Trẻ Em Phạm Tội Hình Sự Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm?
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù không thường gặp nhưng vẫn có những trường hợp trẻ em phạm tội hình sự. Nhiều người không biết liệu ở độ tuổi này khi phạm tội, pháp luật sẽ có hình thức xử lý như thế nào?
Trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội hình sự bị xử lý thế nào?
Câu hỏi: Tôi muốn biết trong trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội hình sự sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?Chào bạn, hiện nay độ tuổi của trẻ em Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Luật Trẻ em 2016. Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Vậy theo như câu hỏi của bạn, nếu trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) thì người dưới 14 tuổi không đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội.
Khi người dưới 14 tuổi phạm tội sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Điều 90, 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020. Cụ thể như sau:
- Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý theo BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng.
Tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được hiểu như sau:
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 - 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp giáo dục nêu trên, nếu người dưới 14 tuổi phạm tội có gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015:
- Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
- Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đúng không?
Câu hỏi: Cho em hỏi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tham gia đánh người gây thương tích thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?Thông tin đến bạn như sau, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định như: tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm…
về tội Cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định hình thức xử lý như sau:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: dùng hung khí nguy hiểm; dùng hóa chất nguy hiểm; phạm tội đối với 02 người trở lên;…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
Ngoài ra tùy theo mức độ vi phạm và tỉ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân hoặc làm nạn nhân chết mà hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn có thể bị phạt tù từ 2 - 20 năm tù giam, thậm chí là tù chung thân
Tuy nhiên, quy định về áp dụng hình phạt với người dưới 18 tuổi tại Điều 101 Bộ luật hình sự như sau:
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội nếu quy định tội danh đó có hình phạt tù chung thân hoặc tử hình sẽ không áp dụng với độ tuổi này mà chỉ phạt cao nhất không quá 12 năm tù.
Ngoài ra, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá ½ mức phạt tù điều luật đó quy định. Hieuluat vừa thông tin về vấn đề trẻ em phạm tội hình sự. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với tổng đài 19006192 của chúng tôi để được hỗ trợ. >> Bạn gái 15 tuổi tự nguyện quan hệ, bạn trai có bị đi tù không?
Từ khóa » độ Tuổi Trẻ Em Theo Luật Hình Sự
-
Trẻ Em Là Gì ? Người Bao Nhiêu Tuổi Thì được Coi Là Trẻ Em ?
-
Trừng Phạt Khắc Nghiệt đối Với Trẻ Em Vi Phạm Pháp Luật Không Ngăn ...
-
Theo Luật, Trẻ Em Là Người Dưới Bao Nhiêu Tuổi? Có Những Quyền Nào?
-
Quan Niệm Về Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Của Trẻ Em
-
Có Quá Nhiều độ Tuổi Trẻ Em
-
Thiếu Thống Nhất Về Xác định Tuổi Trẻ Em Trong Pháp Luật Việt Nam Và ...
-
Nguyên Nhân Tội Phạm Ngày Càng Trẻ Hóa Và Các Giải Pháp Phòng ...
-
Hoàn Thiện Quy định Về Xác định Tuổi Khi Giải Quyết Vấn đề Trách ...
-
[DOC] Qui định Về Tuổi Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Của Trẻ Em Trong Pháp Luật ...
-
LUẬT TRẺ EM 2016 - TT Y TẾ QUẬN GÒ VẤP
-
Tội Dâm ô đối Với Người Dưới 16 Tuổi Theo Quy định Của Bộ Luật Hình ...
-
Trách Nhiệm Hình Sự Với Các Tội Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em
-
Bạo Hành Trẻ Em Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật
-
[PDF] Việc Xác định độ Tuổi Bị Hại Trong Trường Hợp Không Có Giấy Tờ ...