Thói Quen Tốt Là Gì? Những Thói Quen Giúp Bạn “toàn Năng” Hơn
Có thể bạn quan tâm
1. Thói quen tốt là gì?
Thói quen ăn đêm, thói quen ngủ dậy muộn, thói quen gập chăn màn sau khi ngủ dậy, thói quen ăn duy nhất một món,...những thói quen hàng ngày bạn nghĩ nó được hình thành như thế nào trong cuộc sống. Và có khi nào bạn tự hỏi từ bao giờ bạn có những thói quen đó hay không? Tin vui dành cho bạn đó không còn là câu hỏi của riêng mình bạn nữa mà đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay.
Thói quen chính là những phản xạ có điều kiện được hình thành trong chính cuộc sống của bạn. Đấy là những việc mà bạn thường xuyên thực hiện trong cuộc sống, cho dù là do tình cờ hay có chủ ý, nhưng những thói quen đó của bạn đã dần trở nên thường xuyên.
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có thể hình thành những thói quen xấu và thói quen tốt đó là dựa vào lợi ích của thói quen. Thói quen tốt chính là những thói như ngăn lắp, nề nếp, đúng giờ, sạch sẽ,...những thói quen tốt cho bản thân bạn và những người khác thì đó chính là thói quen tốt. Còn thói quen xấu chính là những hoạt động như: Lười, không gọn gàng, bừa bộn, ngủ dậy muộn, trễ giờ,...đó chính là những thói quen xấu hình thành và gây ra những tác hại xấu đến chính bản thân của bạn.
“Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời” bạn có thấy nó đúng với những thói quen của mình hay không. Những thói quen dễ hình thành nhưng lại vô cùng khó mất đi. Chính vì thế mà việc thay đổi thói quen của một người là vô cùng khó, mất rất nhiều thời gian cũng chưa chắc thay đổi được thói quen.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những câu chuyện tình yêu, hai người lúc yêu nhau cùng nhau làm rất nhiều thứ, kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Và vô hình chung đã tạo nên thói quen cho hai người đó. Cho đến khi chia tay, những câu gọi “anh ơi” lúc sáng, hay “cầm tay” lúc tỉnh dậy đều thực hiện trong vô thức. Vì đó đã là những thói quen của con người. Câu chuyện tình yêu này nói ra để bạn dễ dàng hình dung ra sự hình thành của thói quen. Những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể hình thành thói quen tốt và thói quen xấu.
Như vậy, bạn cũng đã hiểu thế nào là thói quen tốt rồi đúng không nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem làm thế nào để bạn dần hình thành thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu nhé.
2. Lợi ích của thói quen tốt
Bạn có thể tưởng tượng được niềm vui mà mỗi sáng bạn thức dậy với những thói quen tốt là gì chưa? Đó là những thành công, những buổi sáng tràn đầy năng lượng sống, là những nụ cười thay vì cơ thể uể oải và buồn ngủ.
Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra cả. Bạn có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại, mà bạn biết đấy, ranh giới giữa thành công và thất bại nó cách nhau chỉ trong gang tấc. Những thành công đến từ chính thói quen tốt, và thất bại lại đến từ chính cánh cửa còn lại – thói quen xấu.
Không chỉ giúp bạn thành công, mà người bạn này còn giúp bạn trở thành nguồn cảm hứng cho những người khác. Trở thành những tấm gương cho những người khác hành động theo. Còn điều gì tuyệt vời hơn thế đúng không nào?
Những lợi ích mà thói quen tốt đem lại, trước hết nó sẽ có lợi cho chính bản thân bạn, sau đó mới có lợi ích cho những người xung quanh. Thói quen tốt có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Người bạn tốt và người thân xưa thường nhắc nhở rằng, "Hãy chọn bạn mà chơi." Vì vậy, tại sao chúng ta lại phủ nhận cơ hội kết bạn với những người có thói quen tốt? Đúng không nào?
3. Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành “phiên bản hoàn hảo”
Hiện nay, tất cả mọi thứ đang dần thay đổi, đặc biệt là những sản phẩm thông minh với những giao diện vô cùng có ích. Đến sản phẩm, dịch vụ còn có thể hoàn hảo, vậy tại sao chúng ta lại không xây dựng cho mình thói quen tốt để trở thành “phiên bản hoàn hảo” hơn trước.
3.1. Hãy học cách nói cảm ơn – xin lỗi
Có lẽ bạn sẽ cho đây chính là điều “ngớ ngẩn” nhất mà bạn từng đọc, cảm ơn – xin lỗi thì có gì phải học. Nhưng đó chỉ là khía cạnh nhỏ đứng từ chính cá nhân của bạn mà thôi. Xã hội phát triển ngày càng nhanh, kéo theo những giá trị chuẩn mực của con người ngày càng thay đổi. Họ sống như những người máy chỉ biết ngày đêm làm việc và không quan tâm đến bất kỳ một ai. Lời cảm ơn – xin lỗi chúng ta mất không đến 2 giây để có thể nói ra. Nhưng nếu không nói có lẽ trong phút giây nào đó bạn sẽ cảm thấy hối hận, và khi muốn nói lại không còn cơ hội để nói nữa. Khi một ai đó giúp bạn, hãy nói cảm ơn, và khi làm sai điều gì đó với ai, hãy nói xin lỗi chân thành. Những lời nói như vậy sẽ chẳng hao tốn tiền của nhưng lại khiến đối phương cảm thấy dễ chịu. Bạn hãy xây dựng thói quen sống ngay từ bây giờ với những câu đơn giản cảm ơn và xin lỗi.
3.2. Học cách bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả
Không phải ai cũng biết bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có chung lối sống như thế này. Chuông báo thức kêu nhưng bạn vẫn tiếp tục vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Đó chính là những thói quen không tốt của bạn. Hãy bắt đầu ngày mới làm việc hiệu quả bằng cách thể dục, ăn sáng, đọc sách, đặc biệt hãy dậy ngay sau khi báo thức kêu. Nếu muốn đạt được điều đó, hãy đặt ra mục tiêu từ trước và tạo thêm động lực để làm việc hiệu quả.
3.3. Học cách ăn uống đều đặn
Đề hình thành những thói quen tốt thì bạn không thể bỏ qua những hoạt động hàng ngày được. Đó chính là tiền đề để bạn hình thành nên thói quen tốt. Học cách ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi đó chính là đang bảo vệ sức khỏe của bạn. Để đủ năng lượng hoạt động cho một ngày thì bạn cần phải ăn uống đầy đủ. Hãy chọn những thực phẩm tươi ngon, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho một ngày làm việc, và uống đủ 2 lít nước hàng ngày. Đó chính là những thói quen bạn cần rèn luyện để có những thói quen tốt.
3.4. Học hỏi nhiều hơn
Não của chúng ta nếu không được nạp đầy năng lượng không được tiếp thu những kiến thức mới trong một thời gian dài nó sẽ mai một đi theo cách suy giảm trí nhớ, lười tiếp thu kiến thức mới. Não bạn sẽ trở nên chây ì với những kiến thức mới khác. Đừng để những vấn đề đó xảy ra với chính bản thân bạn. Việc học hỏi và tiếp thu những kiến thức sẽ khiến cho bạn nhanh nhẹn hơn và bắt nhịp với cuộc sống tốt hơn nhiều. Nếu đam mê một lĩnh vực nào đó mà trước giờ không theo học được thì đây chính là cơ hội để bạn theo đam mê như một món ăn tinh thần. Không những thế, việc học những tài lẻ còn khiến cho bạn trở nên hoàn hảo hơn trong mắt mọi người. “Học, học nữa, học mãi” sẽ không bao giờ là đủ, nếu có thể hãy chọn cho mình vài cuốn sách và đọc nó đi nhé.
