Thồm Lồm Chữa ăn Tai, Chảy Dãi ở Trẻ Em Rất Hay

Thồm lồm là cây mọc hoang ở nhiều nơi, cây có vị chua, ngọt, tính bình mát, không độc, quy vào 3 kinh Can, Tỳ và Đại trường, có tác dụng Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu trệ, minh mục thoái mờ, lợi niệu, tiêu phù, được dùng chữa ung nhọt, vết thương côn trùng cắn, đòn ngã, tụ máu, thồm lồm ăn tai...

A. TÊN GỌI

- Tên thường dùng: Thồm lồm

- Tên khác: Hoả mẫu thảo, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, cơ đô (K’ho).

- Tên khoa học: Polygonum chinense I

- Tên Trung Quốc: 火炭母

- Họ: thuộc họ Rau răm (Polygonaceae)

Ngọn non cây thồm lồm

Cành ngọn cây thồm lồm

B. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Thồm lồm là cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường thấy ở bờ rào, bụi rậm, nơi ít người qua lại. Thồm lồm thuộc loại cây thảo mọc bò sát đất, cũng có thể leo lên những cây khác, chiều dài thân chừng 1 - 2m hoặc hơn. Thân nhẵn (phần ngọn non có lông mịn), thân màu nâu đỏ, có đốt, dọc thân có rãnh. Lá đơn, mọc so le, hình bầu dục hay hơi thuôn, dài 4-7cm, rộng 3-5cm, ngọn lá hẹp nhọn, các lá phía trên nhỏ hơn, gần như không cuống và ôm vào thân; bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt. Trên 2 mặt lá đều có 1 lớp lông mịn, gân chính màu tím, mép có răng cưa nhỏ, đều, chính giữa phiến lá thường có 1 vùng sắc tố tím và trắng. Cụm hoa hình chùm xim, ở đầu cành dài 5-7cm, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh thuôn dài, có hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen.

C. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần hóa học chủ yếu: Rubin, rheum emodin, oxymethylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol, ngoài ra còn có caroten và vitamin C.

D. NHỮNG KINH NGHIỆM DÙNG THỒM LỒM

1. Chữa loét kẽ tai

Nhân dân thường lấ phần ngọn non hoặc lá để giã đắp vào nơi tai bị loét, hay còn gọi là bệnh thồm lồm ăn tai. Đây là bệnh loét dái tai do 1 loại liên cầu khuẩn xâm nhập, hiện nay điều kiện sống được nâng lên do vậy bệnh thồm lồm ăn tai rất ít gặp.

Lá cây thồm lồm

Lá cây thồm lồm có nhiều lông mịn ở 2 mặt

2. Chữa chốc đầu, chốc mép, eczema nhiễm khuẩn, chảy dãi ở trẻ em

Xuất phát từ kinh nghiệm trên đây mà bác sĩ Nguyễn Xuân Hiều, Khoa da liễu Bệnh viện Quân y viện 108 (Sức khỏe, 79 - 7/1968) đã thử áp dụng để chữa những bệnh ngoài da khác.

- Bệnh chốc đầu: Chữa cho 11 bệnh nhân khỏi 9 (sau từ 4 - ngày);

- Bệnh loét kẽ tai: Chữa cho 5 bệnh nhân khỏi 4 (sau 5 - 10 ngày);

- Chốc mép: Chữa cho 1 bệnh nhân khỏi 1 (sau 15 ngày);

- Viêm da nhiễm khuẩn: Chữa 4 bệnh nhân khỏi 4 (sau 4 - 7 ngày);

- Chữa Eczema: Chữa 14 bệnh nhân thì khỏi hẳn 1, 9 bệnh nhân đỡ chảy nước, 2 không chuyển biến, 2 nặng thêm. Tác giả kết luận đối với eczema thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng cấp tính.

- Chảy dãi ở trẻ em: Bệnh nhân là 1 em bé chảy dãi rất nhiều, phần da dưới miệng cằm bị viêm đỏ trợt, hôi tanh, chữa trị nhiều cách mà không khỏi. Dùng dung dịch lá cây thồm lồm chấm vào vết đỏ trợt ngày 2 - 3 lần thì sau 5 ngày cằm hết đỏ. Kết hợp với uống 2 - 3 thìa nhỏ nước cốt lá cây này (việc này gia đình tự động làm) thì bất ngờ là bệnh chảy dãi của bé này cũng khỏi hẳn.

Cây thồm lồm trong tự nhiên

Cây thồm lồm trong tự nhiên

3. Chữa đòn ngã, tụ máu

Có thể dùng riêng ngọn, lá cây thồm lồm giã đắp vào nơi bị đòn ngã, tụ máu, giúp tan máu ứ rất tốt. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc dễ kiếm khác như lá mua, lá dâu tằm, vỏ gạo...

4. Những kinh nghiệm khác

- Ngoài những công dụng kể trên thì rễ cây thồm lồm còn được dùng làm thuốc tiêu độc chữa chứng xích bạch lỵ và ung nhọt, mài với giấm đắp vào để trị vết thương do rắn, côn trùng cắn.

- Ở Inđônêxya, nước ép của cây thồm lồm dùng chữa bệnh về mắt.

- Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dùng cây này chữa lỵ, trị bì phu thấp độc, ung thũng sưng đau. Ngày uống 12g đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Video giới thiệu về cây thồm lồm:

Từ khóa » Hình ảnh Thồm Lồm ăn Tai