Thời Hạn Tạm Giam - Hỏi đáp Trực Tuyến
Có thể bạn quan tâm
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với C theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo quy tại điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì đây là tội phạm nghiêm trọng.
Về thời hạn điều tra của vụ án: Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thời hạn điều tra của vụ án không quá 03 tháng và có thể được gia hạn 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng, lần thứ hai không quá 02 tháng. Như vậy, tùy theo tính chất phức tạp của vụ án mà có thể gia hạn điều tra, nhưng không quá 8 tháng.
Về thời hạn tạm giam của bị can: Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 3 tháng và có thể được gia hạn 1 lần không quá 2 tháng.
C và D đồng phạm trong cùng một vụ án. Do vậy, việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện B đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam, thời hạn 03 tháng đối với C, D về Tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
D bị khởi tố khi vụ án đã được điều tra 01 tháng. Tuy nhiên, thời hạn điều tra vụ án tối đa không quá 8 tháng. Như vậy, thời hạn tạm giam đối với D là 03 tháng tính từ ngày bị bắt là không quá thời hạn điều tra của vụ án.
Nếu vụ án được kết thúc điều tra trong thời hạn 03 tháng thì việc thực hiện lệnh tạm giam đối với D theo quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Nếu vụ án được gia hạn điều tra thì việc thực hiện lệnh bắt tạm giam thời hạn 03 tháng đối với D để phục vụ điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Với phân tích như trên thì cách tính thời hạn tạm giam đối với D là 03 tháng kể từ ngày bị bắt là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Từ khóa » Hình Sự Bị Bắt
-
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự - Ánh Sáng Luật
-
Khi áp Dụng Khoản 3 Điều 29 BLHS, Có Bắt Buộc Phải Khởi Tố
-
Hoàn Thiện Quy định Về Biện Pháp Bắt, Tạm Giam Trong Bộ Luật Tố ...
-
Tội Tha Trái Pháp Luật Người Bị Bắt, Người đang Bị Tạm Giữ, Tạm Giam ...
-
Đội Phó Hình Sự Mở Sòng Bạc ăn Thua Hơn Trăm Tỷ đồng - Tiền Phong
-
Người Xem đánh Bạc Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?
-
Quy định Về Việc Bắt Người Phạm Tội Quả Tang Theo Quy định
-
Luật Sư được Tham Gia Vào Vụ án Hình Sự Khi Nào?
-
Tội đánh Bạc Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào Theo Luật Hình Sự 2022 ?
-
Khởi Tố, Bắt Tạm Giam Nhiều Lãnh đạo, Nguyên Lãnh đạo Ngành, địa ...
-
Thời Hiệu Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự được Quy định Như Thế Nào?
-
Cục Cảnh Sát Hình Sự Cử Lực Lượng Truy Bắt đối Tượng Triệu Quân Sự
-
Đồng Nai: Vào Rẫy đánh Bạc Với Thủ đoạn Tinh Vi 11 đối Tượng Bị Bắt ...