3.5. Học cách dành thời gian cho gia đình
Công việc bận rộn với nhiều áp lực dồn nén khiến cho cảm xúc của con người chúng ta thay đổi. Có người bị cuốn vào vòng xoáy công việc nhưng cũng có người mắc bệnh trầm cảm. Không còn dành nhiều thời gian cho gia đình và bản thân là những điều sai lầm bạn làm. Hãy dành thời gian cho những người xứng đáng, như vậy bạn sẽ giải tỏa được tâm trạng của mình cũng như áp lực được giảm xuống. Đó là cách tốt nhất để tâm trạng của bạn tốt hơn. Bạn biết không, chỉ số hạnh phúc của con người cao nhất khi họ làm công việc mình thích và ở bên cạnh những người họ thương.
3.6. Dành một không gian nhỏ cho bản thân
Bản thân bạn cũng cần phải có những thời gian riêng tư, đó là góc nhỏ tâm hồn riêng của mỗi người. Hàng ngày hãy dành ra 15 đến 20 phút cho góc riêng của mình, làm việc mình thích, làm điều mình yêu theo cách riêng của bạn. Đó cũng là một thói quen tốt giúp cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn và thành công hơn, đây cũng là cách giúp bạn thay đổi tư duy tích cực hơn.
3.7. Học cách bỏ chất xúc tác xuống và ngủ ngon hơn
Những chất xúc tác như, cafe, điện thoại, thuốc ngủ,....tất cả những thứ đó chính là chất xúc tác liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Hãy học cách ngủ ngon mà không cần đến những thứ đó. Giấc ngủ ngon khiến cho bạn có một ngày làm việc hiệu quả. Trước đến nay bạn luôn ngủ sau 12 giờ và dậy lúc 8 giờ sáng, bây giờ đã đến lúc thay đổi, hãy ngủ trước 11h và dậy lúc 6h sáng.
3.8. Chỉnh tề khi ra ngoài
Có rất nhiều bạn không chăm chút vẻ bề ngoài, cũng không chú ý đến những hình ảnh của bản thân khi đi ra ngoài. Điều đó không tốt một chút nào đối với chính bạn và cả những người xung quanh bạn. Chăm chút vẻ bề ngoài thể hiện một điều rằng bạn là một người cẩn thận, và khá cầu toàn trong mọi việc. Khi chăm chút cho vẻ đẹp của bạn thì cơ hội cũng tự nhiên đến với bạn nhiều hơn.
3.9. Học cách viết lách hàng ngày
Không cần bạn phải viết những cái gì quá cao siêu, lớn lao. Hãy chuyển những cảm xúc của bạn lên những trang giấy. Đó cũng chính là cách để rèn luyện trí nhớ cho bản thân và cách giải tỏa cảm xúc tốt nhất dành cho bạn. Những mối lo lắng, bận tâm hay những mệt mỏi của công việc khi bạn chuyển lên trang giấy tức là bạn đang có cái nhìn đúng đắn về chún.
3.10. Khi tức giận hãy uống nước trước khi xung đột
Đây cũng chính là thói quen mà bạn cần phải biết để có thể tiết chế cảm xúc của mình. Mỗi khi giận giữ, con người chỉ biết đến đến quan tâm đến những cảm xúc lúc đó của họ. Chính vì thế mà bạn hãy uống một cốc nước khi tức giận để cơn giận của bạn được kiềm chế lại trước khi xung đột với nhau. Thói quen này trong cuộc sống không mấy ai có thể làm được, cũng chính vì thế mà có nhiều cuộc cãi nhau, xung đột xảy ra.
Đã có những thói quen giúp bạn hình thành được thói quen tốt hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bạn có thể duy trì được thói quen đó thường xuyên.
