Thiền Kundalini - Cách đánh Thức Năng Lượng Và Cải Thiện Sức Khỏe ...
Có thể bạn quan tâm
Thiền Kundalini được nhiều người cho rằng là điều cần thiết trong cuộc sống vì nó giúp đánh thức nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể của chúng ta. Khi tập thiền Kundalini sẽ giúp con người kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ, hành động, thói quen,… Từ đó giúp tránh được nhiều bệnh tật về cả thể chất và tinh thần. Vậy thật sự thiền Kundalini có giúp chúng ta tận hưởng được cuộc sống khỏe mạnh và nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn hay không? Hãy cùng tìm hiểu về hình thức thiền Kundalini trong bài viết này nhé!
Contents
- 1 Tìm hiểu về khái niệm thiền Kundalini là gì?
- 2 Các vùng luân xa trên cơ thể lần lượt từ trên dưới lên trên:
- 3 Hướng dẫn cách thực hành thiền Kundalini
- 3.1 Bước 1: Chọn vị trí thiền định phù hợp
- 3.2 Bước 2: Chọn thời gian và trang phục để bắt đầu thiền tốt nhất
- 3.3 Bước 3: Tư thế thực hiện thiền Kundalini
- 3.4 Bước 4: Thời gian thực hiện thiền Kundalini
- 3.5 Bước 5: Thực hiện quá trình thiền Kundalini
- 3.6 Bước 6: Kết thúc buổi thiền Kundalini
- 4 Các lợi ích thiền Kundalini mang lại cho con người
- 4.1 Một số những lợi ích cụ thể của thiền Kundalini
- 4.2 Lời khuyên quan trọng giúp bạn thực hiện thiền Kundalini để đạt được sự bình yên trong tâm hồn
- 5 Kết luận
Tìm hiểu về khái niệm thiền Kundalini là gì?
Thiền Kundalini là một cách giúp giải phóng hay đánh thức nguồn năng lượng nguyên thủy rất mạnh mẽ sẵn có trong chính cơ thể mỗi người. Nó giúp mang đến cho con người những nhận thức sâu sắc về cơ thể cũng như tâm trí và niềm hạnh phúc một cách tốt hơn. Nó giúp cân bằng năng lượng và làm xoa dịu tâm trí để chúng ta kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn. Có thể hiểu thiền Kundalini như một cách giúp chúng ta làm sạch tâm trí mỗi ngày. Đây là một cách giúp mỗi người làm mới bản thân và giúp kiềm chế những lo lắng nhất thời sau một ngày căng thẳng. Ngoài ra, thiền này sẽ giúp kích hoạt Kundalini nằm ở vùng xương sống, gần luân xa Muladhara. Từ đó giúp bạn đánh thức nguồn năng lượng để mở 7 vùng luân xa trên cơ thể một cách lần lượt từ cột sống lên đỉnh đầu. Theo Ấn Độ mỗi vùng luân xa liên quan đến mỗi chức năng tâm sinh lý và mỗi khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Khi mở được luân xa nào thì chúng ta sẽ có thể kiểm soát và phát triển được chức năng tâm sinh lý ứng với nó.
Các vùng luân xa trên cơ thể lần lượt từ trên dưới lên trên:
- Luân xa Muladhara: Nằm ở vùng ngay giữa cơ quan sinh dục và hậu môn. Luân xa này liên quan đến bản năng, nhu cầu cơ bản của con người, sự tin tưởng của và sự an toàn của mỗi người. Ngoài ra, đây cũng là luân xa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tình dục và tạo nên sự sống của chúng ta.
- Luân xa Swadhisthana: Nằm ở vùng háng, nó liên quan đến tình cảm, tình dục và sự sáng tạo của con người. Luân xa này giúp điều khiển các mối quan hệ và giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hòa hợp vui vẻ.
- Luân xa Manipura: Nằm ở vị trí vùng thượng thận, có trách nhiệm điều khiển năng lượng, sự tiêu hóa và tri thức của con người.
