Thời Gian Nâng Bậc Lương đại Học Quy định Như Thế Nào?
Câu hỏi:
Kính gửi Công ty tư vấn Luật Minh Gia! Em hiện đang là công chức công tác trong cơ quan nhà nước được 3 năm, tuy nhiên trước đây em hưởng lương là hệ số cao đẳng. Bây giờ thì em có bằng đại học và tháng 11/2021, em tới kỳ nâng lương. Vậy cho em hỏi khi em hưởng lương bằng đại học thì chu kỳ nâng bậc lương của em trước đây vẫn được tính hay là khi hưởng bằng đại học là phải quay lại từ đầu. Tháng 11/2021, em có được nâng lương theo bậc lương đại học hay không? Rất mong nhận sự hồi đáp. Trân trọng!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Về thời hạn nâng bậc lương, trong trường hợp này của bạn là trường hợp đối với các ngạch có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên (đại học) và chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch, quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV năm 2013 quy định như sau:
Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, ếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
…
Như vậy, khi bạn được xếp ngạch mới thì tính thời gian bạn giữ bậc lương là thời gian giữ bậc lương trong một ngạch đó. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch công chức theo trình độ đại học được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức theo trình độ đại học mà không bị tính lại từ đầu.
Từ khóa » Chu Kỳ Bậc 3
-
(PDF) CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC DẠNG TÍCH ...
-
Bậc Phản ứng - SlideShare
-
Hóa Lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG - SlideShare
-
[PPT] Chu Kỳ Bán Hủy Của Phản ứng Bậc Nhất Không Phụ Thuộc Nồng độ ...
-
Quy định Mới Về Nâng Lương Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Xét Nâng Bậc Lương, Ngạch Lương Của Công Chức Và Viên Chức
-
Cách Tính Thời Gian Nâng Lương Sau Khi Trúng Tuyển Viên Chức
-
[PDF] Hướng Dẫn Thực Hiện Chế độ Nâng Bậc Lương Thường Xuyên Và ...
-
Thông Báo Tổ Chức Kỳ Thi Tiếng Anh Tương đương Bậc 3 (B1) Theo ...
-
Nâng Bậc Lương Thực Hiện Ra Sao Theo Hướng Dẫn Mới?
-
Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Mức Lương Theo Hệ Số Mới Nhất 2022