THIÊN MÔN ĐÔNG - DĐVN IV - CHUYÊN LUẬN DƯỢC LIỆU
Có thể bạn quan tâm
THIÊN MÔN ĐÔNG (rễ)
Radix Asparagi
Thiên đông, Tóc tiên leo
Rễ đã đồ chín, rút lõi, phơi hay sấy khô của cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.), họ Thiên môn đông (Asparagaceae).
Mô tả
Dược liệu hình thoi, hơi cong, dài 5 – 18 cm, đường kính 0,5 – 2 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu (màu hổ phách), trong, mờ, sáng bóng hoặc có vân dọc sâu hoặc nông không đều, có khi còn sót lại vỏ ngoài màu nâu xám. Chất cứng, dai, có chất nhày dính, mặt cắt dạng chất sừng, trụ giữa màu trắng ngà. Mùi nhẹ, vị hơi đắng.
Vi phẫu
Đôi khi còn vết của lớp ngoài cùng của rễ. Vỏ dày, các tế bào đá ở phía ngoài màu nâu vàng nhạt, hình chữ nhật thuôn, hình bầu dục dài, đường kính 32 – 110 μm, thành dày, có những lỗ nhỏ sít nhau và ống trao đổi rõ, một số sắp xếp theo hình vòng không liên tục, rải rác có tế bào chứa chất nhày trong có chứa tinh thể calci oxalat hình kim, nội bì rõ rệt. Sợi libe và sợi gỗ có khoảng 31 – 135 sợi, sắp xếp xen kẽ với một số mạch rộng dần về phía tuỷ. Tế bào tuỷ cũng chứa tinh thể calci oxalat hình kim.
Bột
Màu trắng vàng, tinh thể calci oxalat hình kim xếp thành bó hay rải rác, dài 40 – 99 μm. Tế bào đá hình chữ nhật dài, bầu dục dài hoặc tròn, có loại dài 460 μm, đường kính 32 – 110 μm, thành hơi dày hay dày nhiều, với các lỗ nhỏ sát nhau và các ống lỗ. Tế bào mô mềm gỗ hình chữ nhật, một số có phần cuối vát nhọn, thành tế bào hơi dày. Mạch gỗ có lỗ viền, đường kính 18 – 110 μm.
Độ ẩm
Không quá 16% (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 giờ)
Tạp chất
Rễ non teo: Không quá 2% (Phụ lục 12.11).
Tro toàn phần
Không quá 5% (Phụ lục 9.8)
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 80,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Dùng phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch rễ (củ) ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông (thường là tháng 10 – 12), đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm, trong lúc nóng loại bỏ vỏ ngoài, rút lõi, phơi hay sấy khô.
Bào chế
Loại bỏ tạp chất, nhanh chóng rửa sạch, phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh mốc, mọt
Tính vị, quy kinh
Cam, khổ, hàn. Vào các kinh phế, thận.
Công năng
Dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, sinh tân.
Chủ trị
Phế ráo ho khan, đờm dính, họng khô, miệng khát, ruột ráo táo bón.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc bột. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kị
Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không nên dùng.
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM IV
Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.)./.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn
Từ khóa » Thiên Môn đông Dược Liệu
-
Thiên Môn đông: Vị Thuốc Cho Mùa Nắng Nóng - YouMed
-
Thiên Môn: Tính Vị, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Từ Cây
-
Thiên Môn Đông Và Công Dụng Quý Trong Trị Bệnh, Bồi Bổ
-
Thiên Môn đông Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? • Hello Bacsi
-
Tác Dụng Cây Thiên Môn - Medinet
-
Những Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Cây Cảnh Thiên Môn đông
-
Công Dụng, Cách Dùng Thiên Môn đông - Tra Cứu Dược Liệu
-
Thiên Môn đông Và Những Công Dụng Không Ngờ
-
Thiên Môn Đông | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Cây Thiên Môn đông Là Cây Gì? | Vinmec
-
THIÊN MÔN ĐÔNG (Rễ) - Dược Điển Việt Nam
-
Mô Hình Trồng, Sơ Chế Dược Liệu Thiên Môn đông Theo Tiêu Chuẩn ...
-
THIÊN MÔN ĐÔNG - Dược Liệu Gia Định