hoá mạnh hơn con người lý trí:“Chỉ đâu mà buộc ngang trờiThuốc đâu chữa được con người lẳng lơ”“Gió mưa là bệnh của trờiTương tư là bệnh của tôi yêu nàng” Lẳng lơ và tương tư đâu phải chỉ ở đạo đức, thiền coi đó là bệnh cũng như cao huyết áp và tiểu đường mà thôi. Nên có chuyện các quan bàn luận với nhau về sự hấp dẫn của mỹ nhân. Kẻ thì cho bởi hình thức, người thì cho bởi nội dung. Riêng các vị hoạn quan không bàn gì, vì họ quá hiểu nguyên nhân sự háo sắc vì đâu. Những bệnh ở phần xác, phần vỏ của con người đã có quá nhiều bàn luận. Chương này ta bàn luận đến phần bệnh bên trong thể xác, những bệnh không siêu âm, không xét nghiệm, không chụp cắt lớp được…Những loại bệnh không bệnh, ta phải dùng loại thuốc không thuốc:“Hôm nay trời nhẹ mây caoTôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” Nỗi trầm uất trong tâm linh nhiều khi còn làm chết người hơn cả thuốc độc:“Giết nhau chẳng cái lưu cầuGiết nhau bằng cái u sầu độc chưa” Cái bệnh buồn mà không biết vì sao mình buồn, cái bệnh vô hình này thật phổ biến:“Vô cớ mua dây buộc mìnhThì đành nhờ cái vô tình gỡ raTự nhiên buồn đến với taTự nhiên buồn sẽ đi ra khỏi mình” “Hãy sống như dưỡng sinhKhông dưỡng sinh để sống”“Chỉ có cách trường sinh chứ không có thuốc trường sinh”TÂM NĂNG DƯỠNG SINHDưỡng sinh cũng như khi ta đi chăn cừu. Con nào lạc đàn, đi chậm quá, đi nhanh quá ta đều phải lùa vào thành đàn. Ta có thể chữa bệnh từ bên ngoài vào theo tây y, hoặc chữa bệnh từ bên trong, ta không kẹt vào bên nào, ta giữ cho thân tâm quân bình.Thiền coi mọi sai lầm đều là bệnh và mọi bệnh đều do sai lầm. Nên khi ta mắc bệnh là đã có sự sai lầm cần phải kiểm điểm theo phép dưỡng sinh chủ, là đã có những con cừu lạc đàn. Chữa bệnh là ta lùa con cừu hoà nhập vào đàn.Chữa bệnh từ bên trong ra ta gọi là tâm năng dưỡng sinh, chữa bệnh chỉ là một phần, chữa người bệnh là chính. Hải thượng Lãn Ông viết: “Bế tinh dưỡng khí tồn thầnThanh tâm quả dục thủ chân luyện hình” Tâm thanh nghĩa là tâm không bị bụi phủ mờ. Tâm thanh ta mới nghe được những thông tin cấp báo từ lục phủ ngũ tạng về mọi sự bất ổn định. Trước khi bị bệnh, thì tâm đã báo cho ta đủ mọi tin tức cấp cứu, vì tâm vọng động nên ta không cấp cứu kịp thời. Thiền là chữa bệnh hướng nội, nghe và chỉnh những tần số sóng tâm.“Đầy trời loạn sóng thanh âmĐừng quên tiếng sóng từ tâm vọng vềNhờ thầy gạt nhiễu sông mêĐể ta nghe tiếng sóng về từ tâm” Hoa Đà khám bệnh cho vợ cả Tào Tháo và kê đơn sau: đàn ông thích nguyệt hoa. Đàn bà cả ghen. Nếu Tào Tháo tiết dục, vợ bớt ghen, bệnh tự khỏi. Trong trận Xích Bích, Chu Du ốm nặng vì không có gió đông nam. Khổng Minh kê đúng cho thang thuốc gió đông nam, Chu Du liền tan bệnh. Mỵ Nương ốm tương tư sắp lìa trần mà chỉ trông thấy Trương Chi là bệnh khỏi hẳn. Còn Trương Chi chỉ trông thấy Mỵ Nương lại ốm tương tư đến chết. Ngũ Tử Tư chỉ một đêm lo nghĩ mà tóc bạc phơ.Hoa