4. Những bước để hình thành thói quen, giúp bạn trở thành người “toàn năng”
Như đã nói ở trên, thói quen là cái gì đó rất dễ hình thành nhưng vô cùng khó mất đi. Nếu trong người bạn đang có những thói quen xấu thì hãy học cách làm quen với thói quen tốt để nó dần thay chỗ cho những thói quen xấu.
Bước 1: Hãy lập mục tiêu cho bản thân
Mục tiêu chính là những động lực giúp bạn hình thành những thói quen tốt, giúp bạn nhìn vào mục tiêu mà mình đã đề ra và có những bước đi đúng đắn nhất. Trong một lúc nào đó, nếu bản thân bạn vi phạm những mục tiêu đặt ra thì hãy nghiêm khắc nhìn lại mục tiêu ban đầu mình đề ra là gì. Đôi khi bạn sẽ chán và muốn bỏ cuộc với những thói quen xấu hàng ngày đang lấn áp cả tinh thần. Lúc này hãy đọc lại một lượt “bản chiếu thư” mà mình đã tự đặt ra rồi lấy lại động lực.
Bước 2: Những lý do khiến bạn cần phải thay đổi. Hãy đưa ra những lý do thuyết phục khiến bản thân phải thay đổi lập tức. Thuyết phục người khác đã khó, để thuyết phục được bản thân lại càng khó hơn. Chính vì thế mà bạn cần phải có những lý do mang tính thuyết phục mạnh mẽ.
Bước 3: Đưa ra những hậu quả nếu bạn không thay đổi. Hãy liệt kê tất cả những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai nếu bạn không kịp thời thay đổi, hình dung lúc đó công việc, cuộc sống của bạn sẽ tệ đến mức như thế nào.
Bước 4: Đưa ra những hành động cụ thể giúp bạn hình thành thói quen mới, những hành động đó sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Bước 5: Liệt kê tất cả những người có khả năng giúp bạn, thôi thúc bạn trong việc thực hiện những thói quen hàng ngày đó. Để khi bạn quên thì họ sẽ nhắc nhở và tạo động lực cho bạn.
Bước 6: Đề ra thời gian thực hiện, hãy đưa ra những con số về thời gian để bạn có thể hoàn thành nó.
Bước 7: Hành động ngay lập tức, với những kế hoạch và mục tiêu đã được vẽ sẵn trên giấy thì bạn không được trì hoãn kế hoạch mà hãy thực hiện ngay lập tức. Chỉ như vậy thì những mục tiêu và kế hoạch mới hoàn thành đúng hạn.
Tất cả những thông tin mà timviec365.vn cung cấp cho bạn trên đây thì hy vọng rằng bạn đã hiểu thói quen tốt là gì, và làm thế nào để trở thành phiên bản hoàn hảo. Không bao giờ là quá muộn để bạn thay đổi, bạn có dám thử sức đánh bại thói quen xấu ngay từ ngày hôm nay hay không?
Từ khóa » Thói Quen Có Nghĩa Là Gì
-
Thói Quen - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thói Quen – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thói Quen Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Thói Quen Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Thói Quen Là Gì? | VIETNAM BUSINESS CENTRE TẠI SINGAPORE
-
Nghĩa Của Từ Thói Quen - Từ điển Việt
-
Thói Quen Là Gì? - SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU
-
Thói Quen Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Thói Quen Là Gì? Mọi điều Về Thói Quen Nhất định Bạn Phải Biết
-
Thói Quen Là Gì - Sức Mạnh Của Thói Quen
-
Thói Quen Là Gì? Cách điều Chỉnh Thói Quen Tốt để Thành đạt Trong ...
-
Cách Xây Dựng Thói Quen Tốt Dành Riêng Cho Bạn | Zenyum
-
Thói Quen Là Gì? Những Thói Quen đơn Giản Cần Làm để Cải Thiện ...
-
ĐịNh Nghĩa Thói Quen TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì ...