Thỏa Thuận Mức Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Với nhu cầu ngày một tăng cao của người dân, các giao dịch dân sự cũng ngày càng được thiết lập nhiều hơn. Giao dịch dân sự hiện nay phần lớn đều được lập thành các hợp đồng dân sự. Hiện nay pháp luật cũng quy định khá chặt chẽ về các hợp đồng dân sự. Các hợp đồng dân sự khi được xác lập phải luôn có điều khoản về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; trong trường hợp bên nào đó vi phạm nghĩa vụ hợp đồng – gọi là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Vậy ” thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” được quy định ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi là việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được quy định như thế nào ạ?.
Có thể bạn quan tâm
Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?
Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?
Như thế nào là cho vay nặng lãi?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?
Theo Điều 385 Bộ Luật dân sự 2015 về khái niệm hợp đồng thì : “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự . ”
Khi một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên; hoặc theo các quy định của pháp luật tức là đã vi phạm hợp đồng; khi đó, bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng .
Như vậy, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hiểu là biện pháp pháp lý; trách nhiệm dân sự nhằm bù đắp những thiệt hại , những tổn thất; do hành vi phạm các quy định trong hợp đồng của các bên .
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015:
Điều 13 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường “toàn bộ thiệt hại”, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Điều 360 cũng có quy định tương tự, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra; thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường “toàn bộ thiệt hại”; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Căn cứ xác định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các điều kiện; để xác định hành vi của bên có nghĩa vụ hợp đồng là có lỗ; và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không, chỉ khi có căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thì mới có thể xác định người có nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:
– Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý; để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;
– Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;
– Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng; mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; nghĩa vụ này được xem như đề bù cho người có quyền; do việc không thực hiện được hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích đáng ra phải có. Yêu cầu chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng phải phù hợp; và không vượt quá phần lợi ích đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện.
– Thiệt hại về tinh thần.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác là sự xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Hành vi vi phạm thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng; là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng; tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung; mà chỉ vi phạm pháp luật thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
Mức bồi thường có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận trong mỗi hợp đồng.
+ Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể; bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
+ Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
+ Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm; dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
+ Khi hợp đồng được giao kết; các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
+ Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng; và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.
Mức thiệt hại tối đa được yêu cầu bổi thường thiệt hại
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm; phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm; không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm; phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần; cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm; uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Tra cứu thông tin quy hoạch; Tra mã số thuế cá nhân; Lấy giấy chứng nhận độc thân; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Phương thức thực hiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?+ Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).+ Việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế
Yếu tố lỗi trong thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?Việc gây ra thiệt hại phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Điểm mới về bồi thường thiệt hại trong bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005?Có thể nhận thấy, thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có sự mở rộng hơn so với quy định trong Bộ luật Dân sự cũ năm 2005 khi thiệt hại được bồi thường không chỉ bao gồm những thiệt hại thực tế, hiện hữu mà còn bao gồm cả khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » điều Khoản Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng
-
Thiệt Hại Là Gì? Phân Biệt “Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng” Và ...
-
Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng Là Gì ? Khái Niệm Về Bồi Thường ...
-
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ CÁC QUY ...
-
Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng Và Ngoài Hơp đồng - Luật LawKey
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Phạt Vi Phạm, Bồi Thường Hợp đồng Dân Sự Theo Bộ Luật Dân Sự Năm ...
-
Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp đồng
-
Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp đồng - Luật Thái An
-
+ Điều Kiện Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Cách Xác định Mức Bồi ...
-
Xác định Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Và Phạt Hợp đồng Thương ...
-
Việc Thi Hành Thỏa Thuận Về Bồi Thường Thiệt Hại định Trước Theo Quy ...
-
Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Trong Quan Hệ Hợp đồng
-
PHẠT VI PHẠM, BỒI THƯỜNG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - Chi Tiết Tin
-
Điều Kiện Phát Sinh Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp đồng?