Thôn Vĩ Dạ - Hoa Sen Đất Việt

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
Menu Menu
  • Trang chủ
  • Thông Tin
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút - Văn học
    • Tự truyện
    • Nghệ thuật
    • Truyện ngắn
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Nhật ký hành trình
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Giới thiệu sách mới
  • Giáo Dục
    • Thai giáo
    • Thiếu nhi
    • Thanh niên
    • Hôn nhân
    • Kiến thức
    • Phật giáo
    • Gia Đình Phật Tử
  • Nghiên Cứu
    • Lịch sử
    • Phật học
    • Khoa học
    • Văn học
    • Văn hóa
    • Công nghệ
    • Kinh doanh
    • Máy ảnh - Lens
    • Gia Đình Phật Tử
  • Tam Tạng
    • Kinh
    • Luật
    • Luận
  • Tự Viện
    • Di tích
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Nghệ Thuật
    • Điện ảnh
    • Kiến trúc
    • Hội họa
    • Thư pháp
    • Đồ họa
    • Sân khấu
    • Âm nhạc
  • Pháp Âm
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Khóa tu
    • Audio Phật giáo
    • Video Phật giáo
    • Nhật ký du lịch
  • Media Đất Việt
    • Đất Việt Media
  • Hoa Sen Audio
    • Audio
    • Media Audio
    • Truyện Dài
    • Lời Phật Dạy
  • Đọc Sách
    • Văn Học Phật Giáo
    • Văn Học Dân Gian
    • Văn Học Hiện Đại
    • Văn Học Nước Ngoài
    • Sách Hay
  • Trang chủ

