Thiên Ma, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Thiên Ma

THIÊN MA

Tên khác

Tên thường gọi: Thiên ma còn gọi là Định phong thảo, Thần thảo, Vô phong tự động thảo, Chân tiên thảo, Minh thiên ma, Hợp ly Thiên ma.

Tên tiếng Trung: 天麻

Tên khoa học: Rhizoma Gastrodiae

Họ khoa học: Thiên ma thuộc họ Lan.

Cây Thiên ma

(Mô tả, hình ảnh cây Thiên ma, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Cây thiên maThiên ma là một loài thực vật đặc biệt, kỳ lạ không có chất diệp lục, toàn thân màu vàng đỏ, trông xa như một mũi tên, rễ thẳng đứng giống hình chân người, lá hình vẩy cá, vì vậy còn được gọi là “cây mũi tên đỏ”.

Bộ phận dùng:

Rễ, củ.

Thu hái và chế biến

Rễ củ đào vào mùa đông hoặc mùa xuân. Loại bỏ vỏ rễ, rửa sạch, luộc hoặc hầm và nướng ngâm nước và thái thành lát.

Thành phần hóa học

Hình ảnh thiên ma thái lát

Thiên ma có chứa Gastrodin, gastrodioside, vannillyl, alcohol, vanillin, alkaloid, vitamin A.

Gần đây chứng minh: Thiên ma tố (Gastrodin) là thành phần có hiệu lực chủ yếu và đã chế nhân tạo được.

Tác dụng dược lý

Hình ảnh vị thuốc thiên ma

Thiên ma có tác dụng an thần chống co giật.

Thuốc có tác dụng làm giảm đau, tác dụng giảm đau của loại mọc hoang mạnh hơn loại trồng. Thuốc chích Thiên ma và loại do nhân tạo cũng có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng kháng viêm.

Thiên ma làm tăng cường lưu lượng máu ở tim và não, làm giảm lực cản của mạch máu, làm gĩan mạch ngoại vi, có tác dụng hạ áp, làm chậm nhịp tim, nâng cao sức chịu đựng thiếu oxy của động vật thí nghiệm.

Polysaccharide của Thiên ma có hoạt tính miễn dịch.

Vị thuốc Thiên ma

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Vị thuốc thiên ma

Tính vị:

Vị ngọt và tính ôn.

Qui kinh:

Vào kinh can.

Công dụng:

Hình ảnh vị thuốc thiên ma

Trừ phong nội sinh và chống co thắt; ôn hoà gan và kiềm dương.

Liều dùng:

Hình ảnh thiên ma phiến nưỡng bào chế hỏng

Ngày dùng 3-10 g; 1-1,5g (dạng bột).

Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của Thiên ma

Trị suy nhược thần kinh và đau đầu do mạch máu:

 Tác giả dùng chất chiết xuất Thiên ma tố trị suy nhược thần kinh 156 ca, đau đầu do mạch máu 72 ca đều có kết quả tốt (Tạp chí thần kinh tinh thần Trung quốc 1986,5:265).

Trị đau thần kinh:

Hình ảnh thiên ma nướng

 Lý Cung và cộng sự dùng dịch chích Thiên ma 50% chích bắp mỗi lần 2 - 4ml, ngày 2 - 3 lần, 20 ngày là 1 liệu trình. Đã trị các loại bệnh nhân: đau đầu do mạch máu 162 ca, đau dây thần kinh tam thoa 130 ca, đau thần kinh hông 148 ca, viêm đa thần kinh do nhiễm độc 20 ca, điều trị 1 - 2 liệu trình. Tỷ lệ giảm đau 91,36 - 95% (Học báo của Y học viện Cát lâm 1982,1:28).

Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt:

Thiên ma hoàn: Thiên ma 15g, Xuyên khung 5g, chế thành hoàn, mỗi lần uống 3 - 6g, ngày 3 lần.

Trị đau khớp, chân tay tê dại:

Ngưu tất 10g, Thiên ma 10g, Toàn yết 3g, Nhũ hương 5g, tán bột mịn hồ làm hoàn hoặc sắc uống.

Thiên ma hoàn: Thiên ma, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tỳ giải, Phụ tử, Đương qui, Sinh địa đều 10g, Huyền sâm 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Trị đau khớp do phong hàn thấp.

Tham khảo

Phối hợp và chỉ định

Hình ảnh thiên ma trồngCan nội phong biểu hiện như co thắt và co giật: Dùng phối hợp thiên ma với câu đằng và toàn hạt.

Co thắt và co giật do uốn ván: Dùng phối hợp thiên ma với phòng phong, thiên nam tinh và bạch phủ tử dưới dạng ngọc châu tán.

Ðau đầu và hoa mắt do tăng hoạt động của can dương: Dùng phối hợp thiên ma với câu đằng, hoàng cầm và ngưu tất dưới dạng thiên ma câu đằng ẩm.

- Chóng mặt và hoa mắt do phong đàm tấn công lên phía trên do tỳ kém và ứ khí ở can. Dùng phối hợp thiên ma với bán hạ, bạch truật và phục linh dưới dạng bán hạ bạch truật thiên ma thang.

- Ðau nửa đầu và đau phần trước (trán): Dùng phối hợp thiên ma với xuyên khung dưới dạng thiên ma hoàn.

- Ðau do ứ bế phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp thiên ma với nhũ hương và toàn hạt.

- Tê cứng chân tay do Thiếu máu ở các kênh (kinh): Dùng phối hợp thiên ma với đương qui và ngưu tất.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Thiên Ma Dược Liệu