Thiết Kế Bệnh Viện Và Thi Công Trọn Gói | Kiến Trúc Sư Việt Nam

Việt Architect Group là thương hiệu chuyên tư vấn thiết kế bệnh viện quy tụ các Chuyên gia, Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên sâu: thiết kế bệnh viện đa khoa, thiết kế nội thất bệnh viện, Bệnh viện tư nhân.

Kiến trúc bệnh việc khá phức tạp, với nhiều hạng mục đòi hỏi công ty có đủ năng lực và chuyên môn.

Thiết kế bệnh viện đạt chuẩn chỉ tiêu quốc tế – uy tín 2023

Bệnh viện là một trong những địa điểm vô cùng quan trọng và có yếu tố quyết định đối với con người trong thời đại ngày nay.

Chính vì vậy, đây là nơi lui tới của khá nhiều người. Bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn những nội dung cần thiết và hữu ích trong việc thiết kế bệnh viện, từ đó, hướng dẫn các bạn chọn lựa các yếu tố chính yếu để thực hiện.

Bạn hãy đọc bài viết cẩn thận và lựa chọn những đặc điểm để đưa tới những thiết kế đạt chuẩn chỉ tiêu quốc tế và uy tín nhé!

Những lưu ý khi thiết kế bệnh viện mà bạn nên biết:

Xu hướng thiết kế bệnh viện đang được quan tâm không chỉ là trong một khoảng thời gian trở lại đây mà còn được quan tâm từ trước nay rất lâu. Chính vì vậy, thiết kế luôn phải lựa chọn theo các tiêu chuẩn quốc tế đã đề ra

Quy định của Bộ y tế hiện nay:

Các bệnh viện khi xây dựng hay là khi cải tạo lại, các bản thiết kế bệnh viện luôn được đề lên Bộ y tế.

Chỉ khi ở trên có chỉ thị đồng ý cho thi công công trình thì các công trình mới được xây dựng và được lựa chọn xây dựng.

Đây là sự đảm bảo tránh các sai sót cần có.

Nếu như có bất trắc gì trong quá trình hoạt động thì các quyết định khi xây dựng sẽ gặp rắc rối rất lớn.

Đồng bộ hệ thống: 

Thiết kế bệnh viện không chỉ đơn giản là vẽ trên bản thiết kế và thiết kế thật đẹp.

Nó còn ảnh hưởng đến việc bạn dựa vào bản thiết kế ấy để áp dụng vào thực tế, xem khu vực này sẽ có thể lắp đặt hệ thống hợp lý hay không, khu vực này với khu vực kia có liên kết với nhau hay không, khu vực này có được những ưu điểm gì để giúp bệnh nhân dễ dàng ra vào,…. 

Đấy chính là việc đồng bộ hệ thống. Vô cùng quan trọng trong việc thiết kế bệnh viện. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý nhiều nhất 

Quy trình hoạt động:

Khi thiết kế bệnh viện, bạn cần phải lựa chọn các quy trình hoạt động đầu tiên.

Việc quan trọng nhất chính là khi thiết kế cần phải thực hiện đúng như quy trình hoạt động.

Nó bắt buộc phải đúng công năng và đúng với tiêu chuẩn quốc tế đã đề ra. Do vậy, kiến trúc sư là người đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Họ phải nắm bắt mảnh đất ấy, hiểu biết và phân chia các cấu trúc một cách hợp lý và khoa học để tạo được quy trình hoạt động như ý muốn.

Các nguyên tắc thiết kế bệnh viện cần phải nắm giữ:

Khi tiến hành thiết kế bệnh viện, các bạn cần phải tuân theo các nguyên tắc xây dựng theo đúng các quy trình để tiến hành xây dựng, tuy nhiên, cần phải có các nguyên tắc này:

  1. Các khoa cần có:

Khi thiết kế bệnh viện, cần đảm bảo rằng bệnh viện có đủ số phòng bệnh, các khoa, các phòng hỗ trợ cho bệnh nhân và y tá, bác sĩ: 

  • Khoa khám bệnh đa khoa và khoa điều trị 
  • Khu hành chính và thu phí
  • Khu điều trị cho bệnh nhân nguy cấp
  • Các phòng kỹ thuật và chứa đồ kỹ thuật, kho thuốc
  • Khu dịch vụ tổng hợp cho nhân viên y tá, hỗ trợ viên,…
  1. Các yếu tố cần có:

