Từ 01/1/2018 Tính Lãi Suất Mới “1 Năm = 365 Ngày”
Có thể bạn quan tâm
Đây là điểm nổi bật tại Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Cụ thể, về nguyên tắc tính lãi. Lãi suất tính lãi được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm); một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày.
Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:
– Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
– Một tháng là ba mươi ngày;
– Một tuần là bảy ngày;
– Một ngày là hai mươi tư giờ.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên. Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau:
– Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
– Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)
Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng, nhưng không được vượt quá một ngày.
Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng và quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2018./.
Xem chi tiết Thông tư số 14 tại đây.
Anh Minh (giới thiệu)
Xem các tin có liên quan >>>>>
Áp dụng lãi suất nào đối với hợp đồng vay tài sản ký trước ngày 01/01/2017?
Các Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay
Vạch trần thủ đoạn đòi nợ thuê: Vì sao tín dụng đen ngày càng lên ngôi?
Từ khóa » Tính Lãi 365 Ngày Hay 360 Ngày
-
Cách Tính Lãi Suất Mới Của Ngân Hàng áp Dụng Hiện Nay ?
-
Công Thức Tính Lãi Suất Mới: Bỏ Quy ước “1 Năm Có 360 Ngày”
-
Cách Tính Lãi Suất Ngân Hàng Theo 1 Năm 365 Ngày - Timo
-
Không Cho Tính Lãi Suất Theo Năm Là 360 Ngày - Báo Tuổi Trẻ
-
- Quy định Mới Về Phương Pháp Tính Lãi Trong Hoạt động Nhận Tiền ...
-
Quy định Mới Về Tính Lãi Tiền Gửi: Bỏ Quy ước “1 Năm Có 360 Ngày”
-
Thống Nhất Cách Tính Lãi Với Một Năm Là 365 Ngày
-
Thông Báo áp Dụng Cơ Sở Tính Lãi 365 Ngày/ Năm Từ Ngày 01/01/2018
-
Tính Lãi Suất Kiểu Mới: Ai Lợi, Ai Thiệt? - NDH
-
Ngân Hàng đổi Cách Tính Lãi: Người Gửi Tiền Bị Thiệt?
-
Ngân Hàng áp Cách Tính Lãi Theo 365 Ngày - Dân Việt
-
[PDF] B. Công Thức Tính Lãi - Sacombank
-
[DOC] 1.1. Quy định Về Số Ngày Trong Một Năm Tại Quyết định 652 Chưa ...
-
Chốt Cách Tính Lãi Suất Ngân Hàng Theo Năm 365 Ngày - BVSC