Thiết Kế Chỗ Ngồi Bên Cửa Sổ Nên Xây Tường 40cm Hay đóng Ghế?
Nhiều gia chủ muốn có không gian thư giãn bên cửa sổ để ngắm cảnh, đọc sách nhưng chưa biết nên làm thế nào cho hợp lý. Đây cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm và được bàn luận sôi nổi trên nhóm Happynest. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc này.
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
Ngoài tác dụng đón ánh sáng tự nhiên, cửa sổ còn có thể là góc nghỉ ngơi thú vị trong ngôi nhà (Ảnh: Căn hộ Sunrise City)
Ghế ngồi bên cửa sổ (window seat) là chỗ ngồi được thiết kế ngay trong hốc cửa sổ, không chỉ là nơi để thư giãn mà còn là một điểm nhấn trong không gian kiến trúc. Tuy nhiên, nên xây tường 40cm hay đóng ghế?
Theo KTS Đào Xuân Quang, ghế ngồi trên ô cửa sổ phải có khoảng ngồi rộng tối thiểu 600mm (chưa tính tường 200 phía ngoài), chiều cao hoàn thiện khi đã đặt nệm (tùy theo chiều cao nệm bạn chọn) cao hoàn thiện tối đa 450mm, tùy theo mục đích bạn muốn hướng đến như thế nào để thiết kế cho phù hợp.
Đồng tình với KTS Quang, gia chủ Nguyễn Duy Thành cũng đưa ra ý kiến nên xây lớp gạch tường 5cm hoặc 10cm ở 2 bên rồi ốp gỗ hoặc đá mặt đứng và mặt nằm, chứ không nên xây tường dày 40cm.
Phương án được đa số các gia chủ lựa chọn là đóng rời ghế ngồi cửa sổ vì xây cố định như vậy khi chuyển đổi công năng sẽ phức tạp và tốn nhiều chi phí hơn. Đóng hệ ghế ngồi theo tủ đựng hoặc hộc vừa tiện lại có thể thay đổi bộ áo đệm giúp không gian thêm sinh động, tươi mới.
>>> Xem thêm: Những ý tưởng biến cửa sổ thành những góc nhỏ đầy tiện lợi và thư giãn
Việc xây tường 40cm để làm chỗ ngồi bên cửa sổ không được các KTS và gia chủ ưu tiên bằng cách đóng ghế rời
Độ cao của window seat khoảng 45cm, gồm cả đệm (5-15cm) được tính toán theo nhân trắc học. Chiều dài ghế phụ thuộc vào kích thước cửa sổ, thông thường window seat nằm vừa vặn bên trong khung cửa sổ hoặc có thể mở rộng sang hai bên nếu cần thiết. Tuy nhiên, kích thước tối thiểu cần đảm bảo là 75cm để có thể ngồi vững và 130cm nếu muốn ngồi tựa lưng vào một bên thành cửa sổ trong tư thế thả lỏng chân.
Các kiểu ghế ngồi bên cửa sổ
Ghế ngồi có kệ mở
Ghế ngồi bên cửa sổ dạng kệ mở bề mặt trước bên dưới ghế không có tấm ván che chắn, tạo thành kệ để đồ thuận tiện. Để tăng cường khả năng chịu lực, các gia chủ nên đóng thêm các miếng gỗ dọc theo băng ghế, đây cũng là cách phân chia kệ thành các ngăn lưu trữ nhỏ hơn. Kiểu ghế này phù hợp với không gian phòng đọc sách, hành lang, cầu thang,...
Ghế ngồi bên cửa sổ dạng kệ mở thoáng đãng
Dạng tủ lưu trữ
Là kiểu ghế ngồi bên cửa sổ kết hợp với hệ tủ bên dưới hoặc những cánh tủ mở dọc theo chiều cao của bức tường. Đây là loại ghế được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay bởi tính tiện dụng của nó, không chỉ đáp ứng nhu cầu thư giãn gia chủ có thể tận dụng cất giữ đồ dùng một cách gọn gàng và kín đáo. Nếu sử dụng kiểu ghế này trong phòng ngủ, bạn nên lựa chọn những bục ghế có hộc tủ kéo bên dưới thiết kế đơn giản để tiết chế sự cầu kì, nặng nề cho căn phòng.
Hệ tủ được thiết kế khéo léo, tạo thành góc ngồi đọc sách bên cửa sổ (Ảnh: Căn hộ 74m2)
Phụ kiện cho ghế ngồi bên cửa sổ
Đệm trải
Phần lớn các mẫu đệm đặt bên cửa sổ đều được đặt làm riêng tùy theo kích thước, hình dạng và phong cách của window seat. Độ dày của đệm thông dụng ở mức 5, 7, 9, 10, 12, 15cm, tùy theo độ cao mà bạn mong muốn. Thông thường, độ dày của đệm phụ thuộc vào cảm giác chân, được điều cho phù hợp khi bạn muốn ngồi vừa đủ chạm đất hay muốn lơ lửng để đung đưa.
Khu vực bậu cửa sổ là nơi đón nhận lượng ánh nắng mặt trời không kém gì bên ngoài. Do vậy, bạn nên lựa chọn vải bọc dành cho không gian ngoài trời để hạn chế tình trạng phai màu, đồng thời giúp đệm bền hơn.
>>> Xem thêm: 23 ý tưởng thiết kế ghế nghỉ bên khung cửa sổ lớn, giúp gia chủ “thả trôi” tâm hồn, xóa tan phiền muộn
Các phụ kiện như gối tựa, đệm trải cũng góp phần làm đẹp thêm cho không gian window seat (Ảnh: Sky Lake Apartment)
Gối tựa
Gối tựa được sử dụng như một chi tiết tạo điểm nhấn cho window seat. Gối tựa có hai lại là gối hình chữ nhật và gối vuông. Hai kích cỡ phổ biến nhất của loại gối tựa vuông là 45x45cm và 50x50cm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngồi ở window seat để làm việc hay đọc sách trong một thời gian tương đối lâu thì nên sử dụng thêm gối tựa hình chữ nhật để hỗ trợ lưng và vai không bị đau mỏi. Kích cỡ phổ biến của gối tựa hình chữ nhật là 40x60cm, 50x70cm và 60x80cm.
Rèm cửa
Để đảm bảo sự riêng tư cũng như hạn chế hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời chiếu qua lớp cửa kính, hãy lắp đặt bộ rèm hoặc sử dụng giấy dán kính một chiều cho cửa sổ. Nếu muốn biến window seat thành nơi ngủ nghỉ, bạn nên treo thêm rèm ở phía trước ghế nhằm che giấu toàn bộ hốc tường, tạo thành “phòng trong phòng”.
Ngoài ánh sáng tự nhiên, hãy tăng cường thêm ánh sáng nhân tạo tại khu vực ghế ngồi bên cửa sổ với đèn âm trần, đèn gắn tường hay đèn sàn để dễ dàng đọc sách khi cần.
Kích thước ghế ngồi phù hợp tạo sự thoải mái cho người sử dụng (Ảnh: Căn hộ 150m2)
Như vậy, phương án sử dụng đóng ghế rời thuận tiện và đáp ứng sự linh hoạt trong nhu cầu sử dụng hơn. Tuy nhiên, tùy vào sở thích riêng mà các gia chủ đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin tham khảo hữu ích cho những ai đang băn khoăn về vấn đề này.
>>> Xem thêm: Căn hộ 84m2 nhiều cửa sổ, thiết kế linh hoạt cho gia đình từ 4 đến 8 người
Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa » Ghế Cạnh Cửa Sổ
-
Ghế Ngồi Cửa Sổ - Nội Thất Cầu Vồng
-
Thiết Kế Bục Ghế Ngồi Thư Giãn, đọc Sách Bên ... - Nội Thất Mạnh Hệ
-
Kệ Thư Giãn - Kệ Ngồi Cạnh Cửa Sổ đa Năng | Shopee Việt Nam
-
15 Góc đọc Sách Bên Cửa Sổ Có Bệ Ngồi Mê Ly - Nhà Đẹp Số
-
Thiết Kế Ghế Ngồi Bên Cửa Sổ Lãng Mạn Và Tiện Dụng
-
Thiết Kế Bục Ghế Ngồi Thư Giãn, đọc Sách Bên Cửa Sổ ... - Nhadep247
-
Bục Ghế Ngồi Cạnh Cửa Sổ Giúp Chủ Nhân Thư Giãn, đọc Sách Tiện Dụng
-
Ý TƯỞNG GHẾ BĂNG DÀNH CHO KHUNG CỬA SỔ - Phê Decor
-
Những ý Tưởng Ghế Ngồi Bên Cửa Sổ Khiến Bạn Mê Mẩn – Phần 2
-
Gợi ý Cách Thiết Kế Chỗ Ngồi Bên Cửa Sổ Thoải Mái Nhất
-
Ý Tưởng Thiết Kế Ghế Bên Cửa Sổ: Tối Giản Nhưng Tiện ích Lớn - AFamily
-
Bục Ngồi Cửa Sổ Là Gì? Thiết Kế Bục Ngồi Cửa Sổ đẹp 2022 - EnHome
-
Thiết Kế Ghế Bên Cửa Sổ Phù Hợp Từng Mục đích Sử Dụng