Thống Nhất Cách Tính Lãi Với Một Năm Là 365 Ngày
Có thể bạn quan tâm
- Chứng khoán
Thông tư gồm 9 Điều, sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2018, trong đó quy định cụ thể về phương pháp tính lãi phát sinh trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) với khách hàng. Cụ thể, theo Thông tư 14 lãi suất tính lãi sẽ được quy đổi theo lãi suất năm, một năm là 365 ngày.
Về thời hạn tính lãi, Thông tư quy định TCTD được thỏa thuận với khách hàng xác định thời hạn tính lãi theo một trong hai phương pháp: Phương pháp bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi (theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Bộ Luật Dân sự) hoặc Phương pháp tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi.
Cũng theo Thông tư 14, TCTD và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng và quy định tại Thông tư.
Để minh bạch lãi suất, Thông tư quy định một phương pháp tính lãi để làm cơ sở minh bạch lãi suất, trong đó thời hạn tính lãi xác định theo Phương pháp bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi (theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Bộ Luật Dân sự), số dư thực tế đầu ngày tính lãi.
Bên cạnh đó, TCTD phải thực hiện minh bạch về phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi. Trường hợp khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thỏa thuận phương pháp tính lãi khác với phương pháp tính lãi làm cơ sở minh bạch lãi suất thì TCTD phải minh bạch thông tin về lãi suất năm tương ứng theo phương pháp tính lãi làm cơ sở minh bạch lãi suất quy định tại Thông tư. Trường hợp có áp dụng lãi suất điều chỉnh thì tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, TCTD phải thông báo cho khách hàng về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh theo thỏa thuận.
Còn nhớ khi lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư này, NHNN cho biết, một trong những vướng mắc hiện nay trong thực hiện Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN đó là quy định về số ngày trong một năm tại Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN chưa thống nhất với Luật Dân sự hiện hành và số ngày thực tế trong năm.
Cụ thể, tại Điều 9 Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN quy định cứng thời gian chuẩn để tính lãi theo năm được quy ước là “một năm có 360 ngày”. Trong khi Điểm a khoản 1 Điều 146 Luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn“một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày”; Ngày thực tế theo lịch thì trong một năm là 365 ngày hoặc 366 ngày (đối với năm nhuận).
Trên thực tế, hoạt động thu, trả lãi từ hoạt động cấp tín dụng và nhận tiền gửi tại các TCTD đang thực hiện không thống nhất, có TCTD thực hiện tính, thu/trả lãi trên số ngày thực tế theo lịch (365 ngày hoặc 366 ngày), nhưng khi quy đổi lãi năm thỏa thuận trên hợp đồng về lãi suất ngày thì tính trên số ngày quy ước là 360 ngày dẫn đến tình trạng vướng mắc khó giải quyết thậm chí dẫn đến khiếu nại kéo dài giữa khách hàng và TCTD về việc áp dụng số ngày trong một năm để tính, thu/trả lãi. Đó chính là lý do NHNN ban hành Thông tư 14 để thống nhất cách tính lãi.
Từ khóa » Tính Lãi 365 Ngày Hay 360 Ngày
-
Cách Tính Lãi Suất Mới Của Ngân Hàng áp Dụng Hiện Nay ?
-
Công Thức Tính Lãi Suất Mới: Bỏ Quy ước “1 Năm Có 360 Ngày”
-
Cách Tính Lãi Suất Ngân Hàng Theo 1 Năm 365 Ngày - Timo
-
Từ 01/1/2018 Tính Lãi Suất Mới “1 Năm = 365 Ngày”
-
Không Cho Tính Lãi Suất Theo Năm Là 360 Ngày - Báo Tuổi Trẻ
-
- Quy định Mới Về Phương Pháp Tính Lãi Trong Hoạt động Nhận Tiền ...
-
Quy định Mới Về Tính Lãi Tiền Gửi: Bỏ Quy ước “1 Năm Có 360 Ngày”
-
Thông Báo áp Dụng Cơ Sở Tính Lãi 365 Ngày/ Năm Từ Ngày 01/01/2018
-
Tính Lãi Suất Kiểu Mới: Ai Lợi, Ai Thiệt? - NDH
-
Ngân Hàng đổi Cách Tính Lãi: Người Gửi Tiền Bị Thiệt?
-
Ngân Hàng áp Cách Tính Lãi Theo 365 Ngày - Dân Việt
-
[PDF] B. Công Thức Tính Lãi - Sacombank
-
[DOC] 1.1. Quy định Về Số Ngày Trong Một Năm Tại Quyết định 652 Chưa ...
-
Chốt Cách Tính Lãi Suất Ngân Hàng Theo Năm 365 Ngày - BVSC