Thời Hạn ủy Quyền Và ủy Quyền Lại (điều 563 Và 564). Thời Hạn ủy ...
Có thể bạn quan tâm
Thời hạn ủy quyền và ủy quyền lại (điều 563 và 564).
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Bình luận:
Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Pháp luật quy định thời hạn ủy quyền để tránh trường hợp bên được ủy quyền lạm dụng sử ủy quyền để thực hiện các giao dịch ngoài mong muốn của bên ủy quyền. Vì vậy, Điều luật quy định rõ là thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì thời hạn ủy quyền là là một năm tính từ ngày xác lập ủy quyền.
Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp các bên giao kết hợp đồng ủy quyền không xác định thời hạn ủy quyền mà chỉ quy định thời hạn ủy quyền từ khi ký kết đến khi có văn bản ủy quyền khác thay thế. Vậy trong trường hợp này thỏa thuận này có được coi là thỏa thuận hợp pháp không.
Theo chúng tôi, thỏa thuận này hoàn toàn có thể chấp nhận được và bên ủy quyền chắc chắn đã cân nhắc kỹ về lợi ích của việc ủy quyền này. Và có thể chấm dứt việc ủy quyền bất cứ lúc nào ki muốn.
Ngoài ra, việc điều luật này quy định hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm kể từ ngày xác lập nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định sẽ rất khó giải thích trên cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý. Điều này chỉ có thể giải thích trên cơ sở ý chí của nhà làm luật, như vậy sẽ là áp đặt ý chí của Nhà nước lên quan hệ dân sự. Trong khi đó từ khi hợp đồng được xác lập đên khi chấm dứt theo quy định tại Điều 422 của BLDS có thể là khoảng thời gian ngắn hơn 01 năm nhưng cũng có thể dài hơn 01 năm.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi quy định này thành quy định về "thời hạn hiệu lực của việc ủy quyền". Với việc quy định này sẽ được hiểu là việc ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày xác lập cho đến khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 589 của BLDS hoặc cho đến khi có văn bản ủy quyền khác thay thế. Điều luật sửa đổi cụ thể như sau: "Điều 563. Thời hạn hiệu lực ủy quyền
Thời hạn hiệu lực ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực đến khi chấm sứt theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật này."
Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Bình luận:
(i) Mục đích của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Trong trường hợp đó, pháp luật cho phép bên được ủy quyền thực hiện ủy quyền lại cho người khác. Khoản 1 của Điều 564 của BLDS năm 2015 có sự thay đổi mới so với quy định tại Điều 583 của BLDS năm 2005; đó là quy định bổ sung thêm trường hợp cho phép ủy quyền lại là "trường hợp bất khả kháng" và bỏ trường hợp "hoặc pháp luật có quy định", Quy định mới của BLDS năm 2015 cho phép ủy quyền lại trong những trường hợp sau:
- Có sự đồng ý của bên ủy quyền: đây là trường hợp có thể vì lý do chu quan mà bên được ủy quyền không thể thực hiện các công việc được bên ủy quyền giao phó, nhưng bên ủy quyền cũng không có điều kiện để ủy quyền cho người khác. Với trách nhiệm của mình, bên được ủy quyền giúp bên ủy quyền chọn một người khác đáng tin cậy để ủy quyền lại và được bên ủy quyền đồng ý.
- Do điều kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thông thường bên được ủy quyền sẽ khó có thể thực hiện được công việc của mình, trong trường hợp này bên được ủy quyền miễn trách nhiệm dân sự. Do đó, để đảm bảo lợi ích của bên có quyền bên được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp này Điều luật không nói rõ trường hợp nào cần phải có sự đồng ý của bên được ủy quyền hay tất cả các trường hợp cả chủ quan và khách quan đều cần phải có sự đồng ý của bên ủy quyền. Giả sử trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng mà bên được ủy quyền không thể thông báo cho bên ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy quyền, bên được ủy quyền đã ủy quyền lại cho một người khác thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền thì việc ủy quyền lại này có hiệu lực không?
Chúng tôi cho rằng trường hợp như chúng tôi đưa ra thì hợp đồng ủy quyền lại vẫn nên được chấp nhận thì mới đảm bảo mục đích và ý nghĩa của hợp đồng ủy quyền.
Ngoài ra, pháp luật cũng không quy định rõ việc đồng ý của bên ủy quyền có cần thể hiện dưới hình thức văn bản không đê tránh tranh chấp phát sinh trong thực tế.
Vì vậy, Khoản 1 Điều này nên được sửa lại như sau:
"1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác nếu có sự đồng ý của bên ủy quyền, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà nếu bên được ủy quyền không thể thông báo đên bên ủy quyền và nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được".
(ii) Bản chất của việc ủy quyền lại là tìm người thay thế bên được ủy quyền ban đầu xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhanh danh và vì lợi ích của bên ủy quyền. Vì vậy, tất các các vấn đề liên quan đến cách thức thực hiện, phạm vi thực hiện ủy quyền trong việc ủy quyền lại được xác định tương ứng với các công việc trong hợp đồng ủy quyền ban đầu.
(iii) Pháp luật quy định hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải thống nhất với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu. Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động ủy quyền lại. Ví dụ hợp đồng ủy quyền được công chứng thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Số Hiệu Giấy ủy Quyền
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Chuẩn Nghị định 30 Và Các Mẫu Phổ Biến Nhất
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, ủy Quyền Doanh Nghiệp Mới 2022
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Và Hướng Dẫn Cách Ghi Mới Nhất
-
Giấy Uỷ Quyền Và Hợp đồng Uỷ Quyền Theo Pháp Luật Dân Sự
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Doanh Nghiệp Mới Nhất 2022
-
Ủy Quyền Là Gì? Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
+ Mẫu Giấy ủy Quyền Giải Quyết Công Việc Và Cách Viết ... - Luật Trí Nam
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Giấy ủy Quyền Của Công Ty 2022
-
Uỷ Quyền Là Gì Giấy ủy Quyền Và Hợp đồng ủy Quyền Quy định Như ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền 2022
-
Ủy Quyền Và Chứng Thực, Công Chứng Văn Bản ủy Quyền (25/10/2021)
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Phân Phối Sản Phẩm Mới Năm 2022 - Luật Sư X
-
14 Mẫu Giấy ủy Quyền Mới Nhất Năm 2020 | TẢI VỀ