Đà thừa sức chữa khỏi bệnh đau đầu của Tào Tháo. Nhưng con người đa nghi của Tào Tháo thì đến Hoa Đà Biển Thước cũng đành bó tay. Hoa Đà chỉ chữa được bệnh chứ không chữa được bệnh đa nghi của Tào Tháo. Bệnh đa nghi chỉ có Tào Tháo tự cứu lấy mình. Phúc chủ, lộc thầy.Thường con người 30% chết vì bệnh còn 70% chết do người bệnh không thanh tâm: “Trương Phi chết vì nóng tính, Tào Tháo chết vì đa nghi, Quan Công chết vì tự phụ, Khổng Minh chết vì lao lực”. Đúng là: “Trời không mưa hết thế gianPhật không cứu được hoàn toàn chúng sinhMỗi người tự cứu lấy mìnhTự nhân, tự khởi duyên sinh mới thành”“Quỷ hại ta phất cành dươngNhân hại diệu kế có đường thoát ngayTự hại trời cũng bó tayChờ rằm tháng bẩy là ngày tạm tha” Khổng Minh vì lao lực quá độ nên phải chết. Mặc dầu Khổng Minh có làm lễ dâng sao giải hạn trời cũng đành bó tay. Chỉ chữa được bệnh chứ không chữa được mệnh. Con đường chữa bệnh cũng là con đường hành thiền:“Sông mê mò mãi tâm không thấyBến giác không tìm đâu cũng tâm” Suy nghĩ đúng về bệnh, là hiểu rõ quy luật của Tạo hoá. Hiểu đúng về “sinh, lão, bệnh, tử”, là “chỉ thẳng vào tâm, thấy tánh thành Phật”. Tần Thuỷ Hoàng không hiểu luật sinh tử, đã hao tổn tâm trí để tìm thuốc trường sinh bất tử, chống lại quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” phản đạo, phản thiền để rồi phải chết bất đắc kỳ tử, cơ đồ rơi và tay nhà Hán. Đã một khi:“Trời trao sinh mệnh cho mìnhThì mình cũng phải quyết sinh trên đời” Nhưng chúng ta không chống lại quy luật Tạo hoá:“Không tranh sinh mệnh với trờiTrời đòi ta trả mệnh người lên tiên” Có chuyện ả ca ve và ông bác sỹ cùng chết xuống âm phủ. Diêm Vương hỏi ca ve: “Trên trần ngươi làm gì?” Ca ve đáp: :Làm vui cho thiên hạ”. Diêm Vương phán: “Tốt”. Diêm Vương hỏi bác sỹ: “Còn ngươi?”. Bác sỹ đáp: “Cứu người khỏi tay thần chết”. Diêm Vương đập bàn quát: “Láo, tên này dám tranh sinh mệnh với trời!”Khi đã hiểu đạo, thấy rõ lẽ tử sinh, tâm thanh tịnh:“Tự nhiên chờ cái đếnThanh thản tiễn cái điYêu những điều không muốnTâm nhàn hơn mây trôi” Không như Cảnh Công nước Tề ngắm giang sơn gấm vóc rồi khóc hu hu bảo với quần thần:- Ôi! Cảnh đẹp thế này mà ta phải chết thì khổ lắm thay!Các quan đều khóc hu hu theo, riêng Án Tử tâu với Cảnh Công:- Nếu các vua xưa mà còn thì làm sao chúa công được làm vua. Nếu người xưa còn sống thì làm sao có đất để người sau ra đời?“Nếu gương lưu bóng hình quaThì đâu còn chỗ để mà soi gương” Theo kinh nghiệm, con đường thành thiền ngộ bệnh qua bốn bước:1. Đi khám bệnh nhiều bác sỹ vì mỗi bác sỹ cũng chỉ dường như đúng.2. Trao đổi với những người đồng bệnh.3. Đọc sách báo, thông tin trên mạng để hiểu về bệnh.4. Khi đã hội đủ cơ duyên thì mình phải tự làm bác sỹ tự cứu lấy mình. Bác sỹ chỉ là trợ duyên: “Khi mê thầy độ, ngộ rồi con tự độ”.“Những cái nghĩ mãi mới raĐều là những cái người ta nghĩ rồiNhững cái nghĩ mãi trên đờiKhi ta nghĩ lại khác người nghĩ ra”Một lần nữa tôi xin lưu ý: 30% là chữa bệnh, 70% là chữa người bệnh.