Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến liên quan đến các khớp và đĩa đệm trong cột sống cổ. Mặc dù, phần lớn là do tuổi tác nhưng cũng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
5/5 - (23 bình chọn)- 1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
- 2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
- 2.1. Lão hóa tự nhiên
- 2.2. Tư thế hoạt động và làm việc
- 2.3. Di truyền
- 2.4. Chấn thương, tai nạn
- 2.5. Nằm ngủ sai tư thế
- 2.6. Do thói quen ăn uống
- 3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
- 4. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
- 5. Đối tượng mắc thoái hóa đốt sống cổ
- 5.1. Người làm việc máy tính nhiều, ít vận động
- 5.2. Nghề nghiệp đặc thù
- 6. Điều trị thoái hóa cột sống cổ
- 6.1. Điều trị bằng thuốc tây
- 6.2. Vật lý trị liệu phục hồi thoái hóa đốt sống cổ
- 6.3. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ từ thảo dược
- Sắc uống rễ lá lốt, đinh lăng, trinh nữ
- Đắp lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ
- Xoa bóp giảm đau cổ từ rượu hạt gấc
- 6.4. Phẫu thuật
- 6.5. Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
- Xoay cổ:
- Bài tập tư thế con mèo:
- Bài tập giãn cơ cổ:
- 7. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
- 7.1. Trong sinh hoạt hàng ngày
- 7.2. Trong khi làm việc
- 7.3. Trong khi ngủ
- 7.4. Trong chế độ ăn hàng ngày
1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Cột sống cổ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ đầu, bảo vệ tủy sống và được cấu tạo để cử động một cách linh hoạt. Tuy nhiên đây cũng là vị trí rất dễ bị thoái hóa.
Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình hao mòn của sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng hoạt dịch, dây chằng, gây viêm, đau vùng cổ, nhất là khi vận động. Đây là bệnh lý mạn tính khá phổ biến. Theo ước tính có đến 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống cổ. Vị trí dễ bị thoái hóa nhất là các đốt sống cổ C5-C6-C7 do liên quan nhiều đến các cử động quay, vặn, cúi…
2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân phổ biến sau đây:
2.1. Lão hóa tự nhiên
Lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa các khớp xương trong cơ thể trong đó có đốt sống cổ Theo quy luật sinh lão bệnh tử, khi bạn càng già đi thì quá trình lão hóa xương khớp cũng sẽ diễn ra mạnh hơn. Lão hóa sẽ có tỉ lệ tăng dần theo độ tuổi và thường diễn ra mạnh ở những người trên 50 tuổi.
2.2. Tư thế hoạt động và làm việc
Một số tư thế sai trong hoạt động và làm việc như cúi đầu, gập hoặc xoay cổ nhiều, thường xuyên mang vác nặng trên vai và cổ cũng có thể gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân này thường tập trung ở những người làm các công việc như cửu vạn, người hay gồng gánh hoặc dân văn phòng.
2.3. Di truyền
Những dị tật, đau đốt sống cổ từ bé do quá trình di truyền từ người thân có thể sẽ khiến bạn có tỷ lệ bị thoái hóa cao hơn người bình thường.
2.4. Chấn thương, tai nạn
Những chấn thương cột sống cổ, va chạm mạnh gây ra những tổn thương sẽ khiến cấu trúc sụn khớp và đĩa đệm cột sống cổ bị phá vỡ. Từ đó làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.
2.5. Nằm ngủ sai tư thế
Những người thói quen gối đầu quá cao hoặc quá thấp, ít chuyển tư thế khi ngủ gây ra tình trang đau mỏi cổ lâu dần dẫn đến thoái hóa.
