Thiết Kế đô Thị Trong điều Kiện Phát Triển Bền Vững đô Thị ở Trung Quốc

Thiết kế đô thị cần nhấn mạnh sự liên tục của các nhân tố như truyền thống xây dựng, lịch sử, văn hóa của đô thị trong xây dựng và phát triển đô thị, coi trọng việc thể hiện tình cảm cộng đồng, tình cảm láng giềng và cảm giác an toàn của đô thị.

Phân tích ví dụ thực tế của thiết kế đô thị

Thành phố Kuritiba là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Braxin. Dân số thành phố từ 300 nghìn người trong thập kỷ 50 thế kỷ XX tăng lên tới 2,1 triệu người trong thập kỷ 90. Kết quả của những biến động mạnh như vậy thường là thất nghiệp, mở mang tùy tiện, dân số đông đúc, môi trường ô nhiễm... Nhưng thành phố Kuritiba lại không vấp phải những vấn đề đó. Thông qua thiết kế đô thị, dùng kỹ thuật thấp, thành phố đã thực hiện mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng đô thị bền vững.

(1) Thiết kế kết hợp với tự nhiên :

Nhằm trị tận gốc nạn ngập lụt ở trung tâm thành phố, chính quyền thành phố quy hoạch hệ thống đường ống thoát nước, cấm xây dựng mở mang ở những khu vực trũng, được dùng vào mục đích chống lụt. Hai bờ sông, xây dựng công viên có tác dụng chứa nước lũ và xây hồ nhân tạo. Trong công viên trồng nhiều cây, cải tạo công xưởng bỏ hoang và các công trình xây dựng khác hai bên sông thành công trình thể thao và vui chơi giải trí. Đường giao thông công cộng và đường xe đạp nối liền những công viên này với hệ thống giao thông thành phố. Thực hiện sách lược “thiết kế kết hợp tự nhiên” này đã tiết kiệm khoản chi phí chống lụt. Hơn nữa, sau khi xây dựng các khu vực trũng thành công viên, diện tích phủ xanh bình quân đầu người của thành phố Kuritiba đã tăng từ 0,5 mét vuông trong thập kỷ 70 lên 50 mét vuông trong thập kỷ 90.

(2) Ưu tiên giao thông công cộng và bộ hành :

Ưu tiên phát triển giao thông công cộng và bộ hành, hạn chế ô tô tư nhân và xe gắn máy. Coi đường xe đạp và khu đi bộ là bộ phận cấu thành hữu cơ của mạng lưới đường sá và hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Khoảng 3/4 công nhân viên chức (hơn 1,3 triệu người) hàng ngày đi làm bằng ô tô công cộng, lượng tiêu hao nhiên liệu bình quân đầu người giảm đi nhiều.

(3) Cơ chế quần chúng tham gia :

Xây dựng cơ chế quần chúng tham gia, nâng cao tính tích cực của người dân thành phố. Công bố thông tin về đất đai, cung cấp cho nhân dân tư liệu về tiềm năng phát triển của một khu đất nào đó. Mở “trường đại học môi trường miễn phí" với những khóa đào tạo ngắn hạn và thực dụng cho các bà nội trợ, nhân viên quản lý xây dựng, quản lý cửa hàng, truyền thụ tri thức phổ thông về môi trường. Lập “kế hoạch cho trẻ bán báo”, dạy ngoài giờ cho trẻ em trong độ tuổi đi học của các gia đình có thu nhập thấp.

Kuritiba Botanical Garden

(4) Các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế :

Khi giải quyết vấn đề chất thải rắn, thành phố không xây dựng nhà máy phân loại rác tốn kém theo lý luận đang lưu hành, mà bắt đầu từ hai mặt sản xuất và thu thập áp dụng phương thức xử lý có đông quần chúng tham gia và lao động kiểu tập trung, đề xướng phong trào "hãy để cho rác không phải là rác" khiến cho 70% hộ gia đình tham gia thu hồi rác có thể tái sinh; thực hiện kế hoạch “rác đổi hàng” ở những khu vực có thu nhập thấp. Những biện pháp này đã tiết kiệm tiền vốn, nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải rắn, làm đẹp thành phố và tăng thêm việc làm.

Ví dụ trên chứng minh rằng, thành phố Kuritaba đã sử dụng thiết kế đô thị một cách có hiệu quả, giải quyết rất tốt vấn đề xây dựng đô thị bền vững trong tình hình thiếu tiền vốn. Các đô thị Trung Quốc có thể thông qua thiết kế đô thị, xây dựng đô thị bền vững, thực hiện chuyển đổi một loại giá trị trên cơ sở quan niệm hiện đại, quan tâm tới loại quan niệm giá trị quan sinh thái ấy, đảm nhận trách nhiệm đối với môi trường của chúng ta, quan tâm tới tới tính thần thánh của mọi sinh mạng và phúc lợi của người đời sau.

Công viên Barigüi ở Kuritiba 

Nội dung cơ bản của thiết kế đô thị bền vững

Kết hợp với tình hình thực tế của đô thị Trung Quốc, nội dung cơ bản của thiết kế đô thị bền vững Trung Quốc là:

(1) Kết hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên và môi trường của đô thị, coi trọng môi trường sinh thái, thể hiện tính chỉnh thể của đô thị.

(2) Khi phát triển đô thị, chú trọng kế thừa tính địa phương và tính văn hóa lịch sử đặc thù của đô thị.

(3) Tính cộng đồng và tình cảm láng giềng của khu cư trú đô thị, có ý thức xây dựng một số cảnh sinh hoạt hàng ngày giàu sức sống trong đô thị.

(4) Tránh xây dựng quá nhiều công trình "cao và lớn”, xóa bỏ không gian có tính đồng đều hiện đại của chủ nghĩa, không gian vô nghĩa và không gian có kích thước quá lớn, trong xây dựng chú ý thể hiện lấy nhỏ làm đẹp và thị giác thú vị phong phú.

(5) Khi xây dựng công trình công cộng đô thị, phải thể hiện mỹ cảm trên cơ sở bảo đảm tính thực dụng.

(6) Bố trí phố đi bộ trong đô thị, chăm lo cho người dân đô thị, khiến cho mọi người cùng được hưởng đầy đủ cuộc sống đô thị.

(7) Khi xây dựng đô thị, mở rộng và áp dụng kỹ thuật thấp và kỹ thuật thực dụng.

(8) Tăng thêm độ trong sáng trong phát triển và xây dựng đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đô thị tham gia vào xây dựng và phát triển đô thị.

Vì mỗi đô thị đều có đặc điểm của mình nên trọng điểm thiết kế đô thị của mỗi đô thị cũng khác nhau nhưng xét dưới góc độ phát triển đô thị bền vững, mấy nội dung quan trọng nói trên của thiết kế đô thị phải trở thành trọng điểm trong xây dựng và phát triển đô thị.

Quy hoạch thành phố mới ở Yimin, Nội Mông - điểm đến tương lai của các đô thị phát triển bền vững ở TQ. Thiết kế của AJ + C

Quy hoạch khu vực tổ chức World Expo 2010 Shanghai China với chủ đề "Thành phố tốt hơn, Cuộc sống tốt hơn", Thượng Hải hy vọng xây dựng một thế lực và ví dụ về đời sống đô thị bền vững và hài hòa (Ashui.com).

Kết luận

Xây dựng đô thị bền vững có lợi cho việc xây dựng đô thị có nét đặc sắc, thúc đẩy đô thị phát triển toàn diện. Đô thị phát triển bền vững là quá trình thúc đẩy đô thị phát triển toàn diện, nhiều góc độ và lập thể hóa lấy con người là gốc. Nó vừa đẩy mạnh xây dựng “phần cứng” như công trình kết cấu hạ tầng đô thị..., vừa thúc đẩy xây dựng “phần mềm” như chế độ tổ chức đô thị và tác phong tư tưởng, quan niệm đạo đức... của mọi người, từ đó thúc đẩy phát triển môi trường nhân văn đô thị.

>> Nghiên cứu phương pháp thiết kế mầu sắc môi trường đô thị hiện đại 

Nguồn : Tạp chí Thành Hương Kiến Thiết; Những vấn đề đô thị; Xây dựng đô thị và nông thôn; Kiến trúc học báo của Trung Quốc Người dịch : Hoàng Thế Vinh Biên tập và hiệu đính : Nghiêm Văn Thọ  

TweetTin mới hơn:
  • Văn hóa truyền thống trong Kiến trúc và Qui hoạch đô thị đương đại
  • Những yếu tố tạo lập bản sắc đô thị
  • Rogers Stirk Harbour + Partners: Mô hình Đại Paris 2030
  • Cứu vãn cảnh quan đô thị bằng nét văn hoá đặc sắc
  • Nghiên cứu phương pháp thiết kế mầu sắc môi trường đô thị hiện đại
Tin cũ hơn:
  • PHÁP : Phân cấp nhu cầu giao thông trong quy hoạch
  • Quy hoạch phát triển thành phố cảng Hải Phòng: Tôn trọng không gian xanh
  • Quy hoạch khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
  • Nhìn về Tokyo và giải pháp phát triển giao thông, mở rộng đô thị ở Việt Nam
  • Cần nhận thức lại chiến lược đô thị
>

Từ khóa » Thiết Kế đô Thị Bền Vững