Thời Hạn Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự đối Với Tội Chống Người Thi ...

Cách đây hai năm tôi có hành vi chửi bới và đánh cảnh sát giao thông khi bị phạt, tuy nhiên lúc đó tôi chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Quy định về tội chống người thi hành công vụ
  • Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Người có hành vi chống người thi hành công vụ cách đây 2 năm, thì bây giờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự được nữa không?

Quy định về tội chống người thi hành công vụ

Căn cứ Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ như sau:

+ Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội chống người thi hành công vụ là bao lâu?

Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội chống người thi hành công vụ là bao lâu?

Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

(1) Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

(2) Căn cứ Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;

- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;

- Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.

Người có hành vi chống người thi hành công vụ cách đây 2 năm, thì bây giờ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự được nữa không?

Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì tùy vào tính chất và mức độ nghiệm trọng của hành vi phạm tội mà sẽ có các khung hình phạt khác nhau và thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Tuy nhiên, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội phạm thấp nhất là 05 năm, do đó hành vi chống người thi hành công vụ thực hiện cách đây 02 năm vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu có đầy đủ chứng cứ và dấu hiệu phạm tội.

Từ khóa » Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ điều 330