Thời Bắc Thuộc Và Chống Bắc Thuộc - Dân Ta Phải Biết Sử Ta
1/ Bắc thuộc lần thứ nhất và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Triệu Đà sáp nhập đất Âu Việt vào nước Nam Việt, chia vùng đất Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Triệu Đà vẫn đóng đô ở Phiên Ngung (nay là Quảng Châu), vẫn sử dụng bộ máy nhà nứơc cũ của Âu Lạc để “dùng người Việt trị người Việt”. Vì vậy trong hơn nửa thế kỷ thuộc nhà Triệu, tình hình Âu Lạc không mấy biến động. Sử cũ không hề thấy nói đến các cuộc đụng độ xảy ra.
Năm 111 Tr.CN, nhà Hán chiếm được Nam Việt của nhà Triệu. Hán Vũ Đế chia đất Nam Việt thành 9 quận. Ở phần đất Âu Lạc trứơc đây, ngoài việc tiếp tục duy trì hai quận Giao Chỉ (từ phía Bắc Việt Nam đến Ninh Bình), Cửu Chân (từ Ninh Bình đến Hoành Sơn - Bắc Quảng Bình), lại đặt thêm một quận mới tên là Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam). Dân số của 3 quận khoảng 1 triệu người (theo Tiền Hán Thư)
Đế chế nhà Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột nặng nề lên người dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hoá dân Việt, biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục.
Nhân dân ta đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hoá, giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình. Đồng thời tiếp thu những yếu tố tiến bộ, hợp lý của nền văn hoá Hán. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng phát triển sản xuất. Do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển. Kỹ thuật nông nghiệp phát triển, đã sử dụng trâu, bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ, lụt, mương ngòi …được tu sửa. Các cây trồng, vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Các tầng lớp giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị phương Bắc.
Năm 34, Hán Quang Vũ triệu hồi thái thú Tích Quang, cử Tô Định, một viên quan võ, đảm trách chức Thái Thú quận Giao Chỉ. Tô Định thực thi chính sách tàn bạo với dân Âu Lạc, từ đó cuộc đối đầu âm ỉ bấy lâu giữa cư dân Âu Lạc với quan lại Hán triều lại càng thêm trầm trọng, dẫn đến cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng đánh đổ ách cai trị của Nhà Đông Hán.
Mùa xuân năm 40, vợ Thi Sách là Trưng Trắc, con quan Lạc tướng ở Mê Linh (vùng đất từ Ba Vì đến Tam Đảo, nay thuộc Hà Tây, Vĩnh Phúc), cùng với em gái là Trưng Nhị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân ta chống quân xâm lược Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà nhanh chóng được nhiều nơi hưởng ứng. Hai Bà đem quân tràn xuống đánh đuổi Thái Thú Tô Định, chiếm lĩnh được 65 thành trì và xưng vương gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Khởi đầu cho việc đấu tranh giành độc lập của thời kỳ Bắc thuộc.
Khởi sự đánh chiếm đô úy trị của Thái Thú Tô Định đóng tại đây. Sau đó, từ Mê Linh Hai Bà kéo quân đến đánh huyện thành Tây Vu, tức thành Cổ Loa, rồi từ Cổ Loa vượt qua sông Hoàng, sông Đuống xuôi dòng sông Dâu đánh phá quận Giao Chỉ, bấy giờ đóng tại thành Luy Lâu (nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân Hai Bà cả thủy lẫn bộ với đàn voi dũng mãnh đã nhanh chóng phá được thành. Tên Thái Thú Tô Định bỏ chạy về quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay).
Đến mùa hạ năm 42, Hán Quang Vũ cử Mã Viện cùng đội quân hùng hậu sang đánh Hai Bà Trưng. Mùa hè năm 43, Mã Viện đến Lãng Bạc (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh), tại đây đã diễn ra cuộc đụng độ giữa quân sĩ của Hai Bà Trưng và Mã Viện. Nhờ vào quân số đông cả thủy lẫn bộ, Mã Viện đã đánh bại được quân của Hai Bà.
Hai Bà Trưng phải rút quân về Cấm Khê (ở dãy Ba Vì, Hà Tây), và cầm cự với quân giặc đến tháng 3 năm 43 (nhằm ngày mùng 6 tháng 2 Âm Lịch) Hai Bà gieo mình tự vẫn bên sông Hát (Hát Giang). Sau 3 năm tự chủ, cơ đồ nhà Âu Lạc lại rơi trở lại vào tay nhà Đông Hán.
2/ Bắc thuộc lần thứ hai và cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, khởi nghĩa của Lý Bí:
Từ khóa » Sĩ Tộc Và Hàn Môn
-
Nam–Bắc Triều (Trung Quốc) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hàn Môn Là Gì - Thả Rông
-
Chisana Joo ツ - Chương 88 Hễ Sĩ Tộc Và Hàn Môn Gặp Nhau...
-
Thế Gia Đại Tộc Thời Tam Quốc | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Tra Từ: Sĩ Tộc - Từ điển Hán Nôm
-
Phẩm Hạnh Của Một Nho Sĩ | Viện Bảo Tàng Dân Tộc Quốc Gia, Hôp ...
-
Lưu Bị Cũng đỉnh Thật. Tay Trắng Mà Toàn Người Tài đi Theo. | Page 3
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
-
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQGHN
-
Ban Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh Thăm Các Gia đình Liệt Sĩ, Thương Binh ...