“Không ai mang bệnh giúp mìnhKhông ai hôn hộ người tình giúp taKhông ai mua được ngây thơChẳng ai bán được dại khờ cho ai” “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”ĐI LỄ Để chữa người bệnh, nhân dân còn có cách lên chùa, vào nhà thờ để lạy thần mặt trời, thánh A la… Đi lễ là cách chữa bệnh từ bên trong, cách chữa người bệnh. Dao nào cũng có hai lưỡi, nếu ta chỉ hiểu lễ bái một cách cực đoan cũng là một bệnh, gọi là bệnh mê tín dị đoan. Ngày rằm, mồng một ta thường đi lễ chùa, về mặt duy tâm là ta cầu trời Phật phù hộ cho thân tâm an lạc. Đi lễ chùa, nghe kinh, quán chiếu hình tượng Phật cũng là cách ngộ thiền. Về mặt khoa học, ngày rằm, mồng một là ngày trái đất bị nhiều tia vũ trụ phóng xuống làm nhiễu loạn từ trường, rối loạn tâm linh. Ngày rằm, mồng một là ngày nước thuỷ triều lên cao nhất và thấp nhất. 90% cơ thể con người là nước, cho nên cơ thể cũng bị ảnh hưởng nặng. Người sinh ra trong ngày rằm, mồng một cũng dễ bất thường, cung số không đẹp. Những hành động ta ứng xử trong ngày rằm, mồng một do tâm không tịnh nên rất dễ gây tai hoạ. Cho nên, ngày rằm, mồng một khoa học khuyên ta nên tịnh tâm. Đứng về triết lý học, khi ta đi lễ cầu quý nhân phù hộ để được may mắn là ta đã hiểu được cặp phạm trù ngẫu nhiên và tất nhiên. Tất nhiên nằm trong ngẫu nhiên. Sự thành bại có khi may hơn khôn. Mọi thành bại là tổng hoà các mối quan hệ. Hiểu được quy luật của cái ngẫu nhiên, con người thấy cần có sự độ trì của trời phật, sự trợ duyên của cái ngẫu nhiên. Con người muốn đem bản ngã hoà vào cơ duyên thành vô ngã. Ngay cả đến những đội bóng đá mặc dầu đã lên phương án tập luyện rất khoa học, cũng cầu nguyện để được may mắn. “Tự trói thì gọi là tuBị trói thì gọi là tù mọt gông”XUẤT THẾ VÀ THAM Theo Phật, bệnh lớn nhất của loài người là bệnh chấp trước – cho cái có trước hoàn toàn đúng – cho cái chân lý bộ phận là chân lý toàn thể, bệnh thầy bói xem voi. Đạo Phật là phá chấp. Thiền phá chấp ở cội nguồn. Cội nguồn của chấp ở lời, nên thiền chủ thuyết không ghi văn tự. Cái gì có tướng đều giả. Lục Tổ Huệ Năng đốt kinh, phá tượng đê mọi người không lầm lỡ giữa phương tiện và mục đích. Kinh và tượng chỉ là phương tiện. Đạo mới là đích. Đạo Phật thường bị hiểu nhầm nhiều nhất là chữ: xuất thế và tham. XUẤT THẾ Mê tín tức là tin mà không hiểu. Nhiều người không hiểu đạo mà tin gọi là mê tín. Trong đạo Phật, chữ xuất thế là chữ bị hiểu lầm nhiều nhất. Họ cho xuất thế là từ bỏ xã hội, là chốn việc quan đi ở chùa. Đời là không gian tồn tại trong thời gian. Xuất thế gian là vượt ra khỏi thời gian “hiểu hiện tại đang nằm trong vĩnh cửu, thấy vô biên trong hữu hạn thân mình”. Thời gian diễn biến theo sắc tướng. Khoa học đã chứng mình thời gian co giãn theo tốc độ. Như khi Từ Thức nhập thiên thai, ngoài cảnh giới người, tốc độ >300.000km/s thì một năm bằng hàng trăm năm nơi trần thế. Thời gian còn diễn biến theo tâm tướng. Khi thì “ngày vui ngắn chẳng đầy gang”, khi buồn thì “ba thu dồn lại một ngày dài ghê” hoặc “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Nam Kha đun nồi kê, mơ mình đỗ tiến sỹ, làm phò mã, làm thừa tướng, rồi thất sủng bị tử hình, giật mình tỉnh dậy mà nồi kê còn chưa chín.“Giấc Nam Kha khéo bất bìnhBừng con mắt dậy thấy mình tay không” Nhà thơ Trần Tử Ngang đau khổ vì không xuất thế gian:“Tiền bất kiến cổ nhânHậu bất kiến lai giảNiệm thiên địa chi du duĐộc thương nhiên nhi thế hạ”Dịch:“Trước chẳng thấy người xưaSau chẳng thấy người sắp đếnNghĩ trời đất thật mênh môngThương phận mình mà chảy nước mắt” Thơ xuất thế gian là thơ vĩnh cửu, thơ của muôn đời, còn thơ thời sự, thơ hữu hạn thì ngược lại. Xuất thế gian là sống say sưa nơi trần thế, trong giây phút hiệu hữu mà đủ cả duyên nợ ba sinh (kiếp này, kiếp trước và cả kiếp sau), cùng chư phật tam thế (Phật hiện tại, Phật quá khứ và Phật tương lai). Chứ xuất thế không phải là từ bỏ xã hội chốn việc quan đi ở chùa. CHỮ THAMNhiều người thường hiểu nhầm về chữ tham. Tham là phần mềm cài vào khi ta chưa ra đời. Tham là tự tánh, thuộc tính của người. Tự tánh này luôn chuyển hoá trong bất thức “ôm vào” và “buông ra”; “nhập thế” và “xuất thế”, hay có thể gọi là dục. Người phương tây chỉ hiểu một mặt của chữ tham là “ôm vào” nên cũng xây dựng được xã hội hiện đại, văn minh, sạch sẽ. Nhưng vì không hiểu vế đối “buông ra” sinh bế tắc tâm linh, tạo ra trào lưu Hippi – chạy trốn xã hội về với hoang dã. Ngược lại, phương đông chưa “ôm vào” đã vội “buông ra”, thích an nhàn, ưa lười biếng, “nhất nhật an nhàn, nhất nhật tiên”, còn quá khích tới độ “thị bần khinh phú”, đẩy xã hội tới chỗ kém phát triển. Mọi người thưòng chưa hiểu mặt kia của “buông ra”. Không có “ôm vào” làm sao ‘buông ra” được. Khi một cô gái nói với một chàng trai: “buông em ra” có nghĩa là đã có sự “ôm vào”. áo nghĩa “buông ra” của thiền là “ôm vào”. Tú Xương “tám khoa thi không khỏi phạm trường quy” nên “đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng, tủi bút, tủi nghiên, hổ lều, hổ trõng”. Không đỗ đạt, Tú Xương không “ôm vào” được, nên Tú Xương không “buông ra” được. Suốt cuộc đời cùng khốn, trở thành đầu gấu thành Nam.“Vị Xuyên có Tú XươngDở dở lại ương ươngCao lâu thường ăn quỵtThổ đĩ lại chơi lường” Cái bệnh không “ôm vào” được đâm ra “thổ đĩ lại chơi lường”, nên đã nhiều lần Tú Xương bị các ca ve cho nhiều vố đau. Một lần, Tú Xương nghênh ngang đi hát cô đầu:“Hôm qua anh đến chơi đâyGiầy Giôn anh diện, ô tây anh cầmRạng ngày sang trống canh nămAnh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ”Tú Xương định chuồn, ca ve biết được, giữ lại đồ thế chấp: ô và giầy.