Thợ Cơ Khí Là Gì? Những điều Cần Biết Về đời Thợ Cơ Khí - Laser

Thợ cơ khí là gì? Những điều cần biết về đời thợ cơ khí
  • admin
  • 24-02-2021
  • Tin tức

Máy móc ngày nay có mặt ở khắp mọi nơi từ các dây chuyền sản xuất trong các công ty, doanh nghiệp đến các xưởng cơ khí nhỏ lẻ, hộ gia đình. Những người thợ cơ khí cũng dần trở thành nguồn nhân lực không thể thiếu.

Vậy thợ cơ khí là gì? Họ làm những công việc nào? Lương của thợ cơ khí có cao không? Những thông tin trong bài sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Thợ cơ khí là gì?

Thợ cơ khí hay thợ máy là ngành nghề rất quan trọng trong xã hội công nghiệp. Họ là những người trực tiếp làm việc với máy học. Họ biết sử dụng công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt, chế tạo, vận hành máy móc hoặc sửa chữa, phục hồi, thay thế các bộ phận hư hỏng trên máy móc.

Hiện nay có rất nhiều loại thợ cơ khí chuyên về những lĩnh vực cụ thể với các thao tác đặc thù như cơ khí tự động, cơ khí xe đạp, cơ khí xe gắn máy, cơ khí nồi hơi, cơ khí bảo dưỡng công nghiệp, điều hòa không khí, cơ khí điện lạnh, cơ khí máy bay, cơ khí động cơ diesel,… Ngoài ra còn có thợ cơ khí trong các lĩnh vực điện, nước, sửa chữa động cơ,…

Thợ cơ khí là một ngành nghề rất được đề cao tại các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Mỹ,…Tuy nhiên tại Việt Nam, cộng đồng vẫn chưa thực sự đánh giá cao vai trò của một người thợ cơ ký. Nhiều người Việt vẫn hình dung thợ cơ khí là những sự lựa chọn sau cuối của thanh niên khi bước vào đời vì công việc của họ thường lấm lem dầu nhớt.

Thợ cơ khí làm gì?

Tùy vào lĩnh vực làm việc mà mỗi thợ cơ khí sẽ đảm nhận những công việc đặc thù riêng. Nhưng về cơ bản thì công việc của một người thợ cơ khí sẽ bao gồm:

  • Thực hiện khám xét, kiểm tra các bộ phận theo đúng quy trình.
  • Vận hành, chạy thử các thiết bị, phương tiện để tìm ra những bộ phận đang gặp vấn đề, hoạt động không tốt.
  • Thực hiện các công việc bảo dưỡng thiết bị, máy móc như thay dầu, kiểm tra ắc quy, pin, bôi trơn các thiết bị,…
  • Sử dụng một cách thành thạo các công cụ, phụ tùng để sửa chữa, thay thế các phụ tùng, thiết bị bị hỏng hóc.
  • Hàn, lắp ráp, hoàn thiện các thiết bị máy móc.
  • Tháo gỡ và lắp đặt các bộ phận, thiết bị máy móc theo yêu cầu của khách hàng.
    • Kiểm tra, vận hành, chạy thử các phương tiện để đảm bảo chúng đã hoạt động tốt.
    • Thực hiện một số công việc khác để hỗ trợ cho quá trình làm việc như tìm kiếm, mua thiết bị, dụng cụ,….

Những tiêu chuẩn bậc thợ cơ khí

Để có thể trở thành một người thợ cơ khí tham gia vào quá trình lắp ráp, sửa chữa, hoàn thiện thiết bị máy móc cần đáp ứng những kỹ năng và tiêu chuẩn sau đây:

  • Kỹ năng cơ bản nhất mà một người thợ cơ khí cần có chính là đọc bản vẽ kỹ thuật vì hầu hết các chi tiết hiện nay đều được đặt hàng thông qua bản vẽ kỹ thuật.
  • Am hiểu các kỹ thuật hàn khác nhau, biết cách chọn đường kính que hàn và sử dụng các công nghệ hàn.
  • Có kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện và máy phay.
  • Nắm vững các quy tắc an toàn lao động khi làm việc.
  • Đam mê với nghề và có khả năng chịu đựng công việc cao.

Một người thợ cơ khí sẽ được học các kiến thức và kỹ năng cơ bản trước khi hành nghề. Thời gian học sẽ kéo dài từ 1,5 năm – 2 năm. Trong quá trình làm việc, họ sẽ học hỏi, tiếp thu thêm kinh nghiệm từ những người thợ máy lâu năm.

Lương của thợ cơ khí bao nhiêu?

Thợ cơ khí là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Nếu đã có trình độ hay kinh nghiệm thì quá trình xin việc làm sẽ rất thuận lợi.

Những thợ cơ khí cần tìm việc làm có thể truy cập vào Chợ Tốt Việc Làm, các group việc làm phổ thông trên facebook hoặc đến các trung tâm môi giới việc làm để tìm kiếm thông tin tuyển dụng.

Các vị trí thợ cơ khí có thể làm việc bao gồm: thợ tiện, thợ hàn, nhân viên bảo trì máy móc,…tại các xưởng cơ khí trên khắp cả nước.

Về mức lương mà thợ cơ khí nhận được sẽ phục thuộc vào khối lượng công việc, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn,…Tại các khu công nghiệp, mức lương của công nhân cơ khí mới vào làm sẽ rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng, thợ cơ khí lành nghề sẽ rơi vào khoảng 8 – 15 triệu đồng/tháng và kỹ sư cơ khí sẽ vào khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng.

Có thể nói rằng, đời thợ cơ khí tuy lấm lem dầu nhớt và khá vất vả nhưng công việc này lại rất ổn định và mức lương mà họ nhận được là hoàn toàn xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về những người thợ máy, thợ cơ khí. Các bạn trẻ yêu thích máy móc hoàn toàn có thể theo đuổi công việc cơ khí vì cơ hội làm việc trong nghề này là rất cao.

Từ khóa » Các Loại Thợ