Thiệt Hại Là Gì? Phân Biệt “Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng” Và ...
Có thể bạn quan tâm
Khi giao kết hợp đồng, không phải lúc nào các bên cũng có thể hoàn thành đầy đủ và đúng nghĩa vụ của mình. Trong một vài trường hợp, khi có một bên vi phạm hợp đồng và gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm. Bên cạnh đó, ngoài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì còn có bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để tìm hiểu kỹ hơn về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Công ty Luật Quốc tế DSP cung cấp cho bạn những kiến thức liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết dưới đây:
MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT:
- 1. Thiệt hại là gì?
- 2. Phân biệt “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
- 2.1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
- 2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- 2.2.1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
- 2.2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- 2.2.3 Trường hợp gây thiệt hại mà không chịu trách nhiệm bồi thường
- 2.3. Phân biệt “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
- 3. Căn cứ pháp lý
1. Thiệt hại là gì?
Thiệt hại là những tổn thất thực tế về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ.
Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
Ví dụ: “Ông A là hiệu trưởng trường X. Trong quá trình công tác, ông A bị nghi ngờ có hành vi tham ô tài sản của trường. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ông A đã được cơ quan có thẩm quyền xác định ông không thực hiện hành vi tham ô.”
Trong tình huống trên, các thiệt hại được bồi thường của ông A bao gồm thiệt hại về vật chất: thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm. Ngoài ra, ông A còn bị thiệt hại về tinh thần do bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
2. Phân biệt “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
2.1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:
“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:
“1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”
Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng bao gồm: (i) Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; (ii) Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại; (iii) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; (iv) Thiệt hại về tinh thần.
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2.2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2.2.1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết, theo đó người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2.2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật hoặc có sự kiện tài sản gây thiệt hại xảy ra trên thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa những hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần, thiệt hại là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2.2.3 Trường hợp gây thiệt hại mà không chịu trách nhiệm bồi thường
Căn cứ theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên thì các trường hợp gây thiệt hại mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường bao gồm:
– Do lỗi hoàn toàn của bên bị thiệt hại;
– Do sự kiện bất khả kháng.
2.3. Phân biệt “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
– Về căn cứ phát sinh:
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Phát sinh khi tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho bên khác và hành này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
– Về hành vi vi phạm:
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết được quy định cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng đã được thống nhất. Tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chúng chỉ vi phạm “pháp luật” được thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến phát sinh gây ra thiệt hại. Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế…
– Về phương thức thực hiện:
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng thì sau khi thiệt hại xảy ra, các bên vẫn có thể thỏa thuận về mức thiệt hại cũng như phương thức bồi thường thiệt hại.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Bên gây thiệt hại phải tiến hành bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên trong quan hệ trách nhiệm dân sự có thể không biết trước việc gì có thể sẽ xảy ra để làm phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự, do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Về yếu tố lỗi:
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Xem xét lỗi của bên vi phạm hợp đồng, trường hợp bên vi phạm hợp đồng không có lỗi thì không phải bồi thường.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Yếu tố lỗi không phải căn cứ phát sinh trách nhiệm, không có lỗi vẫn phải bồi thường (như trường hợp tài sản gây thiệt hại), yếu tố lỗi trong trường hợp này chỉ để xem xét mức độ chịu trách nhiệm.
– Thời điểm phát sinh trách nhiệm:
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra do có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.
– Tính liên đới chịu trách nhiệm:
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ sẽ tiến hành liên đới chịu trách nhiệm nếu giữa họ đã có sự thỏa thuận trước với nhau khi giao kết hợp đồng về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự quy định.
– Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
+ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại.
+ Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Bên bị thiệt hại không phải chứng minh thiệt hại.
Từ những phân tích trên của bài viết, có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng đều là trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị vi phạm. Mặc dù bản chất đều là hoạt động bồi thường khắc phục hậu quả, tuy nhiên căn cứ phát sinh, căn cứ xác định trách nhiệm, hành vi vi phạm, phương thức thực hiện, yếu tố lỗi, thời điểm phát sinh trách nhiệm, tính liên đới chịu trách nhiệm là khác nhau.
3. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự năm 2015
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Quốc tế DSP về Thiệt hại là gì? Phân biệt “Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng” và “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Để hiểu rõ hơn về những quy định trên cũng như những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Quốc tế DSP để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:
Điện thoại: 0236 222 55 88
Hotline: 089 661 6767 hoặc 089 661 7728
Email: info@dsplawfirm.vn
Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn
Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA
Rất mong được hợp tác cùng Quý Khách!
Từ khóa » điều Khoản Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng
-
Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng Là Gì ? Khái Niệm Về Bồi Thường ...
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ CÁC QUY ...
-
Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng Và Ngoài Hơp đồng - Luật LawKey
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp đồng
-
Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp đồng - Luật Thái An
-
+ Điều Kiện Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Cách Xác định Mức Bồi ...
-
Xác định Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Và Phạt Hợp đồng Thương ...
-
Thỏa Thuận Mức Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng - Luật Sư X
-
Việc Thi Hành Thỏa Thuận Về Bồi Thường Thiệt Hại định Trước Theo Quy ...
-
Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Quan Hệ Hợp đồng
-
PHẠT VI PHẠM, BỒI THƯỜNG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - Chi Tiết Tin
-
Điều Kiện Phát Sinh Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp đồng?