  • Tính kinh tế và tính hiệu quả: tức là các khu chức năng cũng như các khu cần có trong bệnh viện đều phải hiệu quả và có tính thiết thực đối với phương tiện phục vụ cũng như là các thiết bị kỹ thuật cho nhân viên và bệnh nhân
  • Khả năng mở rộng và phải linh động: Tức là các hệ thống kỹ thuật cũng phải linh động và luôn được thay đổi phù thuộc vào mức độ xử lý của thiết bị. Vì vậy, các khu và khoa đều phải có sự gắn kết và linh động với nhau để tránh các trường hợp vì quá xa mà không thể thay đổi và sửa chữa kịp thời
  • Tính thức ứng với môi trường: các bạn cần phải tránh các yếu tố làm ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân. Tức là phải thiết kế bệnh viện sao cho mang lại bệnh nhân cảm giác thoải mái và tránh các cảm giác sợ hãi và có sự phản kháng với bệnh viện
  • Tính thẩm mỹ của thiết kế bệnh viện: đây là đặc tính vô cùng quan trọng trong thiết kế bệnh viện. Thông thường, các kiến trúc sư khi thiết kế luôn nhấn mạnh vào đặc điểm này. Vừa đem lại cảm giác thân thuộc cũng giúp cho bệnh nhân có thể khỏe mạnh và mau lành bệnh hơn
  • Tính đảm bảo an toàn: dù là ở bệnh viện nhưng bệnh nhân cũng phải có được sự an tâm về tính an toàn và bảo đảm an ninh. Chính vì vậy mà cần phải đảm bảo sự an toàn cho tài sản, tránh khủng bố hoặc cướp,…

  1. Yêu cầu về môi trường và quang cảnh:

Thiết kế bệnh viện luôn luôn phải được ưu tiên về môi trường và quang cảnh. Chính vì vậy, khi tiến hành thiết kế cần phải tận dụng tốt mọi không gian và tránh các không gian dư thừa

Mặt khác, ánh sáng trong bệnh viện cần phải tận dụng tối ưu. Tránh các không gian dù buổi sáng nhưng vẫn bị khuất bóng. 

Có hệ thống nước thải và chất thải phù hợp và đảm bảo các tiêu chuẩn hợp vệ sinh để giúp cho bệnh nhân có thể khỏe mạnh và dễ dàng đảm bảo vệ sinh hơn.   

TOP thiết kế bệnh viện đạt chuẩn chỉ tiêu quốc tế – uy tín 2023

  1. Thiết kế bệnh viện đa khoa hiện nay:

Bệnh viện đa khoa tức là nơi vô cùng lớn, điều trị phần lớn tất cả các loại bệnh. Chính vì vậy, khi thiết kế bệnh viện đa khoa, tức là phải được thẩm định và qua các tiêu chuẩn quốc tế

Thiết kế bệnh viện đa khoa cần phải có kỹ thuật và thống nhất tất cả các quy chuẩn và chi tiêu rõ ràng. Các giường bệnh được sắp xếp như thế nào, các phòng ốc được xây dựng ra sao, chiều cao như thế nào cho hợp lý,… 

Mặt khác, thiết kế bệnh viện đa khoa tức là phải xem xét thêm không gian tối ưu nhất, an toàn và đảm bảo nhất cho bệnh nhân. Tránh các không gian bí bách và bị tù kín; khiến bệnh nhân khó chịu và không thể mau chóng lành bệnh.

Thiết kế bệnh viện chuyên khoa hiện nay

Các bệnh viện chuyên khoa được thành lập dùng cho riêng một cấu trúc chức năng. Chính vì thế mà có một số bệnh viện chuyên khoa hiện nay như là: bệnh viện chuyên khoa về em bé (bệnh viện nhi khoa), bệnh viện chuyên khoa về mắt, bệnh viện chuyên khoa về vấn đề tai – mũi – họng,…

Các thiết kế bệnh viện chuyên khoa cần phải tùy thuộc vào từng đối tượng để thiết kế. Vì nếu liên quan đến trẻ nhỏ, cần khác thiết kế bệnh viện đảm bảo an toàn, tránh thiết kế các dòng điện ở dưới và các bé dễ chạm đến, các phòng ốc và cách trang trí phải phù hợp và gần gũi, thân thiện với các em bé,…. Nếu liên quan đến các bệnh nhân lớn tuổi, không gian khi thiết kế phải thoáng đãng, dễ chịu như ở nhà,….