2.6. Do thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn canxi, vitamin, magie hoặc lạm dụng bia rượu, thuốc lá cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Đau vai gáy: Nguyên nhân -Triệu chứng – Điều trị
3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng với tình trạng các đốt sống bị viêm, có thể hình thành gai xương dẫn đến các cơn đau, thậm chí như có luồng điện xẹt qua. Cụ thể:
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ | Biểu hiện cụ thể |
✅ Đau cổ khi chuyển động | ⭐ Chỉ cần chuyển động cổ cũng bị đau, vướng, thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Cơn đau tăng nặng khi vận động, giảm nhẹ khi nghỉ ngơi. |
✅ Đau lan sang các vị trí khác | ⭐ Cơn đau có thể kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế đầu cổ, đau cổ cấp tính. Đôi khi đau lan lên đầu, đau nhức vùng chẩm, trán, có thể đau lan xuống cánh tay. |
✅ Cứng cổ | ⭐ Cứng cổ, khó chuyển động cổ nhất là sau khi thức dậy hoặc ngồi giữ cổ lâu ở một tư thế |
✅ Xuất hiện dấu hiệu Lhermitte | ⭐ Cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện từ cổ xuống xương sống, cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện mạnh hơn khi cúi cổ về trước. |
4. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài các biểu hiện lâm sàng trên, các bác sĩ sẽ khai thác tình trạng bệnh cũng như thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng thông qua hình ảnh:
- Chụp X-quang: Trên phim sẽ thể hiện những bất thường của cột sống cổ như hẹp lỗ liên hợp, đặc xương dưới sụn, giảm chiều cao đĩa đệm, gai xương, mất đường cong sinh lý
- Chụp CT-Scan: cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đặc biệt những tổn thương rất nhỏ trên xương
- Chụp MRI: có thể phát hiện thêm nhiều nguy cơ khác như thoát vị đĩa đệm, vị trí thoái hóa, rễ thần kinh bị chèn ép… thậm chí là các khối u, viêm đĩa đệm đốt sống.
5. Đối tượng mắc thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra phổ biến ở những nhóm người sau đây:
5.1. Người làm việc máy tính nhiều, ít vận động
Người làm việc ở cường độ lao động cao, thường xuyên cúi đầu và có thâm niên lao động (tuổi nghề). Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế.
5.2. Nghề nghiệp đặc thù
Những người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn nhà, diễn viên xiếc, người bốc vác… có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao hơn.
Ngoài ra, bệnh cũng dễ xảy ra ở người cao tuổi (40 – 50 tuổi) hay những người có người thân từng mắc căn bệnh này.
6. Điều trị thoái hóa cột sống cổ
Nguyên tắc điều trị của thoái hóa cột sống cổ là sẽ kết hợp các phương pháp dùng thuốc, phục hồi chức năng, tập luyện và thay đổi lối sống. Trong quá trình điều trị sẽ có từng phác đồ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường trong trường hợp thoái hóa, có những cơn đau, các bác sĩ có thể chỉnh định thuốc giảm đau. Cụ thể:
6.1. Điều trị bằng thuốc tây
Tây y thường sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc thuốc giãn cơ, thuốc làm chậm quá trình thoái hóa như:
Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen, Hydrocodone, Ibuprofen hoặc naproxen natri… được dùng trong trường hợp xảy ra các cơn đau cấp tính.
Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac… giúp giảm tình trạng viêm tại cột sống đĩa đệm và dây chằng hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như Celecoxib, etoricoxib. Nên thận trọng với những người lớn tuổi, người có các bệnh lý liên quan đến ống tiêu hóa, tim mạch hoặc thận mạn tính.
Thuốc giãn cơ: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị co cứng cột sống. Loại thuốc được dùng phổ biến là Cyclobenzaprine.
Thuốc chống động kinh: Giảm cơn đau khi có sự tổn thương thần kinh, thường là gabapentin và pregabalin.
Tiêm steroid: Thường là thuốc prednisone, áp dụng khi bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ không đáp ứng với thuốc giảm đau.
Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống giúp kháng viêm, chống tình trạng cứng khớp. Phương pháp này có hiệu quả vài tháng. Tuy nhiên không nên tiêm quá 3 lần ở cùng một vị trí trong một năm. Tiêm nhiều chất corticoid có thể dẫn đến tác dụng phụ như giảm hấp thu của cơ thể, tăng cân tích nước, teo da…
*Lưu ý: Chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng và dùng lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
6.2. Vật lý trị liệu phục hồi thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu hoặc vận động trị liệu có thể mang lại tác dụng đáng kể như giảm tình trạng đau, nhức mỏi cổ và vùng vai gáy, giảm cứng cổ. Tuy nhiên cần lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, vừa trị liệu vừa kết hợp các bài tập vận động vùng cổ, nhất là những người phải dùng nẹp cổ thời gian dài hoặc người ít vận động vùng cổ.
Một số phương pháp vật lý trị liệu giảm thoái hóa cột sống cổ như:
Nhiệt trị liệu: đối với trị liệu nóng giúp giãn mạch từ đó giảm đau, viêm, kích thích cơ thể phục hồi tổn thương. Đối với trị liệu lạnh giúp có mạch, giảm khả năng dẫn truyền của dây thần kinh, cũng giúp giảm đau.
Điện trị liệu: đưa dòng điện nhất định vào vùng cột sống cổ để tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng co cứng cổ
Ánh sáng trị liệu: dùng các loại đèn hồng ngoại chuyên dụng nhờ cơ chế bức xạ ánh sáng để cải thiện triệu chứng viêm đồng thời kích thích tế bào xương khớp phát triển.
Thủy trị liệu: dựa vào sức ép của nước để hỗ trợ giảm các cơn đau vùng cổ, giảm viêm, co rút cơ quanh cổ.
Kéo giãn cột sống cổ: vừa giúp thư giãn, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, vừa giúp cải thiện các cơn đau và cải thiện khả năng vận động cho đốt sống cổ.
Các phương pháp này hầu hết đều an toàn và được chứng minh giúp cải thiện đáng kể cảm giác đau nhức khi bị thoái hóa cột sống cổ.
6.3. Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ từ thảo dược
Trong dân gian vẫn “truyền tai” nhau một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng hay cột sống cổ bằng các loại cây nhà lá vườn, dễ tìm, dễ thực hiện. Trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc muốn hỗ trợ giảm đau bằng thảo dược bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Sắc uống rễ lá lốt, đinh lăng, trinh nữ
Tác dụng: đây đều là các thảo mộc có tính ấm, giúp giảm các triệu chứng đau mỏi vùng cổ và các vùng lân cận như vai gáy.
Cách thực hiện:
- Rễ và lá của cây lá lốt, đinh lăng, trinh nữ (xấu hổ) rửa sạch, phơi khô sau đó cắt khúc
- Lấy một nắm rễ và lá khô sau đó sắc với 500ml, đun lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp
- Uống hàng ngày, có thể uống sau bữa ăn
Đắp lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ
Tác dụng: Với các cơn đau cấp tính, lá lốt, ngải cứu và cây chó đẻ sẽ giúp dịu các cơn đau cổ vai gáy.
Cách thực hiện:
- Lấy lá lốt, cây chó đẻ, ngải cứu rửa sạch giã nhỏ. Có thể xay nhuyễn, không cho nước
- Sau đó sao nóng hỗn hợp với một chút muối
- Cho hỗn hợp vào trong một miếng vải sạch, đắp lên vùng cổ bị đau
- Không nên để quá nóng sẽ gây bỏng vùng da bên ngoài
- Đắp chườm trong khoảng 20 phút
Xoa bóp giảm đau cổ từ rượu hạt gấc
Tác dụng: Rượu hạt gấc đã có nhiều nghiên cứu chứng minh giúp giảm đau, chống viêm và đã được bào chế cao hạt gấc bôi ngoài da. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những mẹo giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ.
Cách thực hiện:
- Lấy hạt gấc chín rửa sạch sau đó sao vàng, hạ thổ để trên nền đất khô cho nguôi
- Sau đó tách phần vỏ, ruột đập hơi dập để ngâm với rượu gạo 45-50 độ
- Ngâm trong vòng 10 ngày, sau đó có thể dùng bôi ngoài da vùng cổ và kết hợp xoa bóp để rượu thuốc ngấm hơn
- Không nên bôi ở vùng có vết thương hở.
6.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị cuối cùng, phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:
- Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
- Loại bỏ một phần của đốt sống.
- Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.
6.5. Bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh vật lý trị liệu nên kết hợp các bài tập cải thiện khả năng vận động vùng cổ và giảm đau tại các đốt sống cổ. Các bài tập này có thể thực hiện dễ dàng, giúp giảm đau mỏi, tăng khả năng vận động và sức mạnh ở vùng cổ. Ngoài ra còn giảm tình trạng thoái hóa.
Bạn có thể áp dụng một số bài tập đơn giản dưới đây:
Xoay cổ:
Tác dụng: giúp làm thẳng và kéo giãn khớp vùng cổ cho linh hoạt hơn, đồng thời đẩy lùi cơn đau.
