Thời Gian Hiệu Lực Của Hồ Sơ Dự Thầu Bao Lâu? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Hồ sơ dự thầu là gì?
  • Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu bao lâu?

Hồ sơ dự thầu là một bước trong quá trình dự thầu. Hồ sơ dự thầu cũng là một phần quan trọng nhất để các nhà thầu được dự thầu cũng như trúng thầu. Vậy quy định của pháp luật đối với những vấn đề liên quan tới hồ sơ dự thầu như thế nào?

Trong bài viết lần này chúng tôi xin cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan tới thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu bao lâu?

Hồ sơ dự thầu là gì?

Hồ sơ dự thầu là một loại hồ sơ được dùng riêng trong tham gia đấu thầu dự án nào đó, thông thường là dự án xây dựng, đây chính là tài liệu mà nhà thầu và nhà đầu tư lập ra để gửi bên mời thầu bởi yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu bao lâu?

Đối với hiệu lực của hồ sơ dự thầu, căn cứ theo quy định tại khoản 42 – Điều 4 – Luật Đấu thầu năm 2013, thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu bao lâu?cụ thể như sau:

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

Theo đó, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là một ngày.

Do đó, nếu hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực từ thời điểm đóng thầu (09 giờ) thì hồ sơ dự thầu quy định hiệu lực hồ sơ dự thầu từ thời điểm mở thầu (10 giờ) bị đánh giá là không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu đối với nội dung này.

Bên cạnh đó, tại quy định ở điểm 1 – khoản 1 – Điều 12 của Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu có nội dung quy định cụ thể:

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án.

Đồng thời, pháp luật cũng có quy định cụ thể đối với hiệu lực của bảo đảm dự thầu thì được quy định trong  khoản 4, 5 – Điều 11 – Luật Đấu thầu năm 2013 cụ thể:

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

5.Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Trong quá trình gửi hồ sơ dự thầu, việc xem xét và giải quyết sẽ trải qua các giai đoạn và thời gian để giải quyết như sau:

– Thời gian để phê duyệt về kế hoạch trong lựa chọn nhà thầu nhiều nhất là 5 ngày làm việc, tính từ ngày mà nhận được báo cáo thẩm định.

– Hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành tính từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời thầu thì được phát hành sau 3 ngày làm việc đến trước thời điểm đóng thầu.

– Thời gian để chuẩn bị hồ sơ dự thầu ít nhất là 20 ngày nếu đấu thầu ở trong nước, 40 ngày nếu đấu thầu quốc tế, tính từ ngày đầu tiên mà hồ sơ mời thầu cho đến ngày thời điểm đóng thầu thì nhà thầu cần nộp hồ sơ dự thầu tới trước khi thời điểm đóng thầu

– Thời gian để phê duyệt hồ sơ mời thầu nhiều nhất là 10 ngày, tính từ khi nhận được tờ trình về đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu.

– Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhiều nhất là 180 ngày, tính từ ngày có thời điểm đóng thầu

Nếu gói thầu có quy mô lớn, gói đấu thầu được theo phương thức hai giai đoạn thì thời gian mà có hiệu lực hồ sơ dự thầu lâu nhất là 210 ngày, tính từ khi đóng thầu. Một số trường hợp cần thiết thfi có thể gia hạn thời gian có hiệu lực hồ sơ dự thầu nhưng cần đảm bảo về tiến độ dự án.

– Thời gian để có thể gửi văn bản thông báo về kết quả lựa chọn nhà thầu tới các nhà thầu tham dự bằng đường bưu điện, fax là có 5 ngày làm việc tính từ khi nhận được kết quả lựa chọn nhà thầu phê duyệt.

Như vậy, chúng ta có thể xác định được thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu trong giai đoạn đề xuất tối đa là 180 ngày. Thời điểm tính hiệu lực sẽ là từ ngày có thời điểm đóng dấu. Trong một số trường hợp thì thời gian tối đa sẽ là 210 ngày. Việc xác định thời gian là 180 ngày hay 210 ngày dựa vào quy mô gói thầu đơn giản hay phức tạp.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu bao lâu? Và định nghĩa về hồ sơ dự thầu.

Từ khóa » Cách Tính Hiệu Lực Của Hồ Sơ đề Xuất