Thiếu Thống Nhất Về Xác định Tuổi Trẻ Em Trong Pháp Luật Việt Nam Và ...

  • Trang Chủ
  • Sở tư pháp
  • Hội đồng PBGDPL
  • Sơ đồ site
Tìm kiếm tin tức
Sở tư pháp Thông tin giới thiệu Tin tức - Sự kiện Thông báo bán đấu giá tài sản Thông tin dự án Chiến lược, QH, KH Hành chính tư pháp Tổ chức Đảng, đoàn thể Hồ sơ biểu mẫu Bổ trợ tư pháp Niêm yết thông báo Niêm yết hộ tịch Trợ giúp pháp lý Nghiên cứu - Trao đổi Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông Nghiên cứu - Trao đổiThiếu thống nhất về xác định tuổi trẻ em trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tếNgày cập nhật 30/08/2012

Pháp luật Việt Nam quy định về độ tuổi trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình,...Trong đó có độ tuổi trẻ em. Tuy nhiên, giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với công ước Quốc tế về quyền trẻ em về vấn đề xác định độ tuổi của trẻ em còn mâu thuẩn; mặt khác ngay cả các quy đinh của pháp luật Việt Nam về tuổi trẻ em trong các lĩnh vực còn thiếu thống nhất nên rất khó trong quá trình thực hiện, chưa bảo vệ được đầy đủ các quyền trẻ em được pháp luật Quốc tế ghi nhận.

1. Thiếu thống nhất về xác định tuổi là trẻ em trong pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam Theo công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 (Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước này vào ngày 20/2/1990). Ngay tại Điều 1 đã xác định trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Trên cơ sở đó trẻ em có các quyền cơ bản sau: Quyền được có họ tên và quốc tịch, quyền được bảo vệ và chăm sóc, quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ, quyền được học hành, quyền được sống trong môi trường lành mạnh, quyền được giải trí, quyền được thông tin, quyền được tổ chức hội họp, quyền được tự do bày tỏ ý kiến, quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi, quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục,… Theo Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi Quốc tế cũng quy định: trẻ em có thể được nhận làm con nuôi là những người dưới 18 tuổi. Trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 của Việt Nam quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi (Điều 1) Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định về tuổi xác định trẻ em khác nhau nên các quy định của pháp luật Việt Nam củng có sự thiếu thống nhất. Trong các văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở độ tuổi nhiều thuật ngữ được sử dụng như: người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi), người thành niên (người đủ 18 tuổi), trẻ em (dưới 16 tuổi), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi,…. 2. Thiếu thống nhất trong quy định tuổi theo pháp luật Việt Nam Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi lĩnh vực lại quy định độ tuổi khác nhau, không có sự thống nhất với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thứ nhất, trong lĩnh vực hình sự và tố tụng: Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được phân thành hai trường hợp: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật Hình sự 1999). Ngoài ra, pháp luật hình sự còn quy định mức hình phạt đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt là cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ hay là tù có thời hạn (Điều 71). Như vậy, đối với người chưa thành niên phạm tội thì không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình mà không có sự phân biệt có phải là trẻ em theo pháp luạt Việt Nam hay không. Do vậy trong những TS. Đoàn Đức Lương, Nguyễn Sơn Hà Gửi tin qua email In ấnCác tin khácSự cần thiết ban hành chế độ phụ cấp cho Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư (thôn, bản, tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. (15/08/2012)Người dưới 18 tuổi có được đứng tến trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (28/06/2012)Bản tổng hợp kiến nghị của các Sở Tư pháp và tổ chức pháp chế các bộ, ngành đối với công tác chỉ đạo điều hành của Bộ tư pháp và nội dung trả lời (07/06/2012)Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính (15/05/2012)Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về ban hành văn bản QPPL tại tỉnh Thừa Thiên Huế (17/04/2012)Những bất cập về thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng có đối tượng là bất động sản (16/02/2012)

Xem tin theo ngày
Thông tin chỉ đạo điều hànhQuyết định số 67/QÐ-STP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của...(ngày ban hành: 31/05/2018)Công văn số 1712/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v tổng kết công tác tư pháp năm 2019(ngày ban hành: 11/10/2019)Công văn số 1710/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v chấm điểm thi đua, xếp hạng Sở Tư pháp năm 2019(ngày ban hành: 11/10/2019)Công văn số 1539/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v đăng ký chương trình công tác năm 2020 của UBND...(ngày ban hành: 25/09/2019)Công văn số 1369/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v triển khai thực hiện Kết luận số 252-KL/TU ngày...(ngày ban hành: 29/08/2019) Văn bản pháp luật Thống kê truy cậpTổng truy cập 22.740.499Lượt truy cập hiện tại 10.687
Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 054. 3849036

Từ khóa » độ Tuổi Trẻ Em Theo Luật Hình Sự