  1. Thiết kế bệnh viện tư nhân và dành cho cộng đồng:

Dạng thiết kế bệnh viện tư nhân là dạng bệnh viện được mở riêng dành cho mỗi một bác sĩ chuyên khoa. Và hầu như thiết kế bệnh viện tư nhân chỉ thuộc về một lĩnh vực nhất định. Chính vì vậy, khi tiến hành thiết kế cần đảm bảo đúng với các chuyên mục về lĩnh vực mà bác sĩ đó phụ trách

Không gian cũng phải đảm bảo vệ sinh và không gian an toàn, bảo đảm vệ sinh để tránh các tình trạng mất vệ sinh,…

  1. Thiết kế bệnh viện theo dạng phòng khám:

Tức là quy mô của thiết kế viện theo dạng phòng khám sẽ nhỏ và gọn hơn. Dĩ nhiên, mức chi phí cho dạng thiết kế bệnh viện này cũng sẽ ít hơn và không quá nhiều. Vì vậy, sẽ phù hợp hơn với các bác sĩ có nhu cầu muốn mở phòng khám riêng. Một lưu ý cho dạng thiết kế bệnh viện này là sẽ không có giường bệnh để cho bệnh nhân có thể ngủ lại hay nghỉ ngơi. Chính vì vậy, khi bệnh nhân đến cũng cần lưu ý điều này

Bệnh viện hay nhà thương là một tổ chức chăm sóc sức khỏe cung cấp điều trị bệnh nhân với các nhân viên y tế và điều dưỡng chuyên ngành và thiết bị y tế.

Loại bệnh viện được biết đến nhiều nhất là bệnh viện đa khoa, thường có khoa cấp cứu để điều trị các vấn đề sức khỏe khẩn cấp, từ nạn nhân hỏa hoạn và tai nạn cho đến một căn bệnh bất ngờ.

Một bệnh viện huyện thường là cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn trong khu vực của nó, với một số lượng lớn giường dành cho chăm sóc đặc biệt và giường bổ sung cho những bệnh nhân cần chăm sóc dài hạn.

Các bệnh viện chuyên khoa bao gồm trung tâm chấn thương, bệnh viện phục hồi chức năng, bệnh viện trẻ em, bệnh viện (người cao tuổi) và bệnh viện để giải quyết các nhu cầu y tế cụ thể như điều trị tâm thần (xem bệnh viện tâm thần) và một số loại bệnh.

Bệnh viện chuyên khoa có thể giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe so với bệnh viện đa khoa. Bệnh viện được phân loại là chung, chuyên khoa hoặc chính phủ tùy thuộc vào các nguồn thu nhập nhận được.

Một bệnh viện giảng dạy kết hợp hỗ trợ cho những người giảng dạy cho sinh viên y khoa và y tá. Các cơ sở y tế nhỏ hơn một bệnh viện thường được gọi là một phòng khám.

Các bệnh viện có một loạt các khoa (ví dụ như phẫu thuật và chăm sóc khẩn cấp) và các đơn vị chuyên khoa như tim mạch. Một số bệnh viện có khoa ngoại trú và một số có đơn vị điều trị mãn tính. Các đơn vị hỗ trợ phổ biến bao gồm nhà thuốc, bệnh lý và X quang.

Các bệnh viện thường được tài chính công tài trợ, các tổ chức y tế (vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận), các công ty bảo hiểm y tế hoặc các tổ chức từ thiện, bao gồm các khoản đóng góp từ thiện trực tiếp.

Trong lịch sử, các bệnh viện thường được các tổ chức tôn giáo hoặc các cá nhân và nhà lãnh đạo từ thiện thành lập và tài trợ.

Hiện nay, các bệnh viện chủ yếu là nhân viên của các bác sĩ chuyên nghiệp, bác sĩ phẫu thuật, y tá, trong khi trước đây, công việc này thường được thực hiện bởi các thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc tình nguyện viên.

