Thoái Hóa đốt Sống Cổ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết trường hợp, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống cổ bị thoái hóa. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng tăng.
Vậy, do đâu bạn gặp phải vấn đề này? Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu qua bài viết sau.
Tìm hiểu chung
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Tình trạng các đĩa đệm và đốt xương sống ở cột sống cổ bị suy thoái dần theo thời gian gọi là thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ mạn tính, tiến triển chậm và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, đặc biệt thường gặp nhất là ở vị trí C5-C6. Đây là bệnh lý vô cùng phổ biến, hơn 85% những người trên 60 tuổi mắc phải tình trạng này.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên phổ biến ở cả người trẻ, nhất là giới văn phòng, những người phải thường xuyên cúi xuống để nhìn màn hình laptop hay điện thoại khi làm việc. Bệnh sẽ gây đau, khó chịu và cản trở hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau và cứng khớp cổ kéo dài. Nếu không sớm được điều trị, tủy xương hoặc rễ thần kinh có thể bị chèn ép nghiêm trọng, từ đó dẫn đến các thương tổn vĩnh viễn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ?
Hầu hết người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể bị đau hoặc cứng ở cổ. Các tình trạng này xuất hiện với cường độ từ nhẹ đến nặng, tồi tệ hơn khi bạn phải nhìn lên, nhìn xuống hoặc giữ cổ ở cùng một vị trí trong thời gian dài và được cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khác như:
- Nhức đầu
- Tiếng lục khục hoặc lạo xạo khi quay cổ
- Đau ở cổ, bả vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay
- Cánh tay yếu dần
- Tê và nhói ở cánh tay, bàn tay và ngón tay
Nếu tình trạng thoái hóa trở nặng, người bệnh còn có thể có những biểu hiện:
- Đi lại khó khăn, mất khả năng thăng bằng
- Chóng mặt
- Rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu tiện không kiểm soát
Một số các triệu chứng và dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ khác không được đề cập. Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bệnh nhân cần đi khám nếu nhận thấy:
- Đau cổ hoặc cứng khớp cổ liên tục, không khỏi dù đã dùng thuốc giảm đau
- Yếu cơ hoặc tê cơ cổ, cơ vai đột ngột
- Khó khăn khi đi lại
- Yếu hoặc không thể di chuyển chân tay
- Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Khi bệnh xảy ra, vùng xương và sụn ở cổ bị yếu và hao mòn dần do:
- Đĩa đệm ở cột sống cổ có nhiệm vụ lót và giảm chấn giữa các đốt sống bị co lại và khô do mất nước
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa đĩa đệm khiến cột sống sản sinh thêm xương (gai xương). Các gai xương này có thể gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.
- Dây chằng bị xơ cứng do lão hóa khiến cổ kém linh hoạt.
Yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ?
Nhìn chung, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề trên. Do đó, phần lớn người mắc bệnh đều trên 50 tuổi. Tuy nhiên, thực tế người trẻ tuổi vẫn có khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ sớm bởi một số yếu tố nguy cơ như:
- Thường xuyên làm những công việc phải ngước đầu lên hoặc có những động tác lặp lại đơn điệu ở vùng cổ, những động tác thường xuyên tạo áp lực lớn lên vùng cổ, tư thế xấu (ví dụ như giáo viên, tài xế,…)
- Chấn thương cổ
- Yếu tố di truyền
- Hút thuốc lá
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ?
Các bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng để:
- Kiểm tra phạm vi chuyển động ở cổ
- Kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ để xem dây thần kinh cột sống và tủy sống của bạn có đang chịu áp lực hay không
- Quan sát dáng đi của bạn để xem liệu sự chèn ép cột sống có gây ảnh hưởng đến dáng đi không
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện các xét nghiệm hình ảnh hoặc kiểm tra chức năng thần kinh khác để xác định chẩn đoán:
- Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm chụp X-quang vùng cổ, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp tủy cổ cản quang để quan sát hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ (nếu có).
- Kiểm tra chức năng thần kinh: Bao gồm điện cơ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ?
Bác sĩ thường dùng nẹp cổ để hạn chế chuyển động cổ và giúp giảm đau. Tuy nhiên, sử dụng nẹp cổ quá lâu sẽ làm yếu cơ cổ. Bạn không nên tự ý nẹp cổ mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc có thể được dùng để giảm đau và viêm liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ.
- Thuốc corticosteroid: Corticosteroid có thể được sử dụng để giảm các cơn đau nghiêm trọng.
- Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm co thắt cơ ở cổ
- Thuốc chống động kinh: Loại thuốc này có thể làm giảm cơn đau do tổn thương các dây thần kinh.
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm được phát hiện có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống.
Vật lý trị liệu
Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn một số bài tập yoga thoái hóa đốt sống cổ để giúp tăng cường sức mạnh các cơ ở cổ và vai.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên tệ hơn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để tạo thêm khoảng trống cho tủy sống và rễ thần kinh. Các phẫu thuật bao gồm:
- Loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị hoặc các gai xương
- Cắt bỏ một phần đốt sống
- Hợp nhất một đoạn của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa đốt sống cổ?
Bạn có thể kiểm soát tốt và ngăn chặn tình trạng thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nếu lưu ý vài điều sau đây:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê
- Nghỉ ngơi thường xuyên
- Hạn chế cử động cổ
- Tập các bài tập chuyển động cổ và tăng sức bền
- Duy trì tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ
- Giảm thiểu chấn thương cột sống cổ
- Tránh các môn thể thao đối kháng
- Tập luyện thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng hợp lý
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thoái hóa đốt sống cổ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » đau Cột Sống Cổ Cơ Năng
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ - Cột Sống Thắt Lưng - MSD Manuals
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | ACC
-
Đau Cột Sống Cổ Cơ Năng Là Gì? CLICK NGAY ĐỂ BIẾT
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ & Cột Sống Thắt Lưng | Vinmec
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh
-
Điều Trị đau Lưng Cơ Năng ở Nhân Viên Văn Phòng
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ C5 C6: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Một Số Dấu Hiệu Thoái Hóa Cột Sống Cổ Thường Gặp | TCI Hospital
-
Chớ Xem Thường đau Lưng Cơ Năng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chấn Thương Lưng & Cột Sống Và Phương Pháp điều Trị
-
Thoái Hóa Cột Sống Cổ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Lưng Cơ Năng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - DRBACSI
-
Đau Cột Sống – Ngày Càng Nhiều Bệnh Nhân Trẻ
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị