Thoát Vị Bẹn Có Nguy Hiểm Không? | Columbia Asia Hospital - Vietnam
Skip to main content Home > Vn > Ban Tin Suc Khoe > Thoát vị bẹn có nguy hiểm không? August 10, 2021I. TỔNG QUAN Thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng trong ổ bụng không còn nằm ở vị trí thông thường mà chui ra qua một điểm yếu trên thành bụng ở vùng bẹn. Kết quả là khối thoát vị này đôi khi có thể gây đau đớn, đặc biệt khi bạn ho, cúi xuống hoặc nâng một vật nặng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thoát vị không gây đau. Thoát vị bẹn không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, nó không tự cải thiện và có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật để khắc phục thoát vị bẹn khi bệnh gây đau đớn hoặc khối thoát vị to ra. 2. TRIỆU CHỨNG Hầu hết thoát vị bẹn không có triệu chứng gì cho đến khi tình cờ phát hiện:
- Khối phồng lên ở khu vực hai bên xương mu của bạn, trở nên rõ ràng hơn khi đứng thẳng, đặc biệt là khi ho hoặc căng thẳng
- Cảm giác nóng rát hoặc đau nhức ở chỗ phồng lên.
- Đau hoặc khó chịu ở bẹn, đặc biệt khi cúi xuống, ho hoặc nâng
- Cảm giác nặng nề hoặc kéo lê ở bẹn
- Yếu hoặc cảm giác có khối đè nặng áp lực lên bẹn.
- Đôi khi, đau và sưng quanh tinh hoàn khi khối tạng chạy xuống bìu.Và tự động biến mất khi nằm xuống thư giãn. Đôi khi khối phồng này không thể tự “lặn” được, người bệnh phải dùng tay để đẩy lên.
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sốt
- Đau đột ngột và nhanh chóng tăng lên
- Khối thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm
- Không có khả năng đi tiêu hoặc “xì hơi”
- Tăng áp lực trong ổ bụng
- Cơ thành bụng yếu
- Rặn khi đi tiêu (do táo bón) hoặc đi tiểu
- Làm viêc quá sức
- Thai kỳ
- Ho hoặc hắt hơi mãn tính
- Là nam giới. Nam giới có nguy cơ bị thoát vị bẹn cao gấp 8 lần so với nữ giới.
- Lão hóa.
- Di truyền.
- Ho mãn tính, .
- Táo bón mãn tính
- Thai kỳ. Mang thai có thể làm cơ bụng yếu đi và gây tăng áp lực bên trong bụng.
- Sinh non và nhẹ cân. Thoát vị bẹn thường gặp ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
- Tiền sử thoát vị bẹn trước đó Ngay cả khi chứng thoát vị trước đây của bạn xảy ra khi còn nhỏ, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc lại
- Áp lực lên các mô xung quanh. Hầu hết các thoát vị bẹn sẽ to ra theo thời gian nếu không được phẫu thuật. Ở nam giới, khối thoát vị lớn có thể kéo dài vào bìu, gây đau và sưng tấy.
- Thoát vị lồng ruột. Nếu thành phần bên trong của khối thoát vị bị kẹt ở điểm yếu của thành bụng, các chất này có thể gây tắc nghẽn ruột, dẫn đến đau dữ dội, buồn nôn, nôn mửa và không thể đi tiêu.
- Sự biến dạng. Khối thoát vị bị nghẹt có thể cắt đứt lưu lượng máu đến một phần ruột thì đoạn này sẽ bị hoại tử. Thoát vị bị bóp nghẹt đe dọa tính mạng và cần phải phẫu thuật ngay lập tức.
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh
- Ăn nhiều chất xơ Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn ngừa táo bón
- Tránh nâng vật nặng hoặc nếu phải nâng thì phải nâng đúng cách.
- Bỏ thuốc lá. hút thuốc thường gây ra ho mạn tính có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng thoát vị bẹn.
Related Article
TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ (TIỂU SÓN) – NỖI NIỀM CỦA CÁC CHỊ EM ĐÁNH TAN CÁC LOẠI SỎI TIẾT NIỆU VỚI PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TÁN SỎI LASER BẰNG ỐNG SOI MỀM Sa tạng chậu - căn bệnh "khó nói" của phái nữHỏi Chuyên Gia
(*) là những thông tin bắt buộc Họ Tên * Contact No * Email * Bệnh Viện * - Chọn - Thông tin chungBình Dương Lời nhắn * GửiTừ khóa » Con Bẹn
-
Bệnh Thoát Vị Bẹn Là Gì? Làm Thế Nào để điều Trị Dứt điểm?
-
Thoát Vị Bẹn Có ảnh Hưởng đến Khả Năng Sinh Sản? | Vinmec
-
Các Dấu Hiệu điển Hình Của Thoát Vị Bẹn Là Gì? | Vinmec
-
Bệnh Thoát Vị Bẹn - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đừng Chủ Quan Khi Con Bị Thoát Vị Bẹn
-
Thoát Vị Bẹn ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh: Bố Mẹ Cần Biết Những Gì?
-
Điểm Danh 4 Bệnh Lý Vùng Kín ở Bé Trai ảnh Hưởng đến Sinh Sản
-
Tinh Hoàn ẩn – Bệnh Lý Hay Gặp ở Bé Trai
-
Thoát Vị Bẹn Do Còn ống Phúc Tinh Mạc ở Trẻ Em | BvNTP
-
Cắt Bỏ Một Bên Tinh Hoàn Có Thể Sinh Con Không - Bác Sĩ Trả Lời Chi Tiết
-
Merlion Park - Visit Singapore
-
Thoát Vị Bẹn - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Thoát Vị Bẹn ở Trẻ: Mẹ Sững Sờ Khi Con Vừa đầy Tháng đã Phải Lên ...