Tuy nhiên, có nhiều tổ chức tôn giáo Công giáo khác nhau, chẳng hạn như Alexians và Bon Secours vẫn tập trung vào mục vụ bệnh viện vào cuối những năm 1990, cũng như một số giáo phái Kitô giáo khác, bao gồm các Phương pháp và Luther, điều hành các bệnh viện.

Theo nghĩa gốc của từ này, các bệnh viện ban đầu là “nơi tiếp đãi” và ý nghĩa này vẫn được giữ nguyên trong tên của một số tổ chức như Bệnh viện Hoàng gia Chelsea, được thành lập năm 1681 với tư cách là một viện hưu trí và điều dưỡng cho các cựu binh.

 

Các loại hình kiến trúc bệnh viện hiện nay

Thiết kế Bệnh viện đa khoa 

Bệnh viện đa khoa là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu – nhất là nghiên cứu những bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị.

Các bệnh viện này thường có phòng cấp cứu (tiếng Anh: Emergency Room), phòng xét nghiệm máu (Pathology) và quang tuyến (Medical Imaging) và phòng điều trị tăng cường (Intensive Care Unit).

Thiết kế Bệnh viện chuyên khoa 

Một số bệnh viện được thành lập chuyên ngành vì nhu cầu điều trị đặc biệt. Ví dụ: bệnh viện nhi khoa, bệnh viện mắt, bệnh viện lão.

Thiết kế Phòng khám 

Phòng khám (tiếng Anh: Clinic) là một cơ sở y tế có nhiều phòng để bác sĩ khám bệnh.

Khác với phòng mạch là nơi chẩn bệnh riêng của từng bác sĩ, phòng khám mang tính công cộng hơn và thường có nhiều hỗ trợ y tế hơn như y tá, chuyên viên vật lý trị liệu, y sĩ nhãn khoa v.v.

Vì phòng khám thường không có phòng và giường cho bệnh nhân ngủ lại, trên lý thuyết không thuộc vào loại bệnh viện.

Thiết kế Bệnh xá 

Bệnh xá hay trạm xá là nơi chẩn đoán và chữa trị tạm thời người bệnh địa phương thường do y tá quản lý. Nếu bệnh trầm trọng sẽ được gửi lên bệnh viện lớn.

Thiết kế Bệnh viện cấp 3

Ở Úc, một số bệnh viện rất lớn được sắp hạng cấp 3 (tertiary hopital). Đây là những bệnh viện có khả năng tiếp nhận tất cả những ca bệnh khó chữa, hiểm nghèo trong toàn vùng hay tiểu bang.

Bệnh viện cấp 3 có bác sĩ cao cấp, nhiều kinh nghiệm và phòng ốc trang bị máy móc y tế hiện đại. Khi bác sĩ tại các bệnh viện trong vùng gặp khó khăn trong vấn để chẩn đoán hay chữa trị, họ có thể chuyển bệnh nhân lên bệnh viện cấp 3.

Thiết kế Viện nghiên cứu y học

Sinh viên y khoa học tập và thực tập tại các bệnh viện thường dưới sự giảng dạy của các giáo sư và các nhà nghiên cứu khoa học y khoa. Đa số các bệnh viện lớn có viện nghiên cứu y học nghiên cứu về các ngành chuyên khoa.

Thiết kế bệnh viện Tư và công cộng

Bệnh nhân vào bệnh viện tư phải đóng lệ phí bằng tiến túi hoặc do hãng bảo hiểm tài trợ. Bệnh viện công do nhà nước quản lý và thường là miễn phí. Ngoài khác biệt về tài chính, tại một số nước, bệnh viện tư có thể có khả năng phục vụ tốt hơn vì nhân viên được tuyển chọn k

Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện hiện nay.

Các tiêu chuẩn khi thiết kế bệnh viện:

Khi thiết kế bệnh viện cần phải chú ý đến vấn đề cải tạo và nâng cấp bệnh viện.

Tránh các trường hợp không thể cải tạo vì gặp khó khăn trong sắp xếp

Cần phải chuẩn mực theo các quy mô về chất lượng cũng như là được thẩm định qua quốc tế rõ ràng.