“Hỏi ô, ô mất bao giờHỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa” Rồi Tú Xương xin khéo:“Sợ khi rầy gió mai mưaLấy gì đi sớm về trưa với tình”Ca ve ghê gớm hơn:“Nắng thì nắng cũng có khi Mưa thì mưa cũng có thì mà thôiNếu mà anh nhớ tới tôiThì anh hãy cứ đội trời mà lên”Ô, giầy thì đừng hòng, có khuyến mại thêm “nháy” nữa thì xin mời:“Bằng không nếu có bắt đềnThì xin đền cái đắt tiền bằng ba”“Ôm vào” và “buông ra” là hai mặt của thiền. “Có thực mới vực được đạo”. Nếu chỉ “buông ra” không “ôm vào” là hư vô. Nguyễn Khuyến “ôm vào” đủ chặt ba vòng đỗ thủ khoa, rồi làm quan to trong triều. Sau đó, “buông ra” làm ẩn sỹ tự tại ung dung:“Đề vào mấy chữ trên biaRằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”Thanh thản câu cá trong ao thu như tiên ông trên chốn Bồng lai:“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teoSóng biếc theo làn hơi gợn týLá vàng trước gió khẽ bay vèoTừng mây lơ lửng trời xanh biếcNgõ trúc quanh co khách vắng teoTựa gối ôm cần lâu chẳng đượcCá đâu đớp động dưới chân bèo” Mặt phải của đạo Khổng - ôm vào, mặt trái của đạo Lão – buông ra – cũng như thái cực chứa âm dương. Thiền nhân có kinh nghiệm thống nhất mâu thuẫn đỉnh.Trần Nhân Tôn - đầu phái thiền Trúc Lâm- thống nhất mâu thuẫn đỉnh vĩ đại nhất của ngành thiền Việt Nam.Vị vua anh hùng Trần Nhân Tôn “ôm vào” ngai vàng cùng 500 thê thiếp, chém giết 50 vạn quân Nguyên, khi buông đao ra thành Phật trên núi Yên Tử, cũngnhư 18 kẻ cướp buông đao ra thành thập bát La Hán. Thái Tử Tất Đạt Đa “ôm vào” cả ngai vàng ấn Độ, cùng hàng nghìn cung tần mỹ nữ và thái tử phi Da Du Đà La tuyệt thế giai nhân, cùng vương tử La Hầu La thông minh đĩnh ngộ. Trên cái tột cùng của “ôm vào” thành cái tột cùng của “buông ra”, trở thành vị Phật vĩ đại nhất, vị tổ thiền đầu tiên của nhân loại.“Ôm vào rồi mới buông raCó ôm thật chặt mới rời thật xaNgẫm xem trong cõi người taCó là thái tử mới là Như Lai” Vì Phật là người có kinh nghiệm quân bình đỉnh, thường nhân có kinh nghiệm quân bình đáy. Ví dụ quân bình đỉnh: kiếm nhiều tiền, tiêu nhiều tiền. Quân bình đáy: kiếm ít tiền, tiêu ít tiền.Ngẫm xưa, hiểu nay, muốn “buông ra” chúng ta phải phấn đấu hết mình:“Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông” Làm tròn mọi trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội: phải có nhiều tiền, nhà cao, cửa rộng, vợ đẹp, con khôn, lập danh với đời, để rồi khi về hưu sẽ “buông ra” để “nhất nhật an nhàn, nhất nhật tiên”. Hiểu rõ chữ tham, ta đẩy mạnh tham vọng để hoà cùng tham vọng đang được toàn cầu hoá. Dân gian luôn quán chiếu “ôm vào” và “buông ra”, quân bình giữa đạo Lão và đạo Khổng, giữa âm và dương.“Sáng trăng giải chiếu hai hàngBên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”Là khí thế của kẻ lập danh, là phong cách quyết chí vươn lên, nỗ lực phấn đấu hết mình để “ôm vào”.