  • Nghiên Cứu

  • Lịch sử

Thôn Vĩ Dạ Ngày đăng: 08:44:46 28-10-2014 . Xem: 14813
  • Google +
  • Tweet
Trước đây, Vỹ Dạ là một địa danh nên thơ, một làng nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ, một vùng quê hương sản sinh ra nhiều văn nhân, thi sĩ và nghệ sĩ tài hoa, đã từng là đề tài sáng tác cho các thi nhân khắp nước. Làng Vỹ Dạ thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Từ Đập Đá đi xuống làng Vỹ Dạ, phía bên phải là đồng lúa phì nhiêu, bờ tre xanh ngắt. Đến mùa lúa chín, cánh đồng trông như những đợt sóng vàng, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời mỗi khi có gió nhẹ lướt qua. Phía bên trái là dòng sông Hương dịu dàng, nước trong xanh, bên kia sông là Cồn Hến. Về nguồn gốc thôn Vỹ Dạ, trong cuốn “Ô Châu Cận Lục” xuất bản năm 1555 của Dương Văn An có ghi: Huyện Kim Trà (sau này chúa Nguyễn Hoàng đổi lại là huyện Hương Trà) gồm có 60 xã, xã thứ 60 là xã Vỹ Dạ. Nguồn gốc địa danh Vỹ Dạ do hai chữ Vy Dã đọc trại ra. Về ý nghĩa, Vy là lau lách. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: Gió chiều như gợi cơn sầu Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu. Dã là đồng nội, là cánh đồng. Thơ cổ có câu: Cuộc thế mịt mù trong dã mã. Vy Dã có nghĩa là cánh đồng lau lách. Làng Vỹ Dạ có nhiều gia đình tộc Nguyễn Phước tức là gia đình dòng dõi vua chúa và cũng là họ ngoại của Tướng Nguyễn Khoa Nam. Trải dài hơn 1 cây số hai bên đường Thuận An từ Đập Đá qua khỏi Chợ Mới thì tới phường Tây Thượng, đó là nơi cư ngụ của những gia đình tộc Nguyễn Khoa. Mỗi nhà là một biệt thự, có cây cảnh, hòn non bộ, vườn nuôi thú vật, chim chóc, trông rất đẹp mắt. Vỹ Dạ có đình làng, chợ, rạp hát, trường Thế Dạ, nhà thờ Tuy Lý Vương, thường gọi là phủ Ba Cửa, chùa Phước Huệ. Phía trên Vỹ Dạ là Đập Đá dùng để ngăn nước mặn từ sông Hương không cho chảy qua sông Như Ý thuộc làng Thọ Lộc làm hại cho ruộng lúa và cũng để cho việc giao thông với quận Phú Vang được dễ dàng. Phía dưới Vỹ Dạ là chợ Gia Lạc và chùa Ba La Mật. Chùa Ba La Mật cảnh trí thật đẹp, thiện nam tín nữ đến lễ chùa rất đông. Chùa này do cụ Nguyễn Khoa Luận, Bố Chánh Thanh Hóa xây dựng. Ông treo ấn từ quan, xuống tóc đi tu, sau trở thành Viên Giác Đại Sư. Chữ Ba La Mật còn in dấu Bóng mặt trời soi tỏ bấy nay. (Ưng Bình Thúc Giạ) Vỹ Dạ có phong cảnh nên thơ, có dòng sông xanh, có những thiếu nữ thướt tha duyên dáng, những chàng trai phong nhã, đa tình và là đề tài cảm hứng cho các thi nhân. Bửu Cầm thời còn là thư sinh, yêu vẻ đẹp Vỹ Dạ và thường rủ bạn bè về chơi: Về thôn Vỹ Dạ với anh đi Anh dạy cho em biết cảm si Biết hát Nam ai, hò Mái đẩy Biết đàn biết địch biết ngâm thi. Tôn Nữ Hỷ Khương diễn tả tâm trạng chàng trai yêu thương một cô Tôn Nữ thôn Vỹ Dạ: Ai về Vỹ Dạ khói sương Làm mờ nhân ảnh người thương thuở nào. Bửu Tuyển khi về thăm nơi chôn nhau cắt rốn lần cuối cùng, cảm thấy: Vỹ Dạ quê mình buồn tẻ lạnh Ngậm ngùi ta nhớ tới đâu đâu. Hà Thúc Hoài Nhân cũng nhắc đến cô Tôn Nữ thôn Vỹ Dạ mà chàng cảm thấy thương thương khi nàng đi lấy chồng: Vỹ Dạ còn đâu đêm sáng trăng Xưa mình chung lối ghé sang thăm Vườn thơ Tôn Nữ thương thương ấy Nay đã theo chồng đi biệt tăm. Hàn Mặc Tử, có một thời ăn cơm tháng ở Vỹ Dạ, đã thầm cảm mến một thiếu nữ yêu kiều Vỹ Dạ: Sao em không về chơi thôn Vỹ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà. Không phải chỉ những nhà thơ trong vùng mà cả những thi sĩ ở xa đến thăm Vỹ Dạ cũng sáng tác nhiều bài ca ngợi địa danh nên thơ này. Nữ sĩ Vân Nương, trong thi đàn Quỳnh Dao, về thăm Vỹ Dạ, điêu tàn khói lửa, đã hồi tưởng thời vàng son của Đế Đô: Trăng nước đầy vơi Vỹ Dạ thôn Hỏi đâu hài hán khách vương tôn Áo chầu năm sắc mây vần vũ Bến Ngự đôi bờ trúc héo hon Sương tuyết dẫu phai màu túy uyển Ngọc châu còn đọng dấu Kim Môn Ba La chuông gióng canh trường vắng Hòa tiến thông reo khúc Cổ Bồn. Thi sĩ Hồ Trọng Khôi nhớ mãi hình ảnh thơ mộng của cô gái Vỹ Dạ yêu kiều, cất tiếng hò trên chiếc thuyền giữa dòng Hương Giang thầm lặng: Vỹ Dạ ơi! Ta nhớ những giọng hò Đồng vọng mãi trong chiều buồn viễn xứ. Và nhà thơ Lê Khắc Lý diễn tả buổi tiễn đưa đau lòng, đầy nước mắt, dưới những hàng cau cao vút tại vườn Vỹ Dạ, bên bờ sông Hương, trong đêm trăng buồn da diết: Trăng vàng Đập Đá chơi vơi Hàng cau Vỹ Dạ góp lời tiễn đưa Ra đi một buổi gió mưa Trường Tiền ai nón bài thơ nghiêng vành. Trích trong cuốn “Quê Hương Hoài Niệm” của Nguyễn Phúc Bửu Diên và Phạm Thiï Hoàng Oanh. Chia Sẻ
  • Google +
  • Tweet
Các Tin Khác
  • Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế

    Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế

  • Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường

    Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường

  • Thiền Sư Lê Mạnh Thát Và Những Phát Hiện Lịch Sử Chấn Động

    Thiền Sư Lê Mạnh Thát Và Những Phát Hiện Lịch Sử Chấn Động

  • Pháp nạn của Phật giáo trong những ngày đầu truyền vào Nhật Bản

    Pháp nạn của Phật giáo trong những ngày đầu truyền vào Nhật Bản

  • Suy nghĩ về năm nguy cơ mất nước của Lê Quý Đôn

    Suy nghĩ về năm nguy cơ mất nước của Lê Quý Đôn

Phật học

Tam Tạng Kinh Điển

Tam Tạng Kinh Điển

  • Quang năng và sự chứng đắc

    Quang năng và sự chứng đắc

  • Nhận thức cảm thọ

    Nhận thức cảm thọ

Khoa học

Bạn chưa chạm vào bất cứ thứ gì!

Bạn chưa chạm vào bất cứ thứ gì!

  • Vì sao nước biển có vị mặn mà nước sông hồ lại có vị ngọt?

    Vì sao nước biển có vị mặn mà nước sông hồ lại có vị ngọt?

  • Tại sao chúng ta không bao giờ quên cách đi xe đạp?

    Tại sao chúng ta không bao giờ quên cách đi xe đạp?

Lịch sử

Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế

Một số thông tin cơ bản về Quần thể di tích Cố đô Huế

  • Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường

    Tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa triều đại nhà Đường

  • Thiền Sư Lê Mạnh Thát Và Những Phát Hiện Lịch Sử Chấn Động

    Thiền Sư Lê Mạnh Thát Và Những Phát Hiện Lịch Sử Chấn Động

Văn học

Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo

Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo

  • Hà Hương phong nguyệt - Quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ

    Hà Hương phong nguyệt - Quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ

  • Mối liên hệ giữa tiểu thuyết và phóng sự trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

    Mối liên hệ giữa tiểu thuyết và phóng sự trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng

Văn hóa

Trình tự hôn sự ngày xưa

Trình tự hôn sự ngày xưa

  • Đừng bao giờ nghĩ: Tai nạn - chắc nó chừa mình ra!

    Đừng bao giờ nghĩ: Tai nạn - chắc nó chừa mình ra!

  • Giao thông hỗn loạn, tai nạn kinh hoàng phản ánh điều gì?

    Giao thông hỗn loạn, tai nạn kinh hoàng phản ánh điều gì?

Kinh doanh

9 BÍ QUYẾT KINH DOANH THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG TRIỆU PHÚ HÀNG ĐẦU

9 BÍ QUYẾT KINH DOANH THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG TRIỆU PHÚ HÀNG ĐẦU

  • Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của người Nhật

    Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm của người Nhật

  • Những bí quyết kinh doanh của người Nhật Bản

    Những bí quyết kinh doanh của người Nhật Bản

Gia Đình Phật Tử

Máy ảnh - Lens

Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ

Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ

  • Ba yếu tố cơ bản trong nhiếp ảnh: Khẩu độ, tốc độ và ISO

    Ba yếu tố cơ bản trong nhiếp ảnh: Khẩu độ, tốc độ và ISO

  • Ống kính máy ảnh đắt nhất thế giới giá hơn 2 triệu USD

    Ống kính máy ảnh đắt nhất thế giới giá hơn 2 triệu USD

Công nghệ

Những headphone đáng đồng tiền bát gạo - Bose QC35ii - Beat Studio 3

Những headphone đáng đồng tiền bát gạo - Bose QC35ii - Beat Studio 3

  • Bose AR là gì? Các sản phẩm nào có thể sử dụng Bose AR.

    Bose AR là gì? Các sản phẩm nào có thể sử dụng Bose AR.

  • AptX là gì và liệu nó có cải thiện chất lượng âm thanh truyền qua Bluetooth?

    AptX là gì và liệu nó có cải thiện chất lượng âm thanh truyền qua Bluetooth?

  • Trang Chủ
  • Thông Tin
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Nghiên Cứu
  • Media Đất Việt
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Tam Tạng
  • Nghệ Thuật
  • Giáo Dục
  • Hoa Sen Audio
  • Đọc Sách

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email:thichnhatchieu@gmail.com  Ghi rõ nguồn www.hoasendatviet.com - Hoa Sen Đất Việt  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Copyright by Lotus is traditional flower of Vietnam -  www.hoasendatviet.com. Designed by HSĐV   

Từ khóa » Chữ Vĩ Dạ Có Nghĩa Là Gì