Tại Úc, tất cả bệnh viện phải theo định kỳ thông qua tiêu chuẩn của “Australian Council on Healthcare Standards” trước khi tiếp tục phục vụ công chúng. (Xem ví dụ điển hình về tiêu chuẩn của bệnh viện nhi đồng Westmead tại Sydney.

– Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa TCVN 4470 : 2012: Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường

– Tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện Quận, Huyện: TCVN 9213 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

– Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa khu vực: TCVN 9212 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Với tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa 250 giường, tiêu chuẩn thiết kế.

– Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực: TCVN 9214 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Nhìn lại lịch sử, công trình Bệnh viện (BV) đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nếu như BV như mô hình hoạt động ngày nay thường thấy được xuất hiện rất sớm ở phương Tây (vào thế kỷ thứ 8 thời trung cổ), thì tại Việt Nam, BV điều trị theo phương pháp Tây y được xây dựng đầu tiên vào năm 1894 – Đó là BV Đa khoa Trung ương Huế, BV Hữu nghị 108, sau đó phải kể đến BV Việt Đức, BV Bạch Mai…

Sau khi thực hiện “đổi mới” với cơ chế kinh tế mở cửa, Việt Nam cũng bắt đầu chú trọng vào việc phát triển và xây dựng các bệnh viện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, việc thiết kế và xây dựng BV vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức và các nhà thầu đến từ các nước phát triển.

Ngay cả khi, sử dụng những đội ngũ tư vấn nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, thì việc xây dựng các công trình BV tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và khó khăn đó?

Đội ngũ kiến trúc sư thiết kế bệnh viện của Việt Architect Group

Chúng tôi có những kiến trúc sư có kinh nghiệm tham gia các dự án như:

Thiết kế bệnh viện Phú Mỹ: Công trình thiết kế bênh viện Phú mỹ được kiến trúc sư Phan Đình Kha và cộng sự tư vấn thiết kế. Công trình toạ tại quận 7, TP HCM, công trình được thiết kế với quy mô 800 giường bệnh.

2. Công trình tư vấn – thiết kế Bệnh viện ung bướu 2: Thiết kế dự án bệnh viên ung bứu 2 , công trình được có sự tham gia của kiến trúc sư Phan Đình Kha và cộng sự. Thông tin công trình: Cơ sở 2 Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM (gọi tắt là Cơ sở 2) tại P.Tân Phú, Q.9, TP.HCM.

Thiết kế Phòng Khám Đa Khoa Duy Khang – Chợ Gạo, Tiền Giang

Thông tin công trình: Phòng Khám Đa Khoa Duy Khang.

Chợ Gạo, Tiền Giang.

Công trình được tư vấn thiết kế bởi kiến trúc sư Phan Đình Kha và cộng sự, công trình sau hoàn thành đánh dấu bước tiến của VAG trong lĩnh bực thiết kế phòng khám, bệnh viện.

Viet Architect Group (VAG) được thành lập với mục tiêu cung cấp toàn diện các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và nội thất.

Nguyên tắc hoạt động VAG: Hợp tác hữu nghị và cùng nhau phát triển

Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển ngành kiến trúc nói chung và cụ thể hơn là tạo nên một mạng lưới liên kết giữa các kiến trúc sư, các nhà thầu thi công, những công ty kinh doanh nội thất uy tín. Qua đó, Viet Architect Group đem đến giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng khi lựa chọn các dịch vụ của chúng tôi.

Thạc sĩ – Kiến trúc sư Phan Đình Kha với 15 năm kinh nghiệm, hơn 1000 công trình, đoạt giải nhất kiến trúc quốc gia 2010. Các thiết kế của anh như Cảng hàng không Liên Khương – Đà Lạt, Bệnh viện Phú Mỹ (TP.HCM), khách sạn 4 sao Phú Mỹ – Sóc Trăng. Nhà hàng Miss Sài Gòn. Homestay Đà Lạt của vợ chồng danh hài Trường Giang – Nhã Phương. Biệt thự nghỉ dưỡng Vũng Tàu…

Lời kết:

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chắt lọc để có thể phù hợp với các bạn có nhu cầu muốn thiết kế bệnh viện. Hãy đọc thật kỹ và tiến hành lựa chọn nhé!

Từ khóa » Thiết Kế Bệnh Viện điều Dưỡng