Thiếu Kali Gây Ra Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Hoàng Hà (Hà Nội)
Kali rất quan trọng đối với các hoạt động chức năng của thần kinh, sức mạnh của cơ bắp và sức khỏe của hệ thống tim mạch. Vì vậy, nhận biết được những biểu hiện báo hiệu cơ thể của bạn đang trong tình trạng thiếu kali là rất quan trọng, sẽ giúp bạn kịp thời bổ sung kali bù đắp cho sự thiếu hụt này để tránh bị những biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là 8 dấu hiệu chỉ ra cơ thể của bạn đang thiếu kali (hay còn gọi là nhược kaki):
Đánh trống ngực: Tình trạng đánh trống ngực có thể rất nhẹ, chỉ thoảng qua hoặc có thể rất nghiêm trọng cần chú ý đặc biệt. Đây là dấu hiệu mà mọi người thường ít quan tâm nếu nó chỉ biểu hiện thoáng qua. Do đó, cần nhận biết sớm để đi khám bệnh.
Mệt mỏi: Mệt mỏi là một trong những biểu hiện thường gặp nhất ở người thiếu kali. Dấu hiệu này xảy ra mà không phải là hậu quả của việc gắng sức quá mức, nhưng nó làm cho cơ thể bạn uể oải toàn thân mà không biết vì sao.
Choáng váng hoặc ngất: Mặc dù nhược kali không phải là nguyên nhân duy nhất gây triệu chứng này, nhưng nếu lượng kali trong cơ thể quá thấp sẽ làm nhược cơ tim, chậm nhịp tim, làm cho bạn cảm thấy choáng hoặc ngất. Do đó, khi bạn đã có biểu hiện này thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân.
Tăng huyết áp: Kali có tác dụng làm giãn mạch, thông mạch máu, không đủ kali sẽ làm các mạch máu bị co hẹp lại, dẫn đến áp lực máu tăng lên. Nếu thấy huyết áp tăng thì cần gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và xử trí kịp thời.
Yếu cơ: Kali đóng vai trò rất quan trọng cho cơ bắp, vì vậy khi nhược kali bạn có thể bị chuột rút, co cứng cơ và đau cơ.
Tê và đau buốt: Kali giữ cho hệ thần kinh cảm giác hoạt động bình thường, khi bị nhược kali bạn sẽ có cảm giác bị tê và đau buốt như kim châm.
Cảm giác ngứa ran: Khi bị nhược kali, cảm giác tê ngứa là một trong những dấu hiệu tinh tế của bệnh, thường bị bạn bỏ qua hoặc nghĩ tới các nguyên nhân khác... Đây chỉ là biểu hiện phảng phất, khó thấy nên thường bị bỏ qua, nên khi bạn thấy đang có một cảm giác tê ngứa ở tay và chân của bạn, cùng với một trong các triệu chứng đã nêu ở trên thì hãy nhớ kiểm tra lượng kali của bạn.
Lưu ý là cảm giác tê ngứa còn là biểu hiện của việc bổ sung quá nhiều kali. Vì vậy, việc phải xét nghiệm lượng kali là khá quan trọng, để xác định, chẩn đoán phân biệt đó là dấu hiệu của thiếu hụt hay quá quá thừa kali.
Táo bón: Nhược kali sẽ dẫn đến sự suy giảm các chức năng của cơ thể trong đó có hệ thống tiêu hóa, do đó thiếu kali cũng có thể gây đau bụng, đầy hơi, táo bón.
Hàng ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 3,5g kali và được lấy chủ yếu qua nguồn thực phẩm. Do vậy, khi bị thiếu hụt kali thì cần ăn các loại thực phẩm giàu vi chất này như: rau mùi tây, mơ khô, sôcôla, hạnh nhân, khoai tây, măng, chuối, đu đủ, bơ, đậu nành, rau, thịt và cá. Chỉ bổ sung bằng thuốc khi có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
Từ khóa » Thiếu Kali Gây Bệnh Gì
-
Thiếu Kali Và Sự ảnh Hưởng đến Cơ Thể
-
Biểu Hiện Của Cơ Thể Khi Thiếu Kali | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng Của Hạ Kali Máu | Vinmec
-
Hạ Kali Máu: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Kiểm Tra Ngay 8 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Thiếu Kali - Hello Bacsi
-
Hạ Kali Máu: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Hạ Kali Máu - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Cơ Thể Thiếu Kali - Báo Cần Thơ
-
6 Dấu Hiệu 'tố Cáo' Cơ Thể Thiếu Kali, Chớ Coi Thường!
-
Hạ Kali Máu – Những điều Cần Biết
-
Kali Trong Máu Có ảnh Hưởng Như Thế Nào đối Với Cơ Thể?
-
5 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn đang Thiếu Kali
-
Rối Loạn Kali Máu | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Nhân Một Trường Hợp Yếu Cơ Và Hạ Kali Máu Kéo Dài 8 Năm đã được ...