Thiếu Máu Thiếu Sắt ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Ở mỗi độ tuổi cùng với sự phát triển thể chất, trẻ em sẽ cần lượng máu tương ứng đủ nuôi dưỡng các tế bào hiện tại và hình thành tế bào mới. Trong đó, đối tượng trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi được Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, huyết sắc tố cần đạt trên 110 g/l. Nếu huyết sắc tố thấp hơn ngưỡng này, trẻ đang bị thiếu máu.
Sắt là thành phần để tạo máu
Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt chủ yếu do những nguyên nhân như:
1.1. Thiếu sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ
Thai nhi phát triển trong bụng mẹ không chỉ nhận dinh dưỡng để lớn và hoàn thiện mà còn cần một số loại dinh dưỡng dự trữ, trong đó có sắt. Quá trình tích lũy sắt ở thai nhi diễn ra khá sớm, nếu bình thường, trẻ sau khi sinh đủ tháng sẽ tích lũy khoảng 25 - 3.000 mg sắt. Lượng sắt tích lũy này được cơ thể sử dụng dần dần cho việc tạo máu trong 3 - 4 tháng đầu sau sinh khi hấp thu và dinh dưỡng chưa đáp ứng.
Trẻ sinh ra có thể thiếu dự trữ sắt do đẻ non, sinh đôi hoặc mẹ bầu bị thiếu máu trong thai kỳ đều có thể gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhũ nhi.
Thiếu sắt thường gặp ở trẻ sinh non
1.2. Tốc độ tăng trưởng nhanh
Trẻ sau sinh có tốc độ phát triển thể chất và cân nặng rất nhanh, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng. Vì thế mà lượng sắt sử dụng để tạo máu cũng nhiều hơn, dinh dưỡng của trẻ lại chủ yếu là sữa nên không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì thế với những trẻ sinh non, trẻ phát triển nhanh, các chuyên gia khuyến ngoài sữa mẹ thì nên bổ sung thức ăn, dinh dưỡng khác để tăng dự trữ sắt.
1.3. Giảm cung cấp sắt từ chế độ ăn
Chế độ ăn thiếu khoa học, không đầy đủ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây tình trạng thiếu sắt ở trẻ.
1.4. Bệnh lý khác
Các bệnh lý trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường gặp phải như cảm cúm, bệnh lý tiêu hóa, dị ứng sữa bò,… hoặc các bệnh lý ít gặp hơn như giảm hấp thu sắt (do tổn thương tá tràng, viêm ruột , điều trị kháng sinh acid dạ dày), xuất huyết rỉ rả kéo dài (xuất huyết tiêu hóa, giun móc), thiếu transferrin bẩm sinh, sắt không vào được tủy xương đều làm giảm hấp thu sắt và dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Tùy vào mức độ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ mà có thể xuất hiện triệu chứng hoặc không. Nhưng nếu triệu chứng đã xuất hiện thì mức độ thiếu máu thiếu sắt đã trở nên trầm trọng, như: yếu đuối, da xanh tái, hay cáu gắt, thường xuyên quấy khóc,… Thiếu máu thiếu sắt nặng gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như: tăng nhịp tim, sưng bàn tay bàn chân, khó thở, rối loạn hành vi,…
Khi trẻ xuất hiện những bất thường trên, nhất là đối tượng nguy cơ cao do có những nguyên nhân như trên, cần đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sớm. Phát hiện sớm và bổ sung sắt kịp thời sẽ đảm bảo trẻ vẫn có sức khỏe và phát triển bình thường.
Thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
2. Bổ sung và phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ
Với trẻ sơ sinh bình thường, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên sau sinh vẫn đảm bảo lượng sắt cần thiết để tạo máu do dự trữ trong thai kỳ trước đó. Vì thế, những trẻ đủ tháng khỏe mạnh này không cần bổ sung sắt, chỉ cần đảm bảo trẻ bú đủ là được.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bên cạnh uống sữa mẹ, nên bắt đầu với những thực phẩm giàu kẽm và sắt. Có thể xem xét bổ sung sắt dạng thực phẩm chức năng như thuốc lỏng bán tại các hiệu thuốc song nên có chỉ định của bác sĩ. Bổ sung sắt dạng này chủ yếu được dùng khi trẻ không thể ăn dặm với thức ăn đặc.
Một lưu ý nhỏ là uống quá nhiều sữa bò làm giảm hấp thu sắt của cơ thể, cũng dẫn đến tình trạng thiếu sắt thiếu máu. Nên đảm bảo lượng sữa bò trẻ uống mỗi ngày ít hơn 600ml.
Với trẻ sinh non, nhẹ cân, bổ sung sắt sớm từ khi sơ sinh là cần thiết. Bắt đầu từ khi trẻ 1 tháng tuổi cho đến 1 năm tuổi, nên bổ sung sắt liên tục với hàm lượng khoảng 2mg trên mỗi kg cân nặng. Lượng sắt tối đa nên hấp thụ mỗi ngày là 15mg. Hình thức bổ sung sắt giai đoạn sau sinh này thường được các mẹ lựa chọn là sữa công thức cho trẻ dùng độc lập hoặc kết hợp uống sữa mẹ. Nếu trẻ sinh non dùng sữa mẹ hoàn toàn, có thể bổ sung sắt qua dạng lỏng cho đến khi trẻ ăn dặm được.
Có thể bổ sung sắt cho trẻ dưới dạng siro uống
Với trẻ ăn dặm để bổ sung sắt, dưới đây là những nguồn thực phẩm giàu sắt và an toàn với trẻ có thể bổ sung:
-
Thực vật: các loại rau lá màu xanh đậm như rau muống, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây khô,…
-
Động vật: các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt cừu, hải sản như cua, cá hồi, cá ngừ, tôm, sò hay trứng, gia cầm, nội tạng động vật,…
Nhìn chung, sắt từ nguồn động vật dễ hấp thu hơn so với nguồn thực vật, nên kết hợp cả hai nguồn bổ sung này để đảm bảo dinh dưỡng khác. Ngoài ra, với trẻ cần hấp thu sắt khẩn cấp, nên kết hợp thực phẩm giàu Vitamin C như: bưởi, ổi, chanh, cam, cà chua, quýt, ớt,…
Nên kết hợp Vitamin C để trẻ hấp thu sắt tốt hơn
Như vậy, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ được khắc phục nếu cha mẹ chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như bổ sung sớm ở giai đoạn cần thiết.
Từ khóa » Bổ Sung Sắt Cho Bé Bị Thiếu Máu
-
Trẻ Thiếu Máu Nên ăn Gì? 10 Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Bé - Ferrovit
-
Bổ Sung Sắt Cho Bé Khi Bị Thiếu Máu - Vinmec
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bé Thiếu Máu - Vinmec
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Bổ Sung Sắt Cho Trẻ Thiếu Máu - YouMed
-
Bổ Sung Sắt Cho Trẻ Thiếu Máu Với Hướng Dẫn Chi Tiết Và Cụ Thể
-
Thiếu Máu Do Thiếu Sắt ở Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách Bổ Sung
-
Trẻ Thiếu Máu Thiếu Sắt Nên ăn Gì? - Nhà Thuốc Phương Chính
-
10 Loại Thực Phẩm Mà Trẻ Thiếu Máu Nên ăn - Hello Bacsi
-
[Thực đơn] Cho Trẻ Bị Thiếu Máu được Bác Sĩ Khuyên Dùng - FaGoMom
-
Cách Bổ Sung SẮT Cho Trẻ 4-6 Tháng Tuổi Mẹ Nên Bỏ Túi - Fitobimbi
-
Thiếu Sắt ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? - Fitobimbi
-
Trẻ Thiếu Máu Nên ăn Gì? - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Trẻ Thiếu Sắt, Mẹ Chớ Lo đã Có Cách điều Trị | TCI Hospital