Thiên Trúc Hoàng

THIÊN TRÚC HOÀNG

Tên khác:

Tên thường gọi: Cây Thiên trúc hoàng còn có tên là Trúc hoàng phấn, Phấn nứa, Trúc cao.

Tên khoa học: Concretin silicea Bambusa hay Tabashir.

Họ khoa học: thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

Thiên trúc hoàng là cặn đọng ở đốt một số cây nứa mọc ở nuớc ta, tên khoa học của nứa là Bambusa sp.

Thiên trúc hoàng

(Mô tả, hình ảnh Thiên trúc hoàng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Hình ảnh Thiên trúc hoàng

Những cây nứa này bị một loại bệnh làm cho chất nước trong cây ngưng đọng lại. Tên những cây nứa ở nước ta chưa được xác định chắc chắn, vì ít khi thấy có hoa hoặc quả. Có tác giả xác định là Arundinaria racemosa Munro hoặc Bambusa arundinacea Retz (A. Pételot, 1954). Theo các tác giả Trung Quốc (Dược tài học, 1960) các loài nứa có thiên trúc hoàng lại là các loài Phvliotachys reticulaa c. Koch hoặc Phyilostachys nigra Munro var henonis Makino thuộc cùng họ Lúa Poaceae (Gramineae). Do đó tên những cây nứa cho thiên trúc hoàng cần được nghiên cứu thêm. Chỉ biết hiện nay ta vẫn khai thác vị thiên trúc hoàng để dùng trong nước và xuất sang Trung Quốc.

Chế biến thiên trúc hoàng

Bốn mùa đều có thể có thiên trúc hoàng, nhưng thường hay có vào thu đông, vì nước trong các đốt tre, nứa dần dần ngưng đọng lại mà có. Thường khi đốt nương làm rẫy, người ta thu thập thiên trúc hoàng ở nhưng đốt cây nứa bị đốt cháy. Lấy ra phơi khô là được.

Nhưng nếu đốt quá nóng, màu sắc chuyển màu xanh xám hay đen xám là kém, nếu lẫn đất cát phẩm chất còn kém hơn. Những cục trắng được coi là loại tốt. Kích thước thiên trúc hoàng to nhỏ không nhất định: to có thể đạt tới 1-1,5cm, nhỏ chỉ đo đuợc 1-2mm. Chất nhẹ, dễ vỡ vụn, nếm thì thấy dính vào lưỡi, không có mùi vị gì đặc biệt.

Phân bố

Tại những vùng rừng núi ở nuớc ta đều có. Việt Nam là một trong các nước có thiên trúc hoàng bán sang Trung Quốc. Ngoài ra, theo Dược tài học, Trung Quốc còn mua của Ấn Độ, Inđônêxya.

Thành phần hoá học

Thành phần của thiên trúc hoàng chủ yếu gồm có kali hydroxyl (1,1%), silic (90,5%), Al2O3 (0,9%), Fe203 (0,9%). Ngoài ra còn có ít canxi cacbonat.

D. Tác dụng dược lý

Chưa thấy tài liêu nghiên cứu.

Vị thuốc Thiên trúc hoàng

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị :

Vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh:

Vào tâm, can.

Công dụng:

Thanh nhiệt trừ đàm, định tâm, an thần, đuổi phong nhiệt.

Chủ trị:

Chữa sốt cao, hôn mê, vật vã, mê sảng.

Chữa viêm phế quản, viêm phổi khó thở, đờm khò khè.

Chữa trẻ em sốt cao, hôn mê, co giật.

Dùng chữa người lớn trúng phong cấm khẩu, bệnh nhiệt hôn mê, trẻ con bị kinh giật.

Liều dùng:

Ngày dùng 3 – 6g dạng thuốc sắc; 1 – 3g dạng thuốc bột.

Kiêng kỵ:

Những người không có thực nhiệt không nên dùng.

Ứng dụng lâm sàng của Thiên trúc hoàng

Chữa kinh giật, sốt mê man, trúng phong cấm khẩu

Thiên trúc hoàng là một vị thuốc dùng trong nhân dân, chủ yếu để chữa trẻ con bị kinh giật (an thần, định kinh giản) dùng cho người lớn chữa các trường hợp sốt mê man, bị cảm, không nói được. Ngoài ra còn có tác dụng chữa ho, trừ đờm.

Chữa các bệnh về não, lên kinh (đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyển):

Thiên trúc hoàng 2g, ngưu hoàng 1g, chu sa 0,30g. Tất cả tán nhỏ. Trộn đều. Ngày uống 3g. Chia làm 3 lần mỗi lần uống 1g. Trẻ con dùng nửa liều hay ít hơn, tuỳ theo tuổi.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Trúc Hoàng