Cách thực hiện:
- Người bệnh sẽ ngồi trên ghế, thẳng lưng.
- Từ từ gập cổ xuống và sau đó ngửa cổ về đằng sau.
- Giữ nguyên tư thế này cho tới khi có cảm giác mỏi thì dừng lại.
- Lặp lại động tác như ban đầu.
Bài tập tư thế con mèo:
Tác dụng: giảm đau, thư giãn cơ cổ và kéo căng cơ cùng các dây thần kinh cột sống đồng thời cải thiện sự linh hoạt của cột sống.
Cách thực hiện:
- Quỳ gối và chống hai tay xuống thảm, hai tay rộng bằng vai, 2 đầu gối rộng ngang hông, cánh tay vuông góc với sàn
- Hít vào sau đó đẩy cằm về phía ngực, đầu cúi xuống đồng thời siết chặt hông, cong lưng lại
- Giữ tư thế trong khoảng 3-5 giây sau đó từ từ thở ra, vươn đầu ra phía trước
- Lặp lại động tác từ 5-10 lần.
Bài tập giãn cơ cổ:
Tác dụng: giúp thư giãn cơ ở cổ, kéo giãn đốt sống cổ nhẹ nhàng, từ đó tạo cảm giác thoải mái, đỡ co cứng cổ.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể ngồi thoải mái, đầu hướng thẳng
- Tay trái đặt sang thái dương đầu bên phải sau đó kéo về bên trái sao cho phần cổ được kéo căng
- Giữ trong khoảng 3-5 giây sau đó từ từ đưa về trạng thái cân bằng
- Lặp lại với bên trái
- Thực hiện từ 5-10 lần để cổ được thoải mái
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài tập chữa thoái hóa cột sống cổ dưới đây:
>>> Mách bạn 10 bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ đơn giản, dễ áp dụng
7. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
7.1. Trong sinh hoạt hàng ngày
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây ra nhưng trong sinh hoạt hàng ngày bạn cũng nên có biện pháp phòng bệnh cụ thể:
Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
7.2. Trong khi làm việc
Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính nhiều, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản. Tuyệt đối không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài.
Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi làm việc phải giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính.
Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
7.3. Trong khi ngủ
Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.
Trong khi nằm, cần có gối kê đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gập cổ.
Người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, “quay vòng đầu, cổ’. Thực hiện động tác này quá độ có khả năng làm nặng thêm bệnh thoái hóa đốt sống cổ, người già tốt nhất không nên tập lắc, quay cổ.
7.4. Trong chế độ ăn hàng ngày
Bữa ăn của người bệnh nên có canxi, protein, vitamin B, vitamin C và vitamin E làm thành phần chính, đặc biệt là cá, xương đuôi lợn, đỗ vàng, đỗ đen hầm chứa nhiều protein đồng thời ăn nhiều mướp đắng, cây sắn dây.
Thoái hóa đốt sống cổ tuy là bệnh dễ gặp ở nhiều đối tượng. Do đó mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày để bản thân không mắc phải căn bệnh này nhé!
XEM THÊM:
- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam cực kỳ hiệu nghiệm
- Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
- Lời khuyên của chuyên gia: Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Từ khóa » đau Cột Sống Cổ Cơ Năng
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ - Cột Sống Thắt Lưng - MSD Manuals
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | ACC
-
Đau Cột Sống Cổ Cơ Năng Là Gì? CLICK NGAY ĐỂ BIẾT
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ & Cột Sống Thắt Lưng | Vinmec
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh
-
Điều Trị đau Lưng Cơ Năng ở Nhân Viên Văn Phòng
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ C5 C6: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Một Số Dấu Hiệu Thoái Hóa Cột Sống Cổ Thường Gặp | TCI Hospital
-
Chớ Xem Thường đau Lưng Cơ Năng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chấn Thương Lưng & Cột Sống Và Phương Pháp điều Trị
-
Thoái Hóa Cột Sống Cổ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? • Hello Bacsi
-
Đau Lưng Cơ Năng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - DRBACSI
-
Đau Cột Sống – Ngày Càng Nhiều Bệnh Nhân Trẻ