THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN - Gachin

Con Người không có Nước-Như không thấy Mặt Trời

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN

DẠI KHÔN Thế sự đua nhau nói dại khôn Biết ai là dại biết ai khôn ? Khôn nghề cờ bạc là khôn dại Dại chốn văn chương ấy dại khôn Này kẻ nên khôn đều có dại Làm người có dại mới nên khôn Cái khôn ai cũng khôn là thế Mới biết trần gian kẻ dại khôn (Trần Tế Xương) Bài thơ Đường này rất độc đáo là vần của bài thơ chỉ một từ “khôn”. Đó là dụng ý của tác giả mà rất hay về ý nghĩa triết lý chuyện dại khôn trên đời. Tác giả Trần Tế Xương đã gói gọn trong tám câu thơ rất dễ hiểu về quan niệm dại khôn thế nào cho đúng và phải biết mình, biết người. Cần nhớ rằng, không thể chỉ biết mình khôn, còn người ta dại và ngược lại, không để mình cứ khôn mãi, còn người ta thì dại hoài! Đồng thời mọi người phải biết đối nhân xử thế dại khôn cho hợp lý mới xứng đáng là người biết dại khôn. Điều này không phải dễ! Không phải ai cũng làm được! Phải chú ý rút kinh nghiệm và chịu khó học hỏi trong thực tế cuộc sống mới có thể vận dụng dại khôn thành công. (Nguyễn Hồng Trân sưu tầm & giới thiệu ) DẠI KHÔN Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm Ở đời có dại mới nên khôn Chớ dại ngu si, chớ quá khôn Khôn được ích mình đừng để dại Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn Chớ cậy mình khôn cười kẻ dại Gặp thời dại cũng hoá nên khôn . Và xin giới thiệu bài: Luận về Dại – Khôn Tôi đã từng đọc đâu đó câu nói: “cái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cách nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Có những kẻ sống gần trăm năm mà tưởng chừng như đã chết từ thuở lọt lòng”. Tôi không nhớ chính xác câu châm ngôn này nhưng quả thật nó ám ảnh tôi rất nhiều. Vì tôi cho rằng bất cứ ai cũng không muốn mình trở thành người dại. Nhưng để biết thế nào là “khôn” thì chẳng dễ dàng gì. Và sự ám ảnh trên không phải vì muốn thể hiện mình … “khôn” mà cốt chỉ cố tránh sao cho đừng có “dại” nghĩa là lại lấp lửng ở cái khoản “dại và khôn” . Khôn thì cũng có nhiều cái khôn. Mà tôi sợ nhất cái câu người ta “khen” … “mày khôn lõi lắm” nghe không biết là khen hay chê. Nói thật lòng hay mỉa mai bỡn cợt. Một kẻ đúng hai từ “khôn lõi” cứ làm tôi liên tưởng đến cái dáng vẻ nhỏ thót, loắt choắt với cái cười ranh mãnh ----> dạng này cũng cỡ ớt hiểm chứ chẳng chơi (ặc đang soi lại gương), nhỡ mà đụng vào có như ong chích thì khốn. Vì thế khi ai đó bảo tôi “khôn lõi” lại thấy sợ nổi da gà, lạy Chúa nếu có muốn khen chê con thì xin dùng lời vàng ngọc khác để con được nhờ và mát lòng mát dạ . Cái khôn nản hơn là …khôn dại, khôn vặt . Nguyễn Công Trứ có mấy câu thơ: Thế sự đua nhau nói dại khôn Biết ai là dại biết ai khôn ………………………… Mấy kẻ quá khôn thường giả dại Mấy người còn dại cứ làm khôn. ( Sưu Tầm )

Không có nhận xét nào:

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Người theo dõi

Danh sách Blog của Tôi

  • Âm nhạc Anh Thơ- ( Full HD) 10 năm trước

Giới thiệu về tôi

Gachinnguachin@gmail.com Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Tổng số lượt xem trang

Powered By Blogger

Lưu trữ Blog

  • ▼  2012 (36)
    • ▼  tháng 12 (5)
      • CHÚC MỪNG NĂM MỚI
      • TỰ MỞ LUÂN XA hay CHAKRA
      • THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM
      • THƠ TRIẾT LÝ VỀ DẠI KHÔN
      • LỜI TRI ÂN !

Translate

Từ khóa » Dại Mà Hiền Lành ấy Dại Khôn