“Sáng trăng sáng cả vườn chèMột gian nhà nhỏ đi về có nhauVì tằm em phải tưới dâuVì chồng em phải qua cầu đắng cayChồng em thi đỗ khoa nàyBõ công đèn sách từ ngày lấy tôiKẻo không để chúng bạn cườiVì tôi nhan sắc cho người say sưaTôi thường khuyên sớm khuyên trưaNếu chưa thi đỗ thì chưa động phòng”Thời xưa, sự nghiệp công danh là “vinh quy bái tổ”, “võng anh đi trước, võng nàng theo sau” của “Lưu Bình Dương Lễ”, “Phạm Công Cúc Hoa”. Thiền dân gian quân bình giữa “ôm vào” và “buông ra”. Thưởng thức thú Bồng lai “nhất nhật an nhàn, nhất nhật tiên”, như Ngư Phủ:“Ngư rằng lòng lão chẳng mơDốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơnNước trong rửa ruột sạch trơnMột câu danh lợi chi sờn lòng đâyRầy Gioi mai vịnh vui vầyNgày kia hứng gió, đêm này chơi trăng” Tóm lại, ta phải biết đổi kiểu tham,như khi là võ sỹ, ta phải đánh thắng đối thủ. Khi về già ta có thể tham hơn bằng cách dậy các võ sinh của mình đạt huy chương vàng. BÀN VỀ DỤC Cội nguồn của tham là dục vọng. Phần này ta chỉ bàn về tình dục. Nếu không ngộ đựơc chữ dục, thì bất kể lúc nào ta định thiền là dục xông ra quậy phá. Dục thời xưa nuôi bằng rau đậu, ta chỉ cần ngăn bằng bức màn mỏng “nam nữ thụ thụ bất thân”, rồi nhắm mắt lại là thiền được. Dục ngày nay nuôi bằng cao lương mỹ vị, có sức mạnh công phá như bom nguyên tử. Cho nên, muốn khống chế dục, sử dụng dục vào mục đích thiền thì ta phải có lò phản ứng hạt nhân chế tạo bằng đạo quân bình. Dục được chế tạo trong lò bát quái sẽ thành linh đơn thiền. Lúc đó, ta cứ nhắm mắt lại là thiền được. Có giải phóng dục ra khỏi cơ thể, tâm mới thanh tịnh, mới giữ được quân bình trong tâm linh. Dục sẽ bị triệt tiêu thành năng lượng thiền: “Ái tình nếu uống đủ liềuLoài người sẽ thoát khỏi điều tà dâmAi ai cũng sống khoả thânMặc quần sẽ lại khiêu dâm mọi người” BÀN VỀ CHỮ TRINH Theo nho giáo của Khổng Tử thì:“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”“Trai thì trung hiếu làm đầuGái thì tiết hạnh làm câu sửa mình”“Trai trung không thờ hai chúaGái trinh không lấy hai chồng”Qua truyện Kiều, Nguyễn Du nhìn chữ trinh khác hẳn nhau: Kim Trọng đánh giá trinh tiết của Kiều:“Như nàng lấy hiếu làm trinhBụi nào cho đục được mình ấy vay” Còn Từ Hải đánh giá Thuý Kiều sau 15 năm “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” là hoàn toàn trinh tiết, nàng chưa hề cùng ai, vẫn “bấy lâu nghe tiếng má đào, mắt xanh chẳng để ai vào có không?”. Từ Hải hiểu chữ trinh của Kiều là ở trong tâm, ngoại cảnh không làm ô nhục được. Mụ tú bà lại chỉ coi trinh tiết là món hàng. Đời cho chữ trinh đáng giá ngàn vàng thì mụ làm trinh giả bán kiếm lời. Cách làm giả trinh của mụ:“Nước vỏ lựu, máu mào gàMượn mầu chiêu tập lại là còn nguyên” Thật đúng như Nguyễn Du nhận định về chữ trinh:“Xưa kia trong đạo đàn bàChữ trinh kia cũng có ba bẩy đườngCó khi biến, có khi thườngCơ duyên nào phải một đường chấp kinh”Còn ngày nay, chữ trinh cũng đang thay đổi. Một số người Châu Á vẫn coi được ăn nằm với gái trinh sẽ phát tài, phát lộc. Còn một số người Châu Âu lại coi việc ăn nằm với cac ca ve trinh tiết sẽ kém hứng thú, chỉ trả tiền “bo” giá rẻ. Ở Việt Nam, một số các phiên chợ tình ở miền núi, họ có tục đổi vợ, đổi chồng cho nhau. Hoặc nếu người anh chết thì em có thể lấy chị dâu làm vợ mà không hề coi là mắc tội loạn luân. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, chữ trinh cũng dần được nhìn nhận theo quan điểm mới. Mới cũ đang độ giao duyên nên không tránh được dằn vặt tâm linh. Có nhiều người cố dò la xem người yêu hoặc người vợ mình trước đó đã yêu ai, nông sâu ra sao rồi sinh vọng tưởng, tự làm đau khổ, có thể dẫn đến ly hôn, có khác gì người ngắm cảnh đẹp lại ghen có kẻ nào đó ngắm trước mình. Ta hãy tận hưởng tình yêu trong hiện hữu:“Đào tơ mơn mởn thiên thaiChẳng ghen kẻ ngắm Bồng lai trước mìnhĐê mê vị ngọt môi xinhChẳng pha cay đắng vì mình sau ai” BÀN VỀ MẠI DÂM“Đỗ Phủ đêm đông thương hàn sỹAi thương kỹ nữ lúc tàn xuân” Mại dâm và gián điệp là nghề có sớm nhất của loài người. Tần Thuỷ Hoàng là con một kỹ nữ. Vậy, cái tồn tại đều hợp lý, vì hợp lý mới tồn tại. Mặt xấu của mại dâm ta không bàn đến ở đây, vì đã có quá nhiều sách nói rồi, ta bàn về mặt hợp lý của nó.“Khi mê tình chỉ là tìnhNgộ rồi mới biết trong tình có dâmKhi mê dâm chỉ là dâmNgộ rồi mới biết trong dâm có tình”Tình mà không dâm là hư vô, dâm mà không tình là súc vật. Các cung phi dâm với hoàng đế mà không có tình, nên hoàng đế Càn Long coi đó là súc vật:“Cung phi ngủ với con trời Chứ đâu ngủ với cái tôi của mìnhCàn Long rời bỏ cung đìnhĐể đi tìm những mối tình không vua”Tình không vua nghĩa là dâm có tình.“Càn Long vào chốn lầu xanhHưởng trinh bạch giữa ô danh dâm tình” Còn Tử Hải siêu hơn Càn Long, đến lầu xanh gặp Thuý Kiều rất trân trọng đưa card visite đàng hoàng:“Thiếp danh đưa đến lầu hồngĐôi bên cùng liếc đôi lòng cùng ưaTừ rằng tâm phúc tướng cờPhải người trăng gió vật vờ hay sao” Mặc dầu Kiều đã “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nhưng dưới con mắt Từ Hải, Thuý Kiều tuyệt đối trinh bạch: “mắt xanh chẳng để ai vào có không”. Trinh bạch ở trong tâm không gì vấy bẩn, mặc dù khách làng chơi làm nhục thân xác nàng. Trên đời có nhiều cách đắc đạo, cũng như mọi con đường đều dẫn tới thành Rôm. Người thì tu ở chốn ta bà, kẻ tu ở nơi thanh tịnh, người tu trên cung trời đạo lợi cùng tiên nữ, còn Thuý Kiều lại tu ngay giữa chốn thanh lâu.“Thuý Kiều, Từ Hải, Thúc SinhCả ba đắc đạo mối tình thanh lâu”Đáng trách, đang khinh nhất là kẻ vào lầu xanh lại khinh gái lầu xanh:“Bước chân vào chốn lầu xanhKhinh em là chính tự anh khinh mìnhTrách em tham lợi vô tìnhChính anh đã tự trách mình vô duyên” Còn những người không đến lầu xanh, khinh cách sống tệ nạn xã hội là rất đáng kính trọng. Hiện nay, nhiều quốc gia đã công nhận ca ve cũng là một nghề như các nghề khác, cần có đại biểu trong quốc hội. Thánh thi “Đỗ Phủ đêm đông thương hàn sỹ, ai