- Luân xa Anahata: Nằm ở ngay vùng ngực, nó liên quan đến tình cảm cao hơn của con người như lòng từ bi, tình yêu thương, sự hạnh phúc và sự cân bằng trong cuộc sống.
- Luân xa Vishuddha: Nằm ở vùng cổ họng, nó là thể hiện của sự truyền đạt thông tin, sự phát triển và sự diễn đạt ý tưởng của con người trong giao tiếp.
- Luân xa Ajna: Nằm ở ngay chính giữa hai chân mày, đây còn được gọi là vị trí của con mắt thứ 3. Luân xa này liên quan đến khả năng nhận thức ánh sáng, thời gian và chính con người của mỗi người.
- Luân xa Sahasrara: Nằm ở điểm cao nhất trên đình đầu, đây là luân xa của tinh thần, đồng thời nó còn giữ chức năng quan trọng là điều khiển tất cả các luân xa khác.
Hướng dẫn cách thực hành thiền Kundalini
Đối với phương pháp thiền Kundalini chúng ta có thể thực hành chỉ cần từ 5 phút đến 15 phút mỗi ngày đã giúp mang lại nhiều lợi ích tích cực. Sau đây là các bước cơ bản để thành thiền:
Bước 1: Chọn vị trí thiền định phù hợp
Bạn nên chọn một nơi phù hợp để thực hiện thiền định, nơi mà bạn cảm thấy yên tĩnh, yên bình và có thể tập trung tốt. Có thể tập thiền ở phòng ngủ, ban công, vườn cây,… Hoặc nếu bạn có thời gian tu tập thì có thể chọn hòa mình vào thiên nhiên trong lành thật sự lý tưởng để thiền định như ở MEDI Thiên Sơn. Đây là một khu du lịch sở hữu thiên nhiên hoang sơ, giúp bạn tái tạo được tinh thần và sức khỏe một cách tốt nhất. Đến với MEDI Thiên Sơn không những giúp bạn về với mẹ thiên nhiên mà còn dễ dàng thưởng thức được các món ăn thực dưỡng tăng cường sức khỏe. Và đây cũng là nơi giúp bạn hấp thụ những kiến thức bảo vệ tâm thân trí của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Bước 2: Chọn thời gian và trang phục để bắt đầu thiền tốt nhất
Để thực hiện thiền Kundalini được tốt nhất thì bạn nên mặc quần áo thật thoải mái, sạch sẽ và nhẹ nhàng. Trong một ngày bạn nên thu xếp thời gian để ngồi thiền vào những lúc mình ít bị làm phiền nhất, trong đó các khoảng thời gian tốt nhất là:
- Giờ tập thiền Kundalini tốt nhất là vào khoảng từ 5 giờ đến 6 giờ tối.
- Ngồi thiền khi sáng vừa thức dậy cũng rất tốt.
- Có thể tập thiền vào ban đêm lúc trước khi đi ngủ để thư giãn.
Tuy nhiên, nên lưu ý không thực hiện sau bữa ăn vì đây là lúc máu không tập trung ở não nên ngồi thiền sẽ không có hiệu quả cao.
Bước 3: Tư thế thực hiện thiền Kundalini
Khi thiền bạn nên thực hiện ở tư thế ngồi trên sàn, trên ghế hoặc trên giường: Có thể ngồi bắt chéo chân bán hoa sen, hoa sen hoặc ngồi ở tư thế thả lỏng chân chạm đất.
Bước 4: Thời gian thực hiện thiền Kundalini
Bạn có thể chọn khoảng thời gian giới hạn phù hợp để ngồi thiền trong khoảng từ 3 phút đến 2 tiếng 30 phút. Thông thường nên luyện tập thiền ở các khoảng thời gian như: 11 phút, 12 phút, 15 phút, 22 phút, 31 phút,…
Bước 5: Thực hiện quá trình thiền Kundalini
Khi thực hành loại thiền này bạn hãy để những suy nghĩ của mình tự đến và đi trong đầu một cách tự nhiên. Chỉ cần tập trung vào hơi thở hoặc cảm nhận nguồn năng lượng di chuyển dọc theo cột sống của mình.
- Đầu tiên bạn hãy tập trung vào hơi thở, cách nó di chuyển trong cơ thể và làm chậm nhịp thở của mình dần dần sao cho mỗi nhịp hít vào và thở ra kéo dài được từ 7 giấy đến 8 giây là tốt nhất.
- Bạn có thể đọc to hoặc đọc thầm lặp lại câu châm ngôn hay câu thần chú âm thanh Saa Taa Naa Maa trong lúc thiền để giúp bạn tăng sự tập trung. Mỗi âm tiết hãy tưởng tượng âm thanh truyền qua từ đỉnh đầu và xuống ra điểm giữa trán ở giữa hai chân mày. Điều này sẽ giúp bạn cảm nhận được sự thư giãn sâu hơn.
Đặc biệt vị trí của các ngón tay cũng rất quan trọng, nếu có thể linh hoạt bạn hãy thực hiện khi đọc tới: Saa thì chạm ngón tay trỏ vào ngón tay cái; Đọc âm Taa hãy chạm ngón giữa vào ngón cái; Âm Naa thì chạm ngón áp út vào ngón cái và âm Maa thì chạm ngón tay út vào ngón tay cái.
Bước 6: Kết thúc buổi thiền Kundalini
Khi kết thúc buổi thiền bạn hãy hít thật sâu, tiếp theo hãy chạm hai lòng bàn tay vào nhau rồi đưa tay lên cao qua đầu. Sau đó bạn hãy thư giãn và hạ tay xuống nhẹ nhàng theo thở ra. Đa số mọi người tham gia hình thức thiền này đều có sự cải thiện: Sau 3 tuần đầu sẽ là bước đầu để cảm nhận được sự thay đổi. Và luyện tập ít nhất trong thời gian từ 6 đến 8 tuần liên tục kiên trì sẽ thấy được kết quả rõ rệt hơn. Sau một thời gian kiên trì luyện tập thiền bạn sẽ thấy mình có thể ngồi được lâu hơn. Lúc này nếu có đủ điều kiện về thời gian thì bạn nên tăng dần thời gian ngồi thiền của mình lên để có kết quả tốt hơn.
Các lợi ích thiền Kundalini mang lại cho con người
Trong cuộc sống bận rộn của chúng ta đã khiến nhiều người quên mất rằng phải yêu thương và chăm sóc cho thể chất cũng như tâm hồn của mình. Nếu bạn đang là một người cuồng công việc, thích kiểm soát trở thành con người hạnh phúc và sống chậm lại. Thiền Kundalini chính là một giải pháp hay một cánh cổng dẫn đến sự giải phóng cho tình trạng này. Nó sẽ giúp chúng ta xóa tan sự căng thẳng, mang lại những nhận thức sâu sắc về cuộc sống, hay nó giúp bạn đến được với ngưỡng của sự giác ngộ.
Một số những lợi ích cụ thể của thiền Kundalini
- Giúp cơ thể cảm nhận năng lượng, tăng cường năng lượng tích cực và giúp xả năng lượng xấu trong cơ thể.
- Tăng khả năng nhận thực, tăng khả năng sáng tạo, giúp bạn khám phá được sự thông minh của bản thân.
- Mang đến sự kết nối của cơ thể, tăng khả năng cảm nhận cơ thể, khám phá sự chuyển động của cơ thể trong trạng thái vô tri.
- Giúp bạn kết nối với ngôn ngữ của trái tim, giúp thay đổi các lối mòn của suy nghĩ. Đặc biệt giúp chúng ta cân bằng cảm xúc.
- Giúp cơ thể tăng cường thể lực, sự dẻo dai, làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
- Kích hoạt các vùng quan trọng của não bộ, giúp tăng sức khỏe hệ thần kinh, mang đến sự cân bằng trí não, cơ thể và tâm hồn. Từ đó giúp bạn thoát khỏi sự căng thẳng và tìm thấy bình an trong cuộc sống.
- Tăng cường sự tập trung và ngăn chặn những suy nghĩ xuất hiện bất chợt. Giúp hành động con người trở nên có chủ đích.
- Giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, tâm lý và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Giúp người tập thiền sẽ được thở đúng cách hơn và tăng được dung tích của phổi.
Lời khuyên quan trọng giúp bạn thực hiện thiền Kundalini để đạt được sự bình yên trong tâm hồn
Theo lời khuyên của các chuyên gia để đạt được sự an yên trong tâm hồn ngoài việc thực hành thiền định bạn cần rèn luyện bốn đức tính dưới đây.
- Sự kiên nhẫn: tạo cho mình thói quen kiên trì tập thiền định thường xuyên, hãy trao quyền cho chính bản thân mình được sống chậm lại và tăng sự tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.
- Tính chấp nhận: Bạn hãy thừa nhận và đánh giá hay khen ngợi chính mình. Điều này sẽ giúp mang đến sự khoan dung, nó cho phép bạn nhìn thấy được lỗi lầm của chính mình. Từ đó bạn có thể dễ dàng chấp nhận lỗi lầm và bản thân của những người khác. Đây chính là học cách tha thức, giải phóng sự tức giận hay sự giận giữ, không cho chất độc gây hại tới chức năng não, tế bào và hệ miễn dịch này có cơ hội được xâm nhập.
- Rèn luyện lòng trắc ẩn: Khi bạn truyền tải lòng tốt thì sẽ tăng được sự đồng cảm và thể hiện được tình cảm cũng như sự giao tiếp một cách lành mạnh. Lòng trắc ẩn giúp thúc đẩy sự can đảm, sự rõ ràng và giúp bạn chuyển sang cấp độ tinh thần cao hơn, đó là buông bỏ.
- Luyện tập buông bỏ: Khi chấp nhận buông bỏ thì bạn sẽ có được sức mạnh để hy sinh, phụng sự và cống hiến cho người khác mà không nghĩ đến tư lợi bản thân. Trạng thái này chính là cảm giác hạnh phúc và thanh thản thực sự. Nhiều người gọi đây là sự giác ngộ hay sự soi sáng.
Kết luận
Khi tạo được thói quen ngồi thiền Kundalini bạn sẽ kiểm soát được toàn bộ cơ thể của mình từ hơi thở đến cảm xúc, thói quen, tâm tính. Từ đó nó sẽ giúp bạn xây dựng được lối sống lành mạnh, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Thiền chính là cách để bạn bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của mình mỗi ngày. Hãy đều đặn thực hành thiền Kundalini và hãy hướng mình vào bên trong để cảm nhận sự thay đổi tích cực nhé!
Từ khóa » Cách Khai Sáng Kundalini
-
Cách Khai Mở Kundalini
-
Sự Thật Về Luân Xa 1 - Hoả Xà (Kundalini) | Minh Tịnh - YouTube
-
Thiền Kundalini: Đánh Thức Năng Lượng Tiềm ẩn Bên Trong Bạn
-
Kundalini - Thiền Chữa Lành
-
Kundalini – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Hành Tâm Linh - Luồng Hỏa Xà Kundalini | Facebook
-
Khai Mở Kundalini | Thực Hành
-
Kundalini Là Gì? Chi Tiết Về Kundalini Mới Nhất 2021 - LADIGI Academy
-
TÌM HIỂU VÀ TRẢI NGHIỆM HỎA XÀ KUNDALINI
-
Làm Sao Để Thức Tỉnh Kundalini? - Khoa Học Tâm Linh
-
Kundalini: Năng Lượng Huyền Bí Bên Trong Bạn.
-
Kundalini Yoga Là Gì? Hướng Dẫn Tập Kundalini Yoga Cho Người Mới
-
Chỉ Có Bạn Mới Tự Khai Sáng Chính Mình - Spiderum
-
Cách Khai Mở Bảy Luân Xa Của Bạn - Hương Anh Yoga