thương kỹ nữ lúc tàn xuân”. Đề tài kỹ nữ là biểu hiện nhân văn sâu sắc nhất của xã hội, nỗi đau của loài người. Cho nên, các tác phẩm vĩ đại của loài người thông thường xuất phát từ dưới đáy xã hội. Đó là “truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Người cùng khổ” của Huy-gô, “Phục sinh” của Tônxtôi… Trong xã hội có biết bao cái ác, cái xấu được tôn vinh, còn cái đáng thương lại bị dày xéo:“Chợ đời mua chữ bán lờiChợ đạo họ bán cả trời cho nhauChợ tình em bán nỗi đauBán non cả cái kiếp sau cho trời”Còn đau khổ hơn khi kỹ nữ về già:“Đời thường thấy cánh hoa rơiHai chân di nát không chơi hoa tànMấy ai khóc mộ hồng nhanMấy ai quét cánh hoa tàn để chôn”Đời nay khó tìm thấy Bảo Ngọc, Đại Ngọc hoặc Thuý Kiều:“Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”“Sống làm vợ khắp người taHại thay thác xuống làm ma không chồng” Không ai yêu tự do bằng kẻ tù đày, không ai quý sức khỏe bằng kẻ bệnh nặng, cũng không ai mơ thánh thiện thánh nhân bằng gái mại dâm:“Đáy lòng của gái mại dâmĐều mơ thánh thiện thánh nhân trên đời” Cũng không ai tàn bạo bằng kẻ có chức, có tiền mà vô đạo:“Đáy lòng thiên tử con trờiMong tận hưởng hết muôn đời mỹ nhân” Họ hưởng thụ, dầy xéo trên thân xác người phụ nữ, nhưng họ lại giả dối đến tởm lợm:“Tâm tà sợ kính chiếu dâmLộn lèo run sợ thơ Xuân Hương Hồ” Nhiều mệnh phụ coi kỹ nữ là tệ nạn xã hội là hoàn toàn đúng, song họ chưa tháy cái lý tồn tại của nó. Nhiều cặp vợ chồng sống quá căng thẳng, nhưng nếu ông chồng được thư giãn thì cái van an toàn được xả hơi, hạnh phúc gia đình họ lại được đảm bảo. Tóm lại, mặt xấu của tệ nạn lầu xanh thì ai cũng đã rõ, còn tôi muốn trình bày cho sáng mặt tối của phía đối lập. Cái đã tồn tại tất phải có lý của nó:“Mọi sự thì đều quân bìnhMọi lý đều chứa bất bình ở trong” Tôi muốn viết thêm về bài “Long thành cầm giả” kể chuyện Nguyễn Du và cô kỹ nữ thành Thăng Long sau mười năm xa cách đầy thương xót, trữ tình chan chứa nhân đạo:“Ta về Nam chóng già đầu bạcThảo nào ai tàn rạc phấn sonNhác trông tưởng lại nguồn cơnThan ôi giáp mặt mà còn lạ nhau”Tham khảo tập 22 về sex Việt Nam (chân quê) và sex Thái.
Từ khóa » Nguyễn Bảo Sinh Nhà Thơ Dân Gian
-
Một Số Bài Thơ Của đại Thi Hào Nguyễn Bảo Sinh (sưu Tầm)
-
Nhà Thơ Dân Gian Nguyễn Bảo Sinh:“Còn Ta Bia Trắng để đời Tự Ghi”
-
Thơ Nguyễn Bảo Sinh - Người Tôi Cưu Mang
-
Nguyễn Bảo Sinh – “quái Nhân” Hà Nội
-
Thiền Trong Thơ Nguyễn Bảo Sinh - Văn Hóa & Phát Triển
-
Hà Nội Có Nguyễn Bảo Sinh... - Tiền Phong
-
Thời 'Cô Vy' Chỉ đọc Thơ Nguyễn Bảo Sinh Là Tâm Tính Dịu Lại
-
Nguyễn Bảo Sinh | Facebook
-
Chùm Thơ đặc Sắc Của Nguyễn Bảo Sinh | Soạn Giả Mai Văn Lạng
-
Thiền Trong Thơ Nguyễn Bảo Sinh - Văn Hóa
-
NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ VUI BẢO SINH , Người Xứ Nghệ Kiev
-
Thơ Nguyễn Bảo Sinh ~ Xem đề Tài - Diễn đàn Lê Quý Đôn
-
Nguyễn Bảo Sinh - Nhà Thơ Dân